Cao Đài
là một tôn giáo độc thần, tương đối mới, có tính dung hợp,
được chính thức thành lập ở Việt Nam, vào năm 1926. Đạo Cao Đài là tên ngắn gọn, tên đầy đủ
là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Danh từ "Cao Đài" theo nghĩa đen chỉ
"một nơi cao". Theo nghĩa bóng, được hiểu là nơi cao nhất ở đó Thượng
Đế ngự trị; cũng là tên viết tắt dành cho Thượng Đế, người sáng lập ra toàn vũ trụ,
có danh xưng đầy đủ là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát". Tín đồ
Cao Đài tin rằng Thượng Đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo
và cả vũ trụ này. Họ tin rằng tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều
được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Ngay cả việc xây dựng Toà Thánh Tây Ninh cũng
chính là có sự dẫn dắt của "Đấng Thiêng Liêng".
Những đệ
tử đầu tiên của Cao Đài như Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, và Cao Hoài Sang
đã xác nhận rằng họ đã nhận được sự "Thông Công" (liên lạc) trực tiếp từ Thượng Đế, người đã
ban cho họ những chỉ dẫn cụ thể để thành lập một tôn giáo mới, khởi đầu cho Kỳ
Phổ Độ Thứ Ba.
Các tín
đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sanh, sống lương thiện, hòa đồng,
làm lành lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, và thực
hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi
người, đưa mọi người về với Thượng Đế nơi Thiên Giới và mục tiêu tối thượng là
đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.
Các ước lượng về số tín đồ Cao Đài có khác nhau, nhưng đa số các nguồn cho rằng
con số đó là hai đến ba triệu (tư liệu vào khoảng năm 2000 - 2003). Khoảng
30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc.
Lịch sử hình thành và phát triển
Cơ Bút
Đạo Cao
Đài được khai sinh bởi Đức Chí Tôn thông qua Cơ Bút và giảng truyền Chân Đạo
cũng qua Cơ Bút. Cơ Bút là một nền tảng căn bản của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Qua
Cơ Bút, luật pháp Đạo được ban hành. Tòa Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh được
thành hình; những kinh điển, nghi thức cúng kiến được phân lập, và những áng
thi văn dạy Đạo được lưu truyền qua nhiều thế hệ, từ Đông sang Tây từ Âu sang Á
cũng đều qua Cơ Bút.
Nhân vật trọng yếu
Ba nhân
vật trọng yếu đã góp phần cho sự ra đời của đạo Cao Đài là:
Ngô Văn Chiêu (có tài liệu ghi là Ngô Minh
Chiêu - là tên Pháp Danh) sinh năm 1878 tại Bình Tây, Chợ Lớn.
Lê Văn Trung sinh năm 1876 tại Chợ Lớn, là người lãnh nhiệm vụ lãnh đạo Cao Đài thay ông Ngô
Minh Chiêu.
Phạm Công Tắc sinh năm 1890 tại Tân An trở thành lãnh đạo hữu hình tối cao của đạo Cao Đài sau
khi ông Lê Văn Trung mất năm 1934.
Đạo Cao Đài chính thức ra đời vào đêm Giáng sinh năm 1925. Theo sử ký của đạo Cao Đài thì đêm đó Cao Đài Tiên Ông
xuất hiện trong một buổi cầu tiên bình thường
như các buổi cầu tiên khác. Ông nói rõ tánh danh là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát" và chọn 12 tông đồ đầu tiên
để lập ra đạo Cao Đài. Tên 12 người đó được ghi trong một bài thơ như sau:
Chiêu
Kỳ Trung độ dẫn Hoài sanh
Bản
đạo khai Sang Quý Giảng thành
Hậu
Đức Tắc Cư thiên địa cảnh
Hườn,
Minh, Mân đáo thủ đài danh.
Họ tên
đầy đủ của 12 tông đồ đầu tiên của đạo Cao Đài là:
Ngô Văn Chiêu
Vương Quang Kỳ
Lê Văn Trung
Nguyễn Văn Hoài
Đoàn Văn Bản
Cao Hoài Sang
Nguyễn Văn Quý
Lê Văn Giảng
Nguyễn Trung Hậu
Trương Hữu Đức
Phạm Công Tắc
Cao Quỳnh Cư
Và 3 đồng
tử phò cơ là Hườn, Minh, Mân.
Đạo Cao
Đài phát triển rất nhanh lên đến hàng chục vạn người. Tuy nhiên, phải mất gần 1
năm sau, khi Tờ Khai Tịch Đạo
với 247 chữ ký của người Đạo (vốn có địa vị ngoài đời) gửi lên thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ là Le Fol thì đạo Cao
Đài mới bắt đầu hoạt động như là một tôn giáo. Ngay sau khi gởi văn bản nói trên cho
thống đốc Le Fol, những người môn đệ đầu tiên của Đạo Cao Đài đã tổ chức lễ ra
mắt rất long trọng tại chùa Gò Kén còn có tên là
Từ Lâm Tự, Tây Ninh với sự hiện diện của quan chức chính quyền của cả người Pháp lẫn người Việt. Đó là ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926).
Triết
lý đạo Cao Đài xem các tôn giáo đều có chung một nguồn gốc từ Đức Cha Trời và đều
nhằm mục đích hướng thiện con người. Khi loài người đều có chung quan niệm này
thì sẽ tạo nên "thế giới đại đồng
" và hòa bình sẽ đến với toàn nhân loại. Lý tưởng
này được thể hiện qua bài Thánh thi sau:
Chẳng
quản đồng tông mới một nhà,
Cùng
nhau một Đạo tức một Cha
Nghĩa
nhân đành gởi thân trăm tuổi
Dạy
lẫn cho nhau đặng chữ Hòa.
Hoặc:
Từ
đây nòi giống chẳng chia ba,
Thầy
hiệp các con lại một nhà.
Nam
Bắc cùng rồi ra ngoại quốc,
Chủ
quyền chơn đạo một mình ta.
Phân
hóa nội bộ
Thực
ra, mâu thuẫn đã xuất hiện từ những ngày đầu tiên, khi ông Ngô Minh Chiêu từ chối
ngôi Giáo Tông, tách ra và lập nên phái Chiếu Minh để theo đường tu tịnh luyện,
nội bộ Cao Đài bắt đầu bị chia cắt. Từ đó, những chức sắc cao cấp, vốn có những
quan điểm bất đồng trong việc hành Đạo cũng bắt đầu tách ra riêng để "thể
hiện bản lĩnh của mình".
Trong vấn
đề phân hóa, có 1 yếu tố nữa dẫn đến việc này đó là chính quyền Pháp vì sợ sự
phát triển mạnh mẽ, quá nhanh của Đạo Cao Đài có thể sẽ gây bất lợi cho việc đô
hộ Việt Nam. Vì thế mà chính quyền Pháp đã dùng đến những thủ đoạn là dụ dỗ, đe
dọa về sự an toàn của các con em lưu học sinh tại Pháp có thân nhân là chức sắc
cao cấp trong tổ chức hành chánh Đạo. Vì thế mà các chức sắc cao cấp có thỉnh cầu
Thánh Ý của ơn trên về việc lập thêm chi phái để che mắt người Pháp về sự chia
rẽ của Đạo Cao Đài, để tạo nên sự an toàn cho các lưu học sinh và cho người
Pháp cảm thấy rằng Đạo Cao Đài không có gì ghê gớm, cũng dễ dàng bị bọn họ chia
cắt.
Quan niệm về nguồn gốc của Thượng Đế và vũ trụ
Nghi lễ
Cao Đài
Theo đạo
Cao Đài, trước khi Thượng Đế tồn tại, đã có Đạo. Đó là Đạo, Đạo vĩnh cữu, không
hình dáng, không có tên gọi, không thay đổi; như được đề cập tới trong Đạo Đức Kinh. Đến một thời điểm nhất định,
hiện tượng Big Bang đã xảy ra, chính từ đây Thượng Đế đã xuất hiện. Vũ trụ
lúc này còn là 1 mớ hỗn độn, và để tạo nên sự cân bằng, hài hòa, đa dạng, Thượng
Đế đã tạo ra Âm Dương. Thượng Đế cai quản Dương và phân
thân tạo ra "Diêu Trì Kim Mẫu" để cai quản Âm. Nhờ có Âm Dương, vũ trụ đã được định hình.
"Thánh Mẫu" là mẹ của hằng hà sa số sinh linh, sự vật trong vũ trụ.
Do đó, tín đồ Cao Đài không chỉ thờ phụng Thượng Đế, (còn được gọi là "Thầy")
mà còn thờ "Diêu Trì Kim Mẫu" (còn được gọi với nhiều danh hiệu khác
nhau như Cửu Thiên Huyền Nữ, Tây Vương Mẫu, Thiên Hậu, Đức Mẹ Muôn Loài, ...).
Theo Đạo
Cao Đài, có 36 tầng trời và Tứ Đại Bộ Châu
nơi đây thuộc về vô hình, 3000 thế giới và 72 hành tinh thuộc về hữu hình, có sự sống bậc cao, trong đó hành
tinh số 1 là phát triển nhất và hành tinh thứ 72 kém phát triển nhất. Trái Đất là hành tinh số 68.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...