“Ngày xưa có một vị hoàng đế thích quần áo mới đến nỗi suốt ngày Ngài chỉ làm một
việc duy nhất là thay quần áo mới. Ngài chẳng ngó ngàng gì đến binh sĩ, triều
chính.
Người ta thường nói: “Hoàng đế đang lâm
triều” nhưng đối với vị vua này người ta phải nói “Hoàng đế đang mặc quần áo.”
Một hôm có hai người lạ đến hoàng cung, tự
xưng là thợ dệt và khoe rằng: Họ có thể dệt ra thứ vải tuyệt đẹp, quần áo may bằng
thứ vải ấy có một đặt tính kỳ lạ. Ai không làm tròn bổn phận hoặc ngu xuẩn thì
không thể nhìn thấy quần áo, dù đứng rất gần. Hoàng đế tự nhủ: “Ðấy mới là bộ
quần áo quý nhất. Ta chỉ cần mặc vào là biết ngay trong đám quan lại của ta đứa
nào không làm tròn bổn phận. Ta phải may một bộ mới được.”
Hai người
lạ bày ra hai khung cửi rồi ngồi vào làm như đang dệt thật, nhưng tuyệt nhiên
trên khung chẳng có gì. Họ đòi bằng được thứ sợi tơ đẹp nhất, thứ vàng quý nhất,
đem bỏ túi, rồi giả vờ làm việc trên khung cửi rỗng tuếch. Hoàng đế nóng lòng
muốn đến xem họ làm việc nhưng lại nhớ đến đặc tính kỳ lạ của thứ vải ấy, tự
nhiên Ngài đâm ngại. Ngài bèn sai quan thừa tướng đến xem.
Quan thừa
tướng vừa gương to đôi mắt tự nhủ: “Lạy Chúa! Ta chẳng nhìn thấy gì cả.” Nhưng
may mà ngài nén lại được, không nói ra điều ấy. Hai người lạ đến gần và hỏi
ngài xem vải có đẹp không?
- Thật
là tuyệt! Hoa văn màu sắc không thứ vải nào sánh nổi.
Quan tể
tướng trả lời nhưng trong bụng lo ngay ngáy. Họ bắt đầu ngờ mình trở nên ngu ngốc
và trể nãi với công việc.
Hai người
lạ lợi dụng dịp may lại kỳ kèo xin thêm vàng để thiêu vào vải. Họ lại thủ vàng
vào túi và say sưa làm việc trên khung cửi rỗng không.
Chẳng
bao lâu hoàng đế lại cử một viên đại thần khác đến xem vải. Hai người này chỉ
vào tấm vải tưởng tượng và chứng minh cho quan đại thần đây là tấm vải không
đâu có. Quan đại thần tự nhủ: “Mình đâu phải là thằng ngu hay là mình không làm
tròn phận sự. Dầu sao cứ giấu biến đi là hơn cả.” Nghĩ vậy, ngài bèn vờ ngắm
nghía và quả quyết với hai người kia là ngài “chưa thấy vải nào đẹp bằng, và
cũng như quan thừa tướng lần trước, ngài lại trở về và kính cẩn tâu với hoàng đế:
“Muôn tâu bệ hạ, không có gì đẹp bằng.”
Khắp
kinh thành nô nức bàn tán về thứ vải kỳ lạ ấy.
Không
thể dằn lòng được, hoàng đế đành phải đến xem vải. Ngài không quyên dắt theo một
kẻ nịnh thần. “Quái ta chẳng nhìn thấy gì cả. Chẳng lẽ một vị hoàng đế lại ngu
ư?” Ngài bèn gật đầu lia lịa: “Ðẹp lắm! Ðẹp lắm!” Ngài ra vẻ hài lòng ngắm
nghía hai chiếc khung cửi, không dám thú nhận là chẳng nhìn thấy gì.
Lũ nịnh
thần suýt soa phụ họa: “Thật là tuyệt vời!” Và chúng khuyên hoàng đế nên mặc bộ
quần áo vô song đó trong ngày lễ rước thần sắp tới.
Hoàng đế
ban cho hai thợ dệt mỗi người một tấm bội tinh với danh hiệu “thợ dệt của nhà
vua”. Suốt hôm trước ngày lễ rước thần, hai thợ dệt ngồi làm việc “cật lực dưới
ánh sáng mười sáu ngọn đèn.” Họ cắt may, khâu, đính suốt đêm… Cuối cùng bộ quần
áo coi như may xong, kịp cho ngày lễ rước thần. Hoàng đế và các vị đại thần tới.
Hai ông thợ dệt của nhà vua vờ giơ tay lên trời nâng vật gì và tâu:
- Ðây
là quần, còn đây là áo thưa bệ hạ, quần áo này nhẹ như mạng nhện, mặc vào mà tưởng
như không và đây cũng là một trong những đặc tính quý báu của thứ vải này.
- Ðúng
đấy ạ!
Bọn nịnh
thần phụ họa, tuy chẳng đứa nào thấy gì.
Hai ông
thợ may lại nói:
- Muôn
tâu thánh thượng, cúi in Ngài cởi quần áo ra và đứng trước gương lớn, chúng thần
xin mặc quần áo mới cho bệ hạ.
Hoàng đế
cởi sạch quần áo, hai ông thợ dệt của nhà vua làm bộ như mặc từng cái quần, cái
áo mới vào người hoàng đế, rồi quàng tay quanh thân Ngài như khoác đai lưng.
Hoàng đế quay đi quay lại ngắm nghía trước gương. Bọn nịnh thần đồng thanh hô
to:
- Trời!
Bộ quần áo sao mà đẹp quá chừng!
Quan
trưởng lễ báo tin:
- Long
tấn đã đến chờ hoàng thượng đi rước thần.
Nhà vua
đáp: “Ta đã sẵn sàng.”
Rồi
ngài lại nhìn vào gương mà ngắm nghía Các quan thị vệ có nhiệm vụ dở đuôi áo,
thò tay sát đất giả đò như cầm vật gì đó, rồi vừa đi vừa đỡ cái vật vô hình ấy
trên không, chẳng dám nói là mình không nhìn thấy gì.
Ngoài
phố mọi người cũng trầm trồ khen ngợi bộ quần áo mới của hoàng đế vì không ai
muốn mang tiếng là ngu xuẩn hoặc không làm tròn trách nhiệm. Nhưng rồi, từ một
góc nào đó, một đứa bé thốt lên:
- Kìa!
Hoàng đế cởi truồng kìa!
Mọi người
chung quanh đều nghe rõ câu nói của cu Tèo, nhưng ai cũng giả bộ như chẳng
nghe. Chỉ biết là đương không đức vua truyền lệnh quay về lập tức. Có lẽ Ngài cảm
thấy choáng váng, một chiếc kiệu vàng được vời đến, bốn chiếc rèm ngọc được
buông xuống và đoàn quân nhạc cất cao bản “hồi cung.”
————
Trí tưởng tượng của mỗi người chúng ta có lẽ cũng huyền ảo và kỳ diệu như chiếc áo của đức vua này chăng khi hao tốn công tốn của, xúm lại một cách nhiệt tình ngồi vẽ lên vô số kiểu dáng, sắc thái, màu mẽ, mẫu mã những chiếc áo rồi dệt với các chủ đề, như: “Chim Đại Bàng - Quỷ Tử Mẫu, Cô Hồn - Các Đảng, Hương Linh, Giác Linh .v.v...” ở khắp mọi nơi, mọi chốn.
Trí tưởng tượng của mỗi người chúng ta có lẽ cũng huyền ảo và kỳ diệu như chiếc áo của đức vua này chăng khi hao tốn công tốn của, xúm lại một cách nhiệt tình ngồi vẽ lên vô số kiểu dáng, sắc thái, màu mẽ, mẫu mã những chiếc áo rồi dệt với các chủ đề, như: “Chim Đại Bàng - Quỷ Tử Mẫu, Cô Hồn - Các Đảng, Hương Linh, Giác Linh .v.v...” ở khắp mọi nơi, mọi chốn.
Từ lễ nghi sang trọng đến những
lễ nghi tầm thường mà vẫn có rất đông người xúm vào ngưỡng vọng nó. Người ta sẵn
sàng tạm gác mọi công việc khác, bỏ ra nhiều ngày cùng xúm lại cất công dệt nó,
nhưng người ta ko sử dụng nó để mặc, mà để dùng vào mục đích cúng tế nó, và ai
cũng sợ đám đông kết tội mình là phản nghịch, là ngu xuẩn, không tròn bổn phận,
nên dù không thấy chiếc áo họ cũng phải cố tấm tắc khen: “Ôi chiếc áo mới đẹp,
mới kỳ diệu làm sao...”.
Cho đến khi có một thằng bé
la lên:
- Kìa! Hoàng đế cởi truồng kìa!
Thì mọi người mới chưng hửng...
————
Bạn thân mến!
Bạn thân mến!
Ðây là
một câu chuyện cổ nước ngoài mà tôi đã đọc đâu đó thật lâu rồi. Câu chuyện chấm
dứt khi nhà vua hồi cung. Nhưng để câu chuyện có hậu hơn, tôi xin kể thêm rằng:
“Khi đức vua trở về, mười hai tên ngự lâm quân chực sẵn trước thềm để nâng cái
đuôi áo kỳ diệu, mười hai cô quậy xà phòng bột sẵn để giặc áo cho vua, mười hai
cô chực phơi, mười hai cô quạt bàn là để sẵn v.v…
Sau khi
thay đổi thường phục hàng ngày, ngự một ly sâm lạnh, đức vua của chúng ta nằm
duỗi chân giữa mười hai chiếc quạt lông ngỗng xoa trán thầm nhủ: “Có thế mà
mình lại sợ bở vía. Rồi đâu lại vào đấy… Chả nhẽ thằng nhóc con đó lại khôn
ngoan hơn cả bàng dân thiên hạ. Hừm! Con cái nhà ai mà mất dạy thế, báo hại
mình thót cả tim!
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...