Phóng viên hỏi một cặp vợ chồng già:
- Sao ông bà có thể chung sống với nhau
85 năm vậy...?
Bà cụ móm mém cười hiền hậu trả lời:
- Chúng tôi sinh ra trong cái thời thiếu
trước hụt sau, nên cái gì trước thiếu thì làm cho sau thừa, sau hụt thì làm cho
trước lấp đầy..... Roi đánh vào, cơ thể chỉ đau vài ngày rồi hết. Nhưng, một lời
nói nặng, một cách hành xử nông cạn có thể làm tổn thương tâm hồn cả chục năm… Nên
nói ít nghe nhiều, nói khe khẽ, nói vừa đủ nghe, nghe những điều đáng nghe và
nghe những điều người kia không nói.....
* * * *
Sống chung mà mạnh ai nấy sống, không ai
nói chuyện với ai thì sớm muộn gì cũng tan rã. Mục đích của lời nói là làm sao
cho hai bên hiểu nhau. Muốn hiểu nhau thì phải biết nói và biết nghe. Nhưng nói
là nói những gì? Và nghe thì nghe làm sao? Làm thì làm những gì?
Nhiều người nói suốt ngày nhưng nói toàn
những chuyện vô ích, chuyện trên trời dưới đất, chuyện thị phi, tốt xấu của người
khác, còn chuyện quan trọng tình cảm thì không biết nói. Nghe thì suốt ngày
nghe nhạc, coi ti vi, nghe tiếng ồn ào náo động chung quanh nhưng không biết lắng
nghe người thương của mình bày tỏ tâm sự. Làm bất cứ điều gì cũng được, cái
chính là biết cách san sẻ. Sống chung, ta phải biết diễn tả ý kiến, ý nghĩ,
tình cảm, nội kết của mình cho người kia hiểu và cũng biết lắng nghe phần của
người kia.
Nhân vô thập toàn mà lỵ.
Cúp điện bất ngờ là bóng tối phủ trùm
gây khó chịu. Trong bóng tối, người ta đi tìm hộp quẹt, tìm ánh sáng để thắp
lên một ngọn nến, một cái đèn dầu. Nói chung chẳng ai thích bóng tối, vì bóng tối
là dấu hiệu của lạc hậu, thiếu văn minh.
Ấy thế mà cũng có những người mê bóng tối:
bóng tối của của quán cà phê đèn mờ, của bia ôm, của karaokê, của sàn nhảy... Vậy
mà người ta cứ thích bỏ tiền ra để mua được bóng tối.
- kẻ lắm chuyện -