Ấp Vĩnh An – một ấp nghèo bao trọn hết
khu vực lòng hồ Trị An thuộc xã La Ngà huyện Định Quán. Dân chúng nơi đây đầy đủ
ba miền Nam, Trung, Bắc bộ về lập nghiệp. Thời gian gần đây, một số gia đình tận
nơi Biển Hồ - Campudia theo tập tính bập bềnh trên chiếc ghe, trôi nổi theo con
nước cũng dạt về mưu sống. Những đứa trẻ được sinh ra ở nơi Biển Hồ theo cha mẹ
về đây, tờ giấy bắt đầu của một kiếp sống là giấy khai sinh cũng còn chưa có nữa
là các điều kiện cho phép các em được cắp sách đến lớp khi thời gian tựu trường
niên học 2015-2016 đã gần kề.
Nắm được tình hình ấy, các ban ngành,
đoàn thể của ấp, của xã đã cố gắng tạo điều kiện và động viên cha mẹ các em, cố
gắng cho các em được đến trường.
Âu cũng là cái nhân duyên, thông qua sự
giới thiệu của Sư Cô Diệu Thể - trụ trì Chùa Long Ẩn, mà ban giám hiệu của trường
Nguyễn Bá Ngọc và ban khuyến học của ấp đã biết và liên hệ với nhóm thiện nguyện
An Lạc Hạnh chúng tôi, xin sự trợ giúp cho 150 em học sinh bao gồm: cặp, áo,
bút, vở...
Với sự đóng góp của các nhà hảo tâm các
nơi, đại diện là nhóm thiện nguyện An Lạc Hạnh, sáng ngày 11/08/2015 đã đến
chia sẻ với các em tại mái trường Nguyễn Bá Ngọc….
Khởi đầu, nhóm đã dùng hình ảnh của em Hồ
Hữu Hạnh bị tật nguyền bẩm sinh không có đôi tay nhưng vẫn thực hiện được tất cả
các công việc mà người có hai tay chưa chắc siêng năng làm được như: rửa bát,
quét nhà, lặt rau, viết chữ…. cho các em học sinh tại đây nhận thức ra sự lành
lặn của mình và đồng thời khuyến khích các em nổ lực, cố gắng khi bản thân mình
vẫn đủ đầy hai tay, hai chân.
Tiếp theo cái ý ấy, nhóm còn chia sẻ câu
chuyện “Nhận ra sự giàu có của mình” với nội dung là một anh thanh niên suốt
ngày than thở sự nghèo khổ của mình. Và khi anh có cơ hội gặp một nhà hiền triết
hỏi anh có dám trao đổi đôi mắt, cánh tay, cái chân lấy những giá trị vật chất
bên ngoài hay không, như một sự khơi mở cho anh thấy sự giàu có của mình. Thông
qua câu chuyện ấy, như là một sự nhắn nhủ cho các bậc phụ huynh có mặt, các em
học sinh thấy được sự giàu có của mình để rồi dùng khả năng ấy mà nổ lực vươn
lên bằng chính đôi tay, đôi chân, khối óc của mình hơn là mãi chờ đợi sự giúp đỡ
bên ngoài.
"Cho đi là còn mãi" triết lý sống
ấy muôn đời không lỗi thời.
Kết thúc là sự trao đi những phần quà và
nhận lại nụ cười trong niềm hoan hỷ của người cho, người nhận lẫn người tham dự
chứng kiến….
Thay mặt cho những người dân nói riêng
nơi đây, những người thực hiện - xin cảm ơn tất cả mọi người, các nhà hảo tâm
đã chia sẻ và đồng hành.
Dưới đây là một vài hình ảnh minh hoạ và
hoạt động của chương trình: