NGẪM...


Sinh ra đời làm thân phận con người, ai cũng phải chịu cảnh bệnh, già, đớn đau, khổ, ưu não rồi chết. 

Nhưng thay vì tìm kiếm một giải pháp tự chủ trước những điều đó thì loài người chúng ta chỉ mỗi bận tâm đến việc tìm kiếm các giá trị bên ngoài suốt cả đời mình và chỉ chịu tạm ngưng khi có bệnh và khi sức mòn lực kiệt. Cái thành công nhắm đến cũng xoay quanh việc bán được bao nhiêu hàng, thu lợi được bao nhiêu tiền, hôm nay, tháng này, năm nay có được bao nhiêu tiền của, tài sản, nhà cửa, hoàn thành được bao nhiêu dự án, chức vụ, quyền hạn, sự nể phục của người khác, con cái lấy được mấy cái chứng chỉ, yên bề gia thất được mấy đứa..v.v... và ..v.v...


Người đi trước khuyến khích người đi sau, người đi sau thấy người đi trước mà bắt chước, thay vì định hướng, chỉ dẫn mục đích sống của đời người là gì, nên nhắm nên hướng phải sống như thế nào cho ý nghĩa thì ngược lại khuyến khích nhồi nhét kiến thức, để có bằng cấp, có việc làm, có tiền nhiều, có địa vị danh dự, phải hơn người ta... nhờ học hỏi và bắt chước nên chính tự thân cũng từ từ biết cách trao dồi lòng gian dối, thói điêu ngoa, lừa lọc, bất chấp... mà gặt hái thành công. Ai cũng lo giành giựt, chen lấn, luồn lách theo lối mòn, đổi sự mệt mỏi, căng thẳng, bực bội, tức giận... để lấy thành công, niềm vui, hạnh phúc chớp nhoáng, để rồi kết thúc một đời. Rồi khi trở về đối diện với chính mình, người ta bỗng trở nên mờ mịt, lạc lõng và bất lực trước đau đớn, buồn khổ, ưu não, bệnh tật, chết chóc và đành phải buông xuôi mọi thứ đã dành cả đời gom góp và đăng cáo phó như nhau...

Người ta vẫn quan niệm; người thành công là người có những thành tích, chỉ tiêu, điểm số, sở hữu cao, đặt biệt, khó làm khó đạt được so với mốc thời gian, so với nhiều người... Thế nhưng, người ta lại ít quan niệm về sự thành công trên thành tích hạnh phúc, bình an so với bản thân mình.

Người ta chỉ cạnh tranh thành tích, chỉ tiêu, điểm số dựa trên những thành công bên ngoài nên mỗi năm những tân kỹ sư, kỹ thuật viên, quản trị viên... ra trường luôn được khuyến khích khai thác tài nguyên, khoáng sản, đất đai, rừng núi để sản xuất, để chăn nuôi, giết thịt được nhiều hơn... dẫn tới phá hại môi trường. Giỏi pha chế hoá chất, sử dụng hoá chất, tăng cường hoá chất trong sản xuất, trong kinh doanh, chăn nuôi... dẫn đến phá hại môi sinh hơn là phát minh, phát huy, sáng tạo ra các phương pháp làm giàu hạnh phúc, bình an, đạo đức

Nếu chúng ta có thể hiểu cuộc sống của chúng ta là gì và điểm dừng của chúng ta là gì, thì chúng ta sẽ hiểu con đường mà Đức Phật đã tìm và đã đi. Con người càng nghĩ ra những thứ đem lại lợi ích cho mình cho người thì con người lại càng phải phụ thuộc vào chúng. Đây chính là mâu thuẫn trong suy nghĩ của con người. Con người buộc phải chọn là nghĩ ra nhiều thứ nữa để kiểm soát thứ họ phát triển ra, hoặc là dừng lại đó, khi nào hư thì sửa. Và con người chọn điều thứ nhất, phát minh nhiều thứ hơn và không bao giờ có điểm dừng. Con người bị cuốn theo dòng chảy đó và quên đi cảm nhận 1 cuộc sống đơn giản là gì. Điều mà cuộc đời của Đức Phật thể hiện cũng là điều mà hàng trăm năm, ngàn năm nay, các nhà triết học đã nói không biết bao nhiêu lần:

"Thế nào là cuộc sống hạnh phúc của 1 con người ?".
Vào đời hai tay trắng,
Lìa đời trắng hai tay,
Gây nghiệp chất cho đầy,
Giàu,
Nghèo,
Đẹp,
Xấu,
Rủi may... xong đời !
————
Thân tôi ! Tài sản tôi !
Tự ta còn không có,
Thân đâu? Tài sản đâu?
Đọc điếu văn,
Lên giàn hoả...
The End Film
Do vậy, nghiên cứu và học tập nơi gương hạnh ở Phật là để làm giàu hạnh phúc, làm giàu bình an, làm chủ chính mình, xét cho tận cùng là điều cần thiết cho mấy mươi năm đời người cần sống thì mấy ai thành công, mấy ai chịu thực hiện. Pháp hành trong Đạo Phật mới là mục đích của người nghiên cứu. Và học hỏi, chứ không phải Đạo Phật khuyến khích các khoá lễ cúng bái, cầu nguyện, thỏa mãn niềm tin như số đông lầm tưởng...

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...