CAO ĐÀI GIÁO - PHẦN 02

Kinh sách

Đạo Cao Đài có các kinh sách chủ yếu sau:
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (quyển 1 và quyển 2).

Pháp: Pháp Chánh Truyền (được xem như hiến pháp của tôn giáo Cao Đài).

Luật: Tân Luật, Đạo Luật.
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Những chi phái khác nhau có thể có thêm những bài kinh khác.

Biểu tượng

Vì Thượng Đế là những gì trọn lành nhất, toàn thiện, toàn mỹ nên Người cũng không có hình dạng nhất định. Bởi Người chính là cả vũ trụ này, là chúng ta, là chim muông cầm thú, là cỏ cây sắt đá... Cho nên Đạo Cao Đài thờ Thiên Nhãn là thờ Chí Tôn, nghĩa là thờ cái gốc của vạn loại.
   
Trong thể pháp thì Thiên Nhãn là mắt bên trái biểu tượng cho phần dương.
   
Thờ Thiên Nhãn thể hiện Chí Linh hiệp cùng Vạn Linh.
   
Ý nghĩa Thiên Nhãn trong thiên thượng và thiên hạ.
   
Thiên Thượng: Thiên Nhãn là Trời, là Ngôi Thái Cực trong dịch lý. Trời là Đấng đầy đủ quyền hành chí linh mà tạo thành càn khôn thế giới.
   
Cái không trung trên đầu ta là Trời. Đứng cầm quyền trên ấy là Đấng tạo hoá là Ngọc Hoàng Thượng đế là chúa tể cả càn khôn thế giới.
   
Thiên Hạ: Thiên nhãn là trí thức của loài người; là hình trạng lương tâm của toàn nhân loại. Kiến thức là căn bổn của trí thức tinh thần. Muốn kiến thì nhờ nhãn, muốn thức thì nhờ trí.
   
Người tín đồ Cao Đài Thờ Thiên Nhãn tại tư gia thể hiện ý nghĩa:
   
Là phương nhắc nhỡ cho người đạo biết tùng thiên lý. Thiên nhãn như con mắt của Trời soi xét mọi ý nghĩ và hành vi của con người. Con người được nhắc nhỡ làm điều hay và bớt đi điều không tốt.
   
Thể hiện sự bình đẳng: Mọi tín đồ đều có quyền thờ phụng và cúng đếu như nhau. Gặp khi cơ Đạo trắc trở "Toà Thánh hay Thánh Thất của Đạo bị chiếm" người tín đồ vẫn có thể cúng kiến tại nhà mình với đầy đủ nghi lễ không phải chịu sự khống chế của một thế lực nào.
   
Đức Chí Tôn dạy vì sao thờ Thiên Thãn vào năm 1926:
   
... Chưa phải hồi các con biết tại sao vẽ Thánh-Tượng "Con  Mắt" mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh.

Nhãn thị chủ tâm.
Lưỡng quang Chủ Tể.
Quang thị Thần.
Thần thị Thiên.
Thiên giả, Ngã giả.
  
Thần là khiếm khuyết của cơ mầu-nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập "Tam-kỳ Phổ-độ" này duy Thầy cho Thần hiệp Tinh-khí đặng đủ "Tam Bửu" là cơ mầu-nhiệm siêu phàm nhập Thánh.

Thứ bậc thiêng liêng của linh hồn

Theo thứ bậc từ thấp đến cao có 8 phẩm, còn được gọi là Bát đẳng Chơn Hồn:
Vật chất
Thảo mộc
Cầm thú
Nhân
Thần
Thánh
Tiên
Phật
   
Thứ bậc này đại diện cho các mức độ lĩnh hội, tiến hóa được về mặt tâm linh, với Phật là thứ bậc cao nhất. Thần, Thánh, Tiên có thể được trường thọ lâu dài ở cõi Thiên Giới, nhưng chỉ có các vị Phật mới được thoát khỏi vòng sinh tử.

Ba thời kỳ hiện thân và phổ độ
   
Theo giáo lý Cao Đài thì từ thời tạo thiên lập địa tới nay có 3 lần Thượng đế phân thân giáng trần lập Đạo:

Nhứt kỳ Phổ Độ

Đức Nhiên Đăng Cổ Phật mở Phật giáo ở Ấn Độ tương ứng thời vua Hiên Viên Huỳnh Đế bên Tàu.
Đức Thái Thượng Đạo Tổ mở Tiên giáo ở Trung Hoa.
Vua Phục Hy khởi đầu Nho giáo ở Trung Hoa.
Thánh Moise mở Do Thái giáo ở nước Do Thái.

Nhị kỳ Phổ Độ
   
Đức Phật Thích Ca giáng sinh ở Ấn Độ, chấn hưng Phật giáo thời Nhứt Kỳ Phổ Độ, mở ra Thích giáo với một giáo lý rất phong phú, thiết thực để giải khổ nhân sinh.
   
Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng sinh ở Trung HoaLão Tử, mở ra Lão giáo hay Đạo giáo để chấn hưng Tiên giáo.

Đức Khổng Tử giáng sinh ở Trung Hoa, mở ra Khổng giáo để chấn hưng Nho giáo.
   
Đức Chúa Jesus Christ giáng sinh ở nước Do Thái, mở ra Thiên Chúa giáo để chấn hưng Thánh Giáo.

Tam Kỳ Phổ Độ
   
Thời kỳ này Đức Chí-Tôn không giao chính giáo cho tay phàm nữa mà chính mình Thầy giáng trần lập đạo bằng huyền cơ diệu bút. Trong thời kỳ này còn có:

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Thích giáo).
   
Đức Lý Thái Bạch (Đạo giáo, đồng thời cũng giữ luôn phẩm Giáo tông nhưng thuộc về vô vi, còn Ngài Thượng Trung Nhựt tức Lê Văn Trung giữ phẩm vị Quyền Giáo Tông phần hữu hình)

Đức Quan Thánh Đế Quân (Nho giáo),  là Tam trấn oai nghiêm, thay mặt cho Tam Giáo trong việc hành chính đạo. Ba vị này không giáng sinh như trước, chỉ dùng cơ bút giáo đạo.

Hình thể

Bên trong Tòa Thánh Tây Ninh
   
Về hình thể, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có 3 đài: Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài.

Bát Quái Đài
   
Bát Quái Đài là nơi thờ phượng Đức Chí Tôn và Thần, Thánh, Tiên, Phật. Đức Chí Tôn là Đấng tự hữu và hằng hữu đã tạo lập ra càn khôn vũ trụ. Thần, Thánh, Tiên, Phật là các đấng có công giáo hóa nhơn loại xây dựng xã hội bác ái, công bằng. Tại Bát Quái Đài có trình chánh Bát Quái Đồ Thiên.
   
Đây là dấu ấn của Tam Kỳ Phổ Độ đối chứng với Bát Quái Tiên Thiên (Nhứt Kỳ Phổ Độ) và Bát Quái Hậu Thiên (Nhị Kỳ Phổ Độ). Bát Quái Đài là hồn của Đạo. Đức Chí Tôn vi chủ. Mọi giáo pháp của Đại Đạo do nơi Bát Quái Đài xuất phát.

Hiệp Thiên Đài
   
Hiệp Thiên Đài là nơi hội hiệp của con người (hữu hình) với Đức Chí Tôn hay Thần, Thánh, Tiên, Phật (vô hình) qua cơ bút, do Đức Chí Tôn làm chủ quản, Hộ Pháp làm chưởng quản. Hiệp Thiên Đài có 2 sở dụng: Thiêng liêng quan hệ đến cơ bút; và Phàm trần giử nhiệm vụ tư pháp và lập pháp trong tôn giáo.
   
Về ý nghĩa Hiệp Thiên Đài, phần Pháp Chánh Truyền chú giải có ghi rõ:
    
Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự cầm quyền thiêng liêng mối Đạo. (Phẩm Giáo Tông của Cửu Trùng Đài muốn cầu Đức Chí Tôn hay các Đấng Thiêng Liêng phải đến Hiệp Thiên Đài).
   
Hiệp Thiên Đài là chơn thần của Đạo. (là trung gian của Bát Quái Đài và Cửu Trùng Đài).
   
Hiệp Thiên Đài là tay vén màng bí mật cho sự hữu hình và vô vi hiệp làm một.
   
Hiệp Thiên Đài là luật lệ. (đối với Cửu Trùng Đài là chánh trị). Hiệp Thiên Đài là cơ quan bảo thủ luật pháp chơn truyền của Đạo.
   
Nhân sự Hiệp Thiên Đài gồm có Hộ Pháp Chưởng Quản, Thượng Sanh (tả), Thượng Phẩm (hữu), Thập Nhị Thời Quân (dưới nửa). Mười lăm phẩm này được ban dây sắc lịnh, khi hành đạo mà có mang dây sắc lịnh vào thì được toàn quyền, không một bậc phẩm nào có quyền vi lịnh.


Về sau có thêm Thập Nhị Bảo Quân và các bậc phẩm từ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đến Luật Sự.

Xem tiếp phần 03

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...