Khi Bankei mở trường học, môn
đồ khắp nước Nhật qui tụ về đông đảo. Trong một lần như thế, một đệ tử bị bắt gặp
đang ăn cắp. Sự việc được trình lên Bankei với đòi hỏi kẻ phạm
tội phải bị trục xuất.
Bankei
bỏ qua....
Ít lâu sau người đệ tử ấy
lại bị bắt quả tang trong một trường hợp tương tự, và một lần nữa Bankei lại bỏ
qua. Việc này làm những môn đồ khác bất bình, họ liền làm một thỉnh nguyện thư
đòi đuổi tên ăn cắp, nếu không họ sẽ cùng nhau rời khỏi giảng đường.
Sau khi xem xong thỉnh
nguyện, Bankei triệu tất cả môn đồ lại. "Các vị là những huynh đệ sáng suốt,"
Ngài nói. "Các vị biết thế nào là đúng và thế nào là không đúng. Các vị có
thể tìm nơi khác vừa ý để theo học, nhưng vị sư đệ này lại không biết đâu là điều
đúng và sai. Ngoài ta ra, ai là người chịu nhận dạy bảo ông ấy. Ta sẽ giữ ông ấy
lại đây cho dù các vị có bỏ đi."
Một suối lệ đầm đìa rửa sạch
mặt vị đệ tử ăn cắp. Từ đấy mọi tham vọng lấy cắp đều biến mất.
******
Trong cuộc sống người ta
thường tranh luận và hơn thua nhau giữa cái Đúng và Sai. Người này Đúng - người
kia sai, điều này đúng - điều nọ sai, việc này đúng - việc khác sai.... Thế
nhưng, đâu là phạm trù của Đúng và Sai, hay đó chỉ là cách nhìn nhận đánh giá
theo quan điểm mỗi người???
Đúng - là khi người ta
nghĩ rằng điều mà người ta nhận định là phù hợp với hoàn cảnh và phù hợp với lối
suy nghĩ riêng của họ. Thế được cho là Đúng!
Sai - là khi quan điểm của
họ, cách nhìn của họ đối với 1 vấn đề hoàn toàn trái ngược nhau. Và thì thế,
cái gì không hoàn toàn phù hợp với bản thân thì được cho rằng điều đó Sai.
Và thế là sinh ra 2 trường
phái đối lập nhau: bên chấp nhận thì cho là Đúng - bên lại phủ nhận thì cho là Sai.
Vậy đâu là ranh giới giữa
Đúng và Sai?
Thật khó để xác định ranh
giới giữa Đúng và Sai, Phải và Trái. Có những chuyện chỉ có Đúng, ko có Sai và
ngược lại. Nhưng cũng có những chuyện tồn tại cả 2 mặt Sai và Đúng. Và vậy mà
nó sinh ra những trận cãi vả bất phân thằng bại.
Thường thì ai cũng cho rằng
mình đúng, có mấy ai nhận ra lỗi thuộc về mình hay thẳng thắn nhìn nhận cái
Sai. Ai cũng có cái Tôi, cái bản ngã to đùng, cái Sỹ trong con người của họ. Vì
thế mà cái Sai ít được nhìn thấy hơn là cái Đúng.
Mỗi lần nhìn nhận 1 vấn đề
gì đó khi cho rằng mình đúng ta tự hỏi "Thế người ta đúng ở chỗ
nào???"
Phàm làm người, có những
suy nghĩ hành động mà bản thân mình có thể đã làm đúng - nhưng cũng không tránh
khỏi những cái sai.
Có 1 câu hỏi rất hay
"Vậy, nếu biết mình đã làm sai thì khi được lựa chọn để làm lại bạn có chọn
cách khác hay không???" - Thật lòng mà nói "có thể không". Vì
sao? vì tại thời điểm đó, hoàn cảnh đó thì có thể chỉ có cách làm đó là tối ưu
nhất. Mãi cho đến về sau, khi nhìn lại đoạn đường mình đã qua, khi đã "ngộ"
được vấn đề thì mới nhận định rằng "có lẽ ngày xưa mình đã sai" - chỉ
là "có lẽ"
Và, cũng có lẽ rằng khi
không thật sự lắng mình con người vẫn còn mãi u mê với bản ngã nên ranh giới giữa
Đúng và Sai luôn là 1 sợi chỉ vô hình mong manh...
Vậy thì, cứ hành động theo
đúng lý trí và con tim. Một trong 2 cái sẽ sai, nhưng biết kết hợp giữa 2 thứ
đó có khi lại đúng!
Chỉ tự hỏi rằng, không biết
bao giờ... con người sẽ luôn nhận định được những hành động, cử chỉ, lời nói của
mình rằng "Đâu là Đúng - Đâu là Sai ???"
- lượm lặt nơi quán cóc vỉa hè -
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...