Ý NGHĨA CỦA ĐOẠN KẾT TRUYỆN HOÀNG TỬ ẾCH SẼ LÀM BẠN NGẠC NHIÊN

Có lẽ bạn nào mê đọc truyện cổ tích hay xem phim đều từng đọc, hay xem “Hoàng tử ếch”. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết kết cục trong nguyên bản truyện gốc của anh em nhà Grim chính là: công chúa đã ném con ếch vào bức tường, chứ không phải là một nụ hôn ngọt ngào miễn cưỡng.

Vậy ý nghĩa của nó là gì? Hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của câu chuyện.

“Hoàng tử ếch” trong “Truyện cổ Grimm” bắt nguồn từ một câu chuyện cổ có thật.

Thời Châu Âu cổ đại, có hai quốc gia láng giềng, vì để cùng nhau chung sống hòa bình hữu nghị, nên mỗi năm hai nước đều có một lần diện kiến nhau. Hoàng tử và Công chúa quen nhau tại chính buổi tiệc gặp gỡ, cùng với sự trưởng thành về tuổi tác, từ quen biết nhau họ đi đến yêu thương nhau. Mỗi năm vào dịp như vậy họ đều hẹn gặp tại một bờ hồ nhỏ bên ngoài thành trì, thế nhưng tình yêu thuần khiết của Công chúa và Hoàng tử đã gặp phải sự đố kỵ sâu sắc của mụ cóc tinh trong hồ, mụ chính là phù thủy của khu rừng sâu này.

Năm đó Hoàng tử đến bên bờ hồ như đã hẹn, mụ cóc tinh nhảy ra khỏi mặt nước đối diện với Hoàng tử rồi nói: “Ta đã tu luyện tại đây mấy trăm năm rồi, nhưng lại bị chúng bay làm náo loạn, chúng bay không để ta dễ sống thì ta cũng sẽ không bỏ qua cho chúng bay! Ta sẽ biến Công chúa thành con cóc, ta sẽ làm Công chúa…” Hoàng tử nghe xong sắc mặt giận dữ, không đợi cho mụ ta nói xong liền rút kiếm đâm về phía mụ, nhưng kiếm còn chưa tới thì tự mình đã bị biến thành một con ếch.

Mụ phù thủy cảnh cáo Hoàng tử: “Chỉ khi Công chúa đáp ứng ba điều yêu cầu của ngươi thì ngươi mới có khả năng hồi phục lại hình dáng của Hoàng tử; một: Công chúa mời nhà ngươi vào cung để tham gia buổi tiệc; hai: sử dụng dụng cụ ăn (dao, nĩa, thìa…) của Công chúa để ăn cơm; ba: nằm chung một chiếc giường với Công chúa. Chỉ khi hoàn thành ba việc này trong vòng một ngày, mới có thể giải trừ lời nguyền, nhưng không được phép nói ra thân phận Hoàng tử của ngươi, hơn nữa cơ hội chỉ có một lần, nếu để lỡ ngươi sẽ vĩnh viễn là một con ếch”. Rồi mụ phù thủy biến mất vào rừng sâu với tiếng cười tà ác. Lúc này Công chúa đã đến bên bờ hồ, tìm khắp nơi mà không thấy bóng dáng Hoàng tử đâu.

Con ếch sốt ruột nhảy loạn lên dưới chân Công chúa, trời đã sắp tối rồi, Công chúa đứng ngồi không yên chuẩn bị trở về thành trì, con ếch ở dưới tâm trạng sốt ruột la lớn một tiếng: “Công chúa – xin hãy dẫn tôi về thành trì…” Hoàng tử không ngờ rằng biến thành con ếch rồi còn biết nói chuyện, nhưng tiếng kêu lớn này đã làm Công chúa hoảng sợ, Công chúa chạy về thành trì mà không dám ngoảnh mặt lại. Sau khi Công chúa về thành trì thì được biết Hoàng tử đã mất tích vào ngày hôm đó, lại còn biệt vô âm tín.

Một năm qua đi, Công chúa lại đến bên bờ hồ, chờ đợi Hoàng tử xuất hiện. Hoàng tử ếch đã chịu khổ giày vò một năm nay ở nơi đây, sợ sẽ làm Công chúa sợ nên liền nhỏ tiếng mà nói với Công chúa: “Công chúa ơi, cô có muốn biết tung tích của Hoàng tử không? Tôi có thể nói cho cô biết, nhưng cô phải đáp ứng tôi ba việc”. Công chúa nhìn con vật xấu xí ở dưới đất trong lòng cảm thấy ghê tởm, nhưng vì Hoàng tử nên đã đáp ứng những thỉnh cầu của con ếch. Công chúa cảm thấy vừa sợ hãi vừa ghê tởm, liền dùng khăn tay làm thành cái giỏ để mang con ếch vào thành trì rồi liền để nó vào trong góc.

Buổi tiệc đã bắt đầu rồi, con ếch trở nên nôn nao, liền nhảy đến đại sảnh của buổi tiệc yêu cầu Công chúa hãy thực hiện lời hứa của cô. Quốc vương hỏi rõ nguyên nhân rồi liền hạ lệnh cho Công chúa phải thi hành lời hứa. Thế là con ếch dùng dụng cụ ăn của Công chúa để tận hưởng một bữa cơm tối, sau đó lại đến phòng của Công chúa, tuy nhiên ở sự việc thứ ba này công chúa rất khó để làm được, nhìn con ếch xấu xí lạnh cảm thì đã ghê tởm đến toàn thân phát run. Thời gian từng phút trôi đi, chẳng bao lâu nữa thì đã đến 12 giờ đêm rồi, con ếch đã có chút tuyệt vọng, nếu như lời nguyền không giải trừ được thì nó cũng chẳng muốn sống nữa. Chính ngay tại phút giây sau cùng, tại khoảnh khắc con ếch từ trên giường nhảy ra khỏi cửa sổ để chuẩn bị tự sát, tấm lòng mong mỏi cứu Hoàng tử của Công chúa ngay tức khắc đã bắt lại con ếch để lên trên giường. Lúc này lời nguyền đã được giải trừ, con ếch biến trở lại thành một Hoàng tử tuấn tú, hai nước đã tiến hành nghi lễ kết hôn một cách long trọng.

Anh em nhà Grimm hồi tưởng lại sự trải nghiệm của một đời ấy, người anh và em trai đã thảo luận, đoạn kết không thể viết như thế được, bởi vì những các bạn nhỏ sẽ không hiểu được, hơn nữa có thể làm cho lầm đường lạc lối. Phương Đông chú trọng tu dưỡng bên trong, chú trọng nhẫn, sự việc dù không thích cũng sẽ miễn cưỡng làm để cầu toàn; còn tính cách người phương Tây thì tương đối hướng ngoại, vui hay không vui sẽ trực tiếp biểu hiện ra bên ngoài; Công chúa với sự thuần khiết mỹ lệ thì không nên có cái tư tưởng phức tạp như thế, tư tưởng đã xuất ra thì nên hướng thẳng để đi, không thể cầu toàn được, vì vậy để quy chính lại suy nghĩ thì đoạn kết sửa lại như sau: Công chúa đã ném con ếch xuống dưới đất, giải trừ lời nguyền.

Từ một góc độ khác mà nói, việc ném con ếch xuống đất chính là phủ định sự an bài của tà ác, vì vậy mà có thể giải trừ lời nguyền. Đây cũng là một nạn mà thế lực tà ác thiết lập cho Hoàng tử và Công chúa, Hoàng tử biến thành con ếch chỉ là một hình tượng giả, “tướng do tâm sinh”; nếu như Hoàng tử đường đường chính chính về lại trong cung, trong lòng nghĩ mình là một Hoàng tử cao quý, nhất chính áp bách tà, thì lời nguyền cũng sẽ giải trừ. Trái lại dựa theo an bài của tà ác đáp ứng ba điều kiện thì ngược lại sẽ đi con đường vòng, bởi vì đó là chấp nhận sự an bài của tà ác. Điều này không phải là sự tuân thủ lời hứa hay sự nhẫn nhịn trên phương diện lợi ích cá nhân, mà là hoàn toàn phủ định an bài của thế lực tà ác.

Đây cũng là một nạn mà thế lực tà ác thiết lập cho Hoàng tử và Công chúa, Hoàng tử biến thành con ếch chỉ là một hình tượng giả, “tướng do tâm sinh”; nếu như Hoàng tử đường đường chính chính về lại trong cung, trong lòng nghĩ mình là một Hoàng tử cao quý, nhất chính áp bách tà, thì lời nguyền cũng sẽ giải trừ.

Kỳ thực, trong tác phẩm nguyên gốc anh em nhà Grim đã có gợi ý trong đoạn cuối về ý nghĩa của câu chuyện đó là người cưỡi xe ngựa chở Hoàng tử, cứ đi một lúc thì Hoàng tử lại phát hoảng lên vì tiếng “rắc, rắc” vì tưởng là xe ngựa bị gãy. Thực ra, đó là những “cái vòng khóa trong tim” người hầu trung thành Henrry bị gãy khi ông biết rằng Hoàng tử đã được giải thoát.

Công chúa với sự thuần khiết mỹ lệ thì không nên có cái tư tưởng phức tạp như thế, tư tưởng đã xuất ra thì nên hướng thẳng để đi, không thể cầu toàn được, vì vậy để quy chính lại suy nghĩ thì đoạn kết sửa lại như sau: Công chúa đã ném con ếch xuống dưới đất, giải trừ lời nguyền.


Tác giả: Thành Công