Có một lần Bác Hai đi đường, trông thấy
một ông già mặc áo quần phèn và sờn rách, vai vác bị. Bác Hai tưởng ông đi xin,
liền móc tiền vui vẻ đến cho ông. Bất ngờ bị ông gạt ra một cách phủ phàng và cự
nự hằn hộc với Bác. Vì Bác đã cho lầm, ông ta không phải kẻ ăn xin. Bác buồn bỏ
đi, lòng tự bảo:
- Sau nầy đợi người ta nài nỉ cầu xin hãy cho. Đừng quá sốt sắng
có khi gặp phải phản ứng xấu.
Tự nhủ thế chứ không làm như thế!
Một lần khác, thấy một ông già mặc quần
ngắn, cũ, tay chống gậy cặp theo cái ca lớn. Bác vội thắng xe đạp lại, móc tiền
ra định cho. Ông ấy vui cười khoát tay lia lịa nói:
- Không phải! Không phải! Tôi đang đi tắm
lên.
Bác bèn nắm tay ông và nói:
- Xin ông cảm phiền, tôi trông lầm, xin
lỗi nhé!
Ông già cười nói:
- Không! Không lỗi gì cả. Cám ơn lắm!
Cám ơn lắm!
Cả hai người chia tay lòng tràn ngập niềm
vui không chút tốn kém.
Qua hai mẫu chuyện kể trên cho ta thấy:
Cũng cùng một sự việc giống nhau, nhưng kẻ khó tánh, bực bội, tự ái quá cao,
thì nhìn thấy lửa địa ngục thiêu đốt trong lòng. Còn người lòng có hướng thiện
lại cảm nhận được gió mát của thiên đường tràn ngập.
Vậy nếu có sự việc gì đó làm ta buồn phiền.
Hãy xét lại mình xem! Tại mình đứng ở góc độ nào đó mà nhìn mới cảm thấy vui
hay buồn chứ không do ngoại cảnh.
(Cặn
bã ký ức)