Có một thiếu phụ nọ tìm đến vị thiền sư để tham khảo một quyết định.
Số là con chó của bà đã già yếu, không
còn ăn uống được nữa và nằm bất động một chỗ. Bác sĩ thú ý đã khuyên bà đừng để
nó tiếp tục sống trong tình trạng như thế nữa, phải tiêm một mũi thuốc để giúp
nó ra đi. Bà ấy biết điều bác sĩ khuyên là đúng nhưng bà làm không được. Bà cảm
thấy tội nghiệp cho con chó, vì nó đã sống trung thành và thân thiết như một
người bạn suốt mười lăm năm qua - kể từ khi bà ly dị chồng và sống hiu quạnh
một mình.
Bà nói:
- Thưa Thầy, con nên giúp cho nó chết sớm
hay cứ để nó vật vã bởi nỗi đớn đau?
Vị thiền sư hỏi bà:
- "Nếu bà đã biết con chó đang
trong cơn đau đớn như thế mà bà vẫn muốn níu kéo thì thật sự là bà đang thương
nó hay thương chính bà?".
Bà ấy im lặng rất lâu mà không trả lời
được.
Vị thiền sư nói thêm:
- "Nếu bà lấy cảm xúc cô đơn của
mình ra để đặt mình vào nỗi khổ sở của con chó thì bà sẽ hiểu nó muốn gì trong
lúc này. Bà thật sự thương nó thì hãy làm theo ý của nó đi. Bà phải can đảm chấp
nhận sự thật mất mát này để đối tượng thương yêu của bà được mãn nguyện và hạnh
phúc".
Nghe tới đây bà mới thấm thía và an lòng
chấp nhận.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải đối
diện cảnh người thân yêu đang trong cơn hấp hối, chúng ta thường hay hốt hoảng
than khóc và dốc lòng ước nguyện và mong muốn cho người ấy đừng chết. Câu hỏi đặt
ra là ta thật sự muốn người ấy sống vì biết họ đang rất cần được sống, hay vì
ta đang thương cho cái cảm xúc cô đơn hụt hẫng của mình?
Trong lúc bối rối khó có ai mà nhìn thấy
thái độ của mình phải không?
Sẽ có hai thái độ hoàn toàn khác nhau -
một cái vì người, một cái vì mình. Cũng có khi chúng ta rơi vào tình trạng vừa
vì người mà cũng vừa vì mình. Nhưng chúng ta thường không thấy được sự thật ấy,
nên lúc nào chúng ta cũng tưởng là mình đã hết lòng vì người kia. Quả thật nếu
ước nguyện trong thái độ như thế thì khó mà thành công. Một trong những điều kiện
để sự ước nguyện thành công là chúng ta phải đặt hết 100% tâm ý vị tha để hướng
tới đối tượng. Trong tâm còn luẩn quẩn thái độ vị kỷ thì khó mà thành công.
Cho nên coi chừng sự thật là do chúng ta
đang bị chi phối bởi bản ngã hụt hẵn khi nó hình dung ra viễn cảnh cô đơn khi mất
người thân và ước nguyện vội vã như một sự phóng thích cảm xúc của cái tôi ích
kỷ.
"Hãy
nghiêng đời xuống
Nhìn
suốt một mối tình
Chỉ
lặng nhìn không nói năng
Để
buốt trái tim
Để
buốt trái tim". (Trịnh
Công Sơn)
Chúng ta phải "nghiêng xuống",
nghiêng xuống để hiểu được nổi đau của con chó cũng như cảm giác của người thân
thì mới “nhìn suốt một mối tình”. Trái tim “buốt” lắm, nên “chỉ lặng nhìn không
nói năng”, bên họ chúng ta trong tình trạng lành lặn, thì mới sới chia những nổi
khổ niềm đau bằng sự thực tập bình an tích cực được.
"Bàn
tay không thương tích,
Có
thể cầm thuốc độc…..
(Kinh Pháp Cú 124)
Rõ ràng khi tâm không bình an thì sao mà
chữa lành được sự bất an. Khi trong tâm còn đầy ắp thái độ vị kỷ thì sao ước
nguyện được thành công!