NẮM CHẶT TAY 30 GIÂY ĐỂ BIẾT MÌNH CÓ BỊ XƠ CỨNG ĐỘNG MẠCH KHÔNG

Nắm chặt tay trong vòng 30 giây rồi mở ra quan sát

Những bước thực hiện vô cùng đơn giản như sau: Nắm bàn tay nghiến chặt lại với nhau trong vòng 30 giây, sau đó mở ra và quan sát hiện tượng.

Khi nắm chặt tay, các mạch máu ở dưới tay bị ép lại và gây áp lực lên lòng bàn tay. Hành động bóp chặt này sẽ ngăn chặn và cản trở hệ thống tuần hoàn máu, do đó lòng bàn tay sẽ trở nên trắng xanh.

Nếu bàn tay bị biến thành màu trắng và khôi phục ngay lại màu sắc ban đầu của da thì có nghĩa là bạn đang hoàn toàn khỏe mạnh.

Nếu phải mất nhiều hơn 10 giây, màu sắc da tay mới khôi phục lại, lời khuyên được đưa ra là bạn nên có một cuộc thăm khám sức khỏe với bác sĩ vì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch.

Bóp chặt các đầu ngón tay
Chắc các bạn đã biết, các ngón tay trên cơ thể con người đều có rất nhiều kinh huyệt chạy qua. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nội tạng, đặc biệt nếu một ngón tay có cảm giác đau đớn, điều đó có nghĩa là cơ quan nội tạng tương quan với các kinh huyệt này đang gặp vấn đề.

Đau ngón út: Những người bị đau ở ngón út thường mắc các bệnh về tim hoặc ruột non. Đầu ngón tay út bên mặt áp sát với ngón đeo nhẫn gọi là Thiểu Xung huyệt, bên còn gọi là Thiểu Trạch huyệt.

Thiểu Xung huyệt có quan hệ mật thiết với tim, do đó khi cơn đau tim đến hãy dùng lực ấn mạnh đầu ngón út, có thể giúp giảm bớt cơn đau. Thiểu Trạch huyệt là kinh nguyệt của ruột non, khi tình trạng ruột non không được khỏe, có thể dùng lực ấn mạnh một bên đầu ngón út này.


Đau ngón út: Người có độ dài ngón áp út và ngón trỏ (cạnh ngón tay cái) tương đồng thường có xác suất lên cơn đau tim cao hơn. Khi ngón áp út bị đau có thể gây ra do triệu chứnd đau họng hoặc đau đầu. Phía trên của phần tam tiêu kinh trên ngón út có một huyệt vị Quan Xung, khi bị cảm cúm, sốt thì có thể dùng tay chà sát vào vị trí này giúp giảm thiểu cơn bệnh.

Đau ngón giữa: Trên ngón tay giữa có một huyệt Trung Xung, nó có tương quan tới vị trí bao quanh màng tim, nhiều lúc tim không thể chịu được do nhiệt độ gia tăng, ở vị trí huyệt này sẽ cảm thấy đau nhói.

Đau ngón trỏ: Ngón trỏ có chứa huyệt Thương Dương tương quan đến đại tràng (ruột già), khi xuất hiện hiện tượng táo bón, nó sẽ gây áp lực lên khu vực này khiến cho ngón tay trỏ cảm thấy rất đau, điều dó cho thấy bạn đang có vấn đề đại tràng.

Đau ngón tay cái:
Huyệt Thiểu Dương nằm trên ngón tay cái có liên quan chặt chẽ đến phổi. Chẳng hạn khi phổi xuất hiện bệnh trạng, thì khi ấn vào vùng này ở ngón cái sẽ cảm thấy rất đau.

Nếu bạn cảm thấy rất đau khi nhấn vào đây, vậy thì nhất định nên chú ý, rất có thể một bộ phận nào đó trong cơ thể có tương quan đến đang có vấn đề, tốt nhất là hãy đến bệnh viện.

Ngay cả khi đau nhẹ thì nó cũng có liên quan đến huyệt vị trên ngón cái này, nó cho thấy bộ phận tương quan đang có dấu hiệu không bình thường. Lúc này cần ấn và day một cách cẩn thận tại vị trí đó trên ngón cái, việc này sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Không chỉ đối với bàn tay như vậy, mà chúng ta cũng nên tạo thói quen hàng ngày như thường xuyên ấn hay vê hai chân, hai tay. Theo thời gian, nó sẽ thúc đẩy sự lưu thông tuần hoàn máu, giúp các bộ phận cơ thể đặc biệt là tim trở nên khỏe mạnh hơn.

Trong cuộc sống bình thường, chúng ta cũng có thể sử dụng những phương pháp này để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Nó thực sự rất hiệu quả.

Ngoài ra, qua quan sát bàn tay bạn cũng có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong chẩn đoán tình hình sức khỏe của bản thân.

Màu sắc đôi bàn tay
Bàn tay có màu xám là có bệnh ở gan.
Bàn tay đỏ hồng, nóng ran, mềm nhũn, ẩm ướt là biểu hiện của cường năng giáp trạng. Trái lại, bàn tay có màu trắng bệch, lạnh ngắt, khô ráo, thô ráp là biểu hiện thiểu năng giáp trạng.

Bàn tay có màu vàng là dấu hiệu của bệnh thương hàn hay hoàng đản.

Bàn tay có màu vàng chanh là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

Bàn tay ở tuổi 40 có màu vàng sẫm là biểu hiện của suy thận hay suy gan.

Bàn tay có màu vàng sẫm (nhất là ở phía dưới ngón tay đeo nhẫn) thường là biểu hiện bệnh ở mắt hoặc thị lực giảm.

Lòng bàn tay có vết xanh đậm ở chỗ trũng hay xuất hiện ở người bị táo bón thường xuyên, hoặc đau ruột, đau dạ dày, tinh thần khủng hoảng.

Các chỉ tay từ màu hồng biến sang màu trắng thể hiện bộ máy tiêu hóa trục trặc, có vấn đề.

Màu sắc của móng tay

Móng tay có màu vàng thường liên quan tới bệnh gan.

Móng tay có màu tím thường liên quan tới bệnh tim mạch, huyết dịch, thiếu ôxy.

Móng tay có những đốm trắng thường liên quan tới chứng thiếu canxi.

Móng tay có những đốm đen thường liên quan tới bệnh phù thũng.

Móng tay trắng xanh, mà đầu ngón có vết nhăn thường là khả năng thiếu máu.

Móng tay có sọc dài thường là đau dạ dày, đau ruột, phong thấp hay thiểu năng giáp trạng.

Móng tay có màu xanh lại viền màu đỏ sẫm xung quanh thường là cơ quan bài tiết không bình thường hay bị trúng độc.

Móng tay trẻ nhỏ có chấm trắng là tình trạng sức khỏe suy thoái.

Móng tay người lớn mỏng và đen là báo động tình trạng bệnh nặng.

Móng tay ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn có hình mặt trăng lưỡi liềm báo hiệu sức khỏe và khả năng miễn dịch giảm.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam