Ðời Trang Công, nước Tề, có một người đàn ông nọ đêm nằm cứ thấy
chiêm bao có một người to lớn, mặc áo vải quần gai, đeo gươm đi vào tận nhà ông
mắng chửi, rồi lại nhổ vào mặt mà đi… Ông ta giật mình tỉnh dậy, ngồi suốt đêm,
bực dọc, không tài nào ngủ lại được.
Sáng hôm sau, ông nói chuyện với một người bạn với lời lẽ như sau:
- Từ thuở nhỏ đến giờ, tôi vốn là một người hiếu dũng, đến nay đã
60 tuổi rồi, chưa hề bị ai làm nhục. Thế mà đêm hôm qua, có người đã đến làm nhục
tôi.
Tôi quyết tìm cho kỳ được kẻ ấy để báo thù. Nếu tìm thấy nó thì tốt,
bằng không chắc tôi phải chết mất.
Kể từ sáng hôm ấy, ngày nào ông ta cũng cùng với người bạn ra đứng
ngoài đường để rình cho được kẻ thù trong giấc mơ. Ba ngày trôi qua, nhưng ông
ta vẫn chưa thấy được kẻ thù.
Ðã tức tối vì bị kẻ thù làm nhục, nay lại hậm hực thêm vì không tìm
thấy kẻ thù, ông ta trở về nhà uất người lên và chết.
=== === == === ==
Câu chuyện mang tính ngụ ngôn hơn là sự thật, vì chẳng ai ngu đến mức
nhận nhân vật trong mơ làm kẻ thù tìm kiếm bên ngoài, nhưng qua đó nó rút ra
cho chúng ta một bài học nằm lòng.
Nhà diễn giả hùng biện nhất của đế quốc La Mã là Cicero có nói:
“Con người là kẻ thù khủng khiếp nhất của chính mình”. Câu chuyện của người nằm
mơ thấy kẻ thù, để rồi đi tìm kẻ thù và cuối cùng, tự hủy hoại chính mình phải
chăng không là một minh họa cho câu nói của Cicero.
Sự thật là càng tìm cách, tìm kiếm đối phương trả đũa thì cơn giận
càng lớn mạnh và khiến chúng ta càng đuối sức. Vì khi giận năng lượng trong ta
bị đốt sạch, cơ thể liên tục phóng thích ra các chất kích thích adrenaline và
cortisol gây rối loạn chu trình sinh học của cơ thể, nhất là nhịp tim và hơi thở
tăng dồn dập. chúng ta sẽ rơi vào tình trạng "hôn mê tạm thời", nhìn
mọi thứ đều sai lệch, suy nghĩ không sáng suốt và không kiểm soát nổi mọi hành
vi của mình. Ông bà mình dạy: “giận quá mất khôn” là vậy. Mà thực tế chưa hề có
người nào chắc chứa hận thù mà hành xử khôn ngoan bao giờ.
Gặp kẻ ăn nói ba gai, chạy xe lạng lách, vức rác bừa bãi, hành xử
thiếu văn hóa…nổi giận! xét cho cùng những yếu tố bên ngoài chỉ mang tính kích
hoạt tâm lý sân hận có sẵn bên trong mà chúng ta đã tập dượt lâu này thì đúng
hơn, vì đã bao lần gặp chuyện trái ý nghịch lòng chúng ta thường đem thái độ bực
bội ra ứng xử và đã rất thành công. Cộng thêm sự lép vế hay nhúng nhường của đối
phương mà chúng ta càng lúc chúng ta càng tỏ ra lấn lướt, làm tới.
Như vậy xét cho cùng thì chính môi trường chúng ta đang sống và làm
việc cũng đóng góp đáng kể cho tính cách tức giận hình thành trong chúng ta. Sự
nuông chiều và nể trọng cũng rất dễ khiến chúng ta có thói quen muốn gì được nấy
hay muốn chứng tỏ quyền lực trước mọi người, vì thế chỉ cần có chút vấn đề là
chúng ta lập tức nổi giận ngay.
Đức Phật thì dạy: “kẻ thù lớn nhất đời mình, đó là chính mình”
Nếu con người là kẻ thù khủng khiếp nhất của chính mình, thì quả thực
chúng ta phải biết bắt đầu chuyển hóa nó ngay chính trong chúng ta. Chính khi
chúng ta cưu mang cừu hận là lúc chúng ta tự tạo nên kẻ thù và tự tiêu diệt
chính mình. Chính khi chúng ta khước từ tha thứ và làm ơn cho những kẻ thù ghét
hãm hại chúng ta, là chính lúc chúng ta tự giam hãm trong hận thù để rồi tự hủy
hoại chính mình.........
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...