Người
kia không phải là một con yêu tinh cần dự trữ thịt tươi để ăn, mà phải mua trẻ
con đến bốn mươi phơ răng!
Ông
Vitali không ăn thịt tôi, và cũng là sự hiếm có trong bọn người chuyên mua con
nít - ông không phải là người ác.
Đây
là một bằng chứng.
Chúng
tôi ở trên ngọn núi phân cách giữa triền sông Loa và sông Đoocđônhơ mà ông
Vitali không cho tôi nhìn nhà cũ và lại nắm tay tôi lôi đi. Một lát sau thì
chúng tôi xuống sườn núi về phía Nam. Ông buông tay tôi ra và nói:
-
Từ bây giờ, con đi thong thả bên cạnh ta. Nhưng con đừng quên rằng nếu con chạy
trốn thì Capi và Decbinô sẽ đuổi theo ngay. Răng chúng nó dài lắm đấy.
Chạy
trốn ư? Tôi nhận thấy bây giờ không thể làm được. Vì thế, tôi không nghĩ đến chạy
trốn. Tôi thở dài.
Skip
in 7...
Ad
finishes in 01 seconds
Ông
Vitali bảo tôi:
-
Con buồn? Ta hiểu lắm và không ghét con đâu. Con cứ khóc đi, tha hồ khóc, nếu
con không cầm được nước mắt. Có điều con nên nhớ rằng không phải ta đưa đi để đầy
ải con đâu. Nếu ở lại, con sẽ trở nên thế nào. Chắc chắn là phải vào trại trẻ
rơi. Những người đã nuôi con không phải là cha và mẹ con. Mẹ con, mà con vẫn gọi,
thương yêu con lắm, nay xa bà thì con nhớ. Điều đó tốt lắm. Nhưng con thử nghĩ
xem, bà ta có thể trái ý chồng mà giữ con được không? Còn người chồng không đến
nỗi tàn nhẫn như con tưởng. Ông ta nghĩ, bị què quặt không làm được việc gì
không thể chịu nhịn đói để nuôi con. Con ơi! Con nên hiểu rằng đời người ta là
một cuộc chiến đấu, trong đó người ta thường không thể làm được những điều người
ta muốn.
Đó
là những điều dạy dỗ của người từng trải, nhưng bấy giờ có một tiếng kêu to hơn
làm át cả những lời khuyên ấy đi, đó là những tiếng lòng của buổi chia ly.
Tôi
sẽ không bao giờ được nhìn người đã nuôi nấng tôi, vuốt ve tôi, người mà tôi
thương yêu nhất trên đời: Mẹ tôi.
Mỗi
khi nghĩ đến thì tôi lại nghẹn ngào. Tuy nhiên, đi luôn bên cạnh ông Vitali,
tôi cố ghi nhớ trong óc những điều ông vừa bảo tôi.
Ông
nói rất phải. Ông Giêrôm không phải là cha tôi. Lý nào bắt ông ấy phải nhịn đói
nuôi tôi. Ngày trước, ông ấy đã sẵn lòng rước tôi về nuôi, bây giờ ông ấy đuổi
tôi chỉ vì không thể cưu mang tôi được nữa. Thế thì không phải một hôm nay mà
tôi phải nhớ đến ông ấy, mà tôi còn phải nhớ tất cả những năm tôi đã lớn lên
trong nhà ông.
Ông
Vitali thỉnh thoảng lại nói bên tai tôi:
-
Con ơi! Hãy nghĩ kỹ những điều ta nói! Đi với ta, con không đến nỗi khổ đâu!
Sau
khi đã xuống một sườn núi dốc, chúng tôi tới một vùng đất hoang, phẳng lì, mênh
mông đến tận chân trời. Không cây lớn, không nhà cửa. Đó là một cao nguyên mọc
đầy thạch thảo đỏ hoe, đây đó có những đám cây kim tước cằn cỗi rập rờn theo
làn gió.
Ông
Vitali giơ tay chỉ vào bãi hoang bảo tôi:
-
Con xem, bây giờ thì khó trốn lắm. Capi và Decbinô sẽ bắt được ngay!
Lúc
đó, tôi không nghĩ đến việc trốn. Tôi chỉ nghĩ không biết bây giờ đi đâu? Đi đến
nhà ai?
Dù
sao, ông già cao lớn, đẹp lão, râu bạc này có lẽ không ghê gớm như tôi nghĩ lúc
ban đầu. Nếu ông là thầy tôi, thì may ra cũng không đến là ông thầy ác nghiệt.
Chúng
tôi đi mãi trong một miền cô quạnh hết bãi hoang lại đến cách rừng cây cây lúp
xúp, xa xa nổi mấy ngọn đồi trơ trụi. Với óc non dại của tôi, tôi cứ tưởng tượng
du lịch là ra khỏi lũy tre làng, được quan sát những phong cảnh đẹp nhưng thực
tế, trái hẳn với những điều mắt thấy lúc bấy giờ. Lần đầu tiên trong đời, tôi
phải đi một mạch dài không nghỉ. Thầy tôi bước đều chân, cõng con Giôlicơ trên
vai, hoặc đeo trong đẫy. Mấy con chó chạy lon ton cạnh chủ.
Thỉnh
thoảng ông lại nói với con chó một câu thân ái, khi bằng tiếng Pháp, khi bằng
thứ tiếng mà tôi không hiểu.
Xem
ra chủ và những con chó cũng không biết nhọc. Riêng tôi, không thế, tôi thấy lả
người. Vì sức đã kiệt, lòng lại đau, tôi thấy kiệt sức, phải lê từng bước, cố
theo kịp thầy tôi. Tôi không dám xin nghỉ chân. Thầy tôi nói:
-
Những chiếc guốc nó làm cho con khó đi. Đến Utxen, ta sẽ mua giày cho con.
Câu
nói đó làm cho tôi phấn chấn.
Thực
vậy, xưa nay tôi vẫn mơ ước có một đôi giầy. Con ông xã trưởng và con người chủ
tiệm ăn đều đi giầy cả. Mỗi sáng chủ nhật, khi đi lễ nhà thờ, chúng đi êm ả
trên nền gạch, còn tôi và những người nhà quê khác, lê những đôi guốc to kêu
chít chát điếc tai.
-
Utxen còn xa lắm không, ông?
Ông
Vitali cười to và nói:
-
Đó là tiếng nói của lòng! Con ơi! Con muốn có giày lắm phải không? Ta hứa cho
con những đôi giày đế đinh. Ta cũng hứa sẽ mua cho con một cái quần nhung, một
cái áo vét và một cái mũ. Ta mong những cái đó sẽ an ủi con để con cố sức mà đi
chừng sáu dặm đường nữa.
Đôi
giày đế đinh! Tôi thích quá và nguôi dần nỗi buồn. Không, chắc chắn thầy tôi
không phải là một người độc ác. Người độc ác thì có bao giờ nhận thấy đôi guốc
của tôi nó làm tôi đau chân?
Đôi
giầy, một đôi giầy đế đinh! Một cái quần bằng nhung! Một áo vét! Một cái mũ! A!
Nếu mẹ tôi được trông thấy tôi ăn mặc tươm như thế, tất lấy làm hãnh diện lắm.
Khốn
nỗi! Utxen còn xa lắm. Mặc dầu giày đinh và quần nhung ở cách đây sáu dặm đường
mà chúng tôi còn phải đi, tôi thấy không còn đủ sức đi nổi quãng đường xa đó.
May
sao, thời tiết đến giúp tôi. Trời vẫn xanh từ lúc khởi hành, dần dần kéo mây
đen rồi đổ mưa, một trận mưa nhỏ hạt và không ngớt.
Ông
Vitali có áo da cừu đủ che mưa. Con Giôlicơ gặp giọt mưa thứ nhất đã chui vào
chỗ trú của nó. Còn những con chó với tôi, chúng không có gì che thân, đành chịu
để nước mưa thấm đến da. Tuy vậy, những con chó có cách giũ lông, vảy cho bớt
nước, còn tôi không được phú cái phương tiện tự nhiên vậy, đành phải bước chân
dưới những hạt mưa dày, giá lạnh. Chợt thầy tôi hỏi tôi:
-
Con có dễ bị cảm không?
-
Con không biết. Con không nhớ có bị cảm bao giờ không?
-
Như vậy thì tốt. Trong người con khỏe đấy. Nhưng ta không muốn dãi dầu một cách
vô ích. Hôm nay chúng ta đi đến đây thôi. Phía trước có một làng, chúng ta sẽ
vào tìm nhà ngủ trọ.
Làng
đó không có quán trọ và chả nhà nào muốn chứa một hạng hành khất có đứa trẻ và
đàn chó theo sau, người cũng như vật đều lấm như chôn như vùi. Họ trả lời:
-
Đây không phải chỗ trọ - Rồi họ đóng sầm cửa lại. Chúng tôi đi.
Hết
nhà nọ đến nhà kia, không một nhà nào cho chúng tôi vào cả. Có lẽ phải đi luôn
bốn dặm nữa cho tới Utxen? Không được nghỉ chăng? Đêm tối dần, mưa càng lạnh.
Tôi thấy chân tôi cứng đờ như hai khúc gỗ.
Tôi
nhớ đến nhà mẹ tôi và nghĩ:
- Ở
nhà sung sướng quá!
Cuối
cùng, một người ở làng có lòng từ thiện cho chúng tôi vào tạm trú ở buồng chứa
cỏ, và giao hẹn không được đốt lửa. Chủ nhà bảo ông Vitali:
-
Ông đưa diêm cho tôi giữ, mai ông đi tôi sẽ trả.
Thế
là ít ra chúng tôi cũng có một mái nhà để trú ẩn trong đêm mưa lạnh. Vitali là
một người cẩn thận đã mang sẵn lương thực. Trong cái túi nhà binh ông vẫn đeo
trên vai, có chứa một ổ bánh mì. Ông liền lấy ra chia làm bốn miếng.
Lúc
bấy giờ tôi mới biết ông già đã giữ kỷ luật trong đoàn một cách nghiêm ngặt như
thế nào.
Lúc
chúng tôi tìm nhà để ngủ nhờ, con Decbinô chạy xộc vào nhà nọ, rôi ra luôn với
miếng vỏ bánh mì ngậm ở miệng. Ông Vitali trông thấy chỉ nói:
-
Decbinô! Giỏi thật! Tối sẽ biết!
Khi
ông già lấy bánh ra, tôi quên hẳn việc con Decbinô ăn cắp, và thấy nó cúi đầu
buồn bã. Chúng tôi ngồi trên hai bó cỏ, hai người hai bên, con Giôlicơ ở giữa.
Ba con chó xếp hàng trước mặt chúng tôi. Capi và Đônxơ nghếch mõm nhìn chủ, còn
Decbinô thì cúi đầu và cụp tai xuống. Ông Vitali lệnh:
-
Quân ăn cắp không được đứng trong hàng, phải ra một góc và nghỉ ăn bữa tối.
Decbinô
rời khỏi chỗ, đến một góc nhà Vitali vừa chỉ tay. Nó chui vào đám cỏ khô. Chúng
tôi không trông thấy nó nữa, nhưng nghe tiếng u ú như than khóc. Xử xong, ông
già đưa bánh cho tôi. Rồi ông vừa ăn vừa ném dần những miếng bánh nhỏ cho con
Giôlicơ và hai con chó.
Mấy
tháng gần đây, nhà tôi tuy bán bò rồi nhưng tôi cũng không đến nỗi kham khổ.
Ôi! Món súp nóng mẹ tôi vẫn làm ngon biết bao, mặc dầu không có bơ! Không chiều
nào là không có. Bên cạnh đống lửa. êm ấm biết bao! Tôi sung sướng chui vào
trong chăn, che kín cả đầu.
Nhưng
than ôi! Còn đâu nữa nào đệm, nào chăn? Có được cái ổ bằng cỏ khô cũng đã quý lắm
rồi! Mình đau như dần. Chân trầy da vì guốc, tôi thấy rét trong bộ quần áo đẫm
nước.
Trời
tối đã lâu rồi, tôi không sao ngủ được. Vitali hỏi:
-
Rêmi ơi! Răng con lập cập, con rét à?
-
Vâng, hơi rét.
Tôi
nghe thấy ông già mở đẫy. Ông nói:
-
Ta cũng không có nhiều quần áo. Đây có cái áo sơ-mi khô và cái gi-lê cũ. Con cởi
quần áo ướt ra mặc tạm vậy. Rồi con chui sâu vào đám cỏ khô, con sẽ đỡ rét và
ngủ được.
Có
phải ngày nào rồi cũng như hôm nay không? Đi bộ dưới trời mưa không nghỉ, ngủ
trong vựa cỏ, rét run người, bánh khô thay súp, không người thương hại, không
người yêu dấu, không có mẹ ở bên mình nữa!
Khi
tôi đang trằn trọc, trái tim nao nao, nước mắt giàn giụa, tôi thấy một hơi nóng
rọi vào mắt tôi. Tôi giơ tay ra thì thấy lớp lông mềm của con Capi. Nó lại gần
tôi rất nhẹ nhàng không làm xào cỏ. Nó hít đầu tôi, hơi thở của nó phả vào mặt,
vào tóc tôi. Nó muốn gì? Nó nằm xuống ổ cỏ bên cạnh tôi, rồi êm ái, liếm bàn
tay tôi, rồi nằm yên không cử động.
Cảm
động về sự vuốt ve đó, tôi ôm đầu nó và ép vào tay tôi, rồi nằm yên không cử động.
Thế
là, tôi quên hết nỗi mệt nhọc, buồn phiền. Cổ tôi như được nới ra, tôi thở nhẹ
nhàng. Tôi không cô đơn nữa, tôi đã có một người bạn.
xem tiếp: * Chương 6 - Bước Đầu Nhập Nghề
xem tiếp: * Chương 6 - Bước Đầu Nhập Nghề
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...