Xã hội loài người từ bao đời nay hầu như không ai là không
biết xài đầu gối, lạy lục van xin chẳng phải bắt gặp thường ngày hay sao. Từ việc
nịnh nọt, khúm núm với cấp trên, với xếp dưới, với trưởng phòng… Như một căn bệnh
truyền nhiễm mang tính chất mãn tính, nơi đâu cũng thấy bóng dáng của sự khúm
núm, lạy lục, van xin, cầu cạnh. Từ dịch vụ y tế, cơ sở giáo dục…. cho đến cửa
đình, cửa chùa, cửa giáo đường... là những nơi hay kêu gào sự thành tâm, đạo đức
nó cũng lách mình, chui tọt định hình trong ấy. Sống mãi trong môi trường dịch
bệnh, nên hầu hết ai ai cũng thừa hiểu và chấp nhận sống chung với nó như một lẽ
tất nhiên của văn hóa cầu xin, che đậy, đóng kịch… trong đời sống. Và lẽ đương
nhiên sự gian dối sẽ luôn có mặt trong bất cứ hình thức nào dù ai ai cũng mong
muốn người khác phải đối xử với mình một cách chân thành…..
Đầu năm người ta quan niệm đi thập tự, rồi tháng 1, 2, 3
tìm cách đóng bảo hiểm bao gồm sức khỏe, tài lộc, vận may, rủi ro.... cho các đấng
thiêng liêng, thần thánh, kể cả Đức Phật của Phật giáo, Đức Chúa của Thiên chúa
giáo cũng trở thành người bảo hộ cả năm cho chúng ta. 50 ngàn, 100 ngàn,.... tùy
khả năng mỗi người, quỳ mọp, lê lết chai sạn cả đầu gối cũng chỉ làm cái việc
đó thôi. Làm người trung gian giao tiếp giữa người xin với các đấng thiêng
liêng, “các thầy, các cô” ra giá cụ thể ở mỗi hình thức cầu an, cầu siêu. Người
xin xỏ thì an tâm khi mình đã hoàn tất thủ tục, cứ đinh ninh rằng cả năm đã có
thần thánh bảo hộ rồi lo gì. Còn lại các thầy, các cô cứ phát huy tinh thần bò
lết của hai đầu gối. “Vì quần chúng cầu nên chúng ta cứ cung”
Có lẽ do tính chất tiện lợi, nhanh chóng, phục vụ tận tình,
chu đáo của “Fast Food”, “đồ hộp” nên mọi người cứ tiếp tục bó hai tay lại và
lê lết bằng hai đầu gối cho khỏe, cho dù ánh sáng khoa học rọi soi mọi ngóc
ngách…..