Tại một kỳ thi của trường Y, giáo sư hỏi
một sinh viên:
- Với loại thuốc này anh sẽ cho bệnh
nhân uống với liều lượng bao nhiêu
- Dạ, ba thìa ạ.
- Sau vài phút thấy thầy im lặng, thí
sinh nọ dè dặt hỏi: Thưa giáo sư, em muốn trả lời lại.
- Ông giáo sư nhìn đồng hồ rồi nói: Tôi
rất lấy làm tiếc, bệnh nhân đó đã tắt thở
Sinh viên: !!!
= = = = = =
Để là một nhà giáo dục
đúng nghĩa, vị Thầy phải luôn luôn tự thoát ra khỏi tình trạng lệ thuộc vào
sách vở, phòng thí nghiệm; phải luôn luôn coi chừng sao cho học trò của mình đừng
coi mình là người điển hình, là mẫu người lý tưởng, là người có thẩm quyền đối
với hắn. Nếu vị Thầy lại muốn tự thỏa mãn qua đám học trò, coi thành quả của họ
là của mình, thì khi đó sự dậy dỗ của vị Thầy chỉ còn là một kiểu của thói
"tiếp nối bản ngã", điều đó chỉ làm hại cho sự tự tìm hiểu và tinh thần
khai phóng của người học trò mà thôi.
Nhà giáo dục chân chính phải
nhận thức được tất cả những chướng ngại này để giúp cho học trò của mình được
giải thoát, không chỉ giải thoát khỏi sự khống chế của vị Thầy, mà còn giải
thoát khỏi sự gò bó tiềm ẩn từ trong nội tâm của chính đương sự.
Đáng tiếc thay, khi phải
tìm hiểu một vấn đề rắc rối, phần lớn các nhà giáo đã không coi học trò như người
cộng sự bình đẳng. Từ vị thế thượng phong, vị Thầy hạ lệnh xuống cho kẻ học trò
đứng mãi tít phía dưới thấp. Tương quan Thầy trò kiểu này chỉ làm tăng sự sợ
hãi cho cả hai phía.
Cái gì đã tạo nên sự tương
quan bất bình đẳng này? Phải chăng vị Thầy ngại tìm ra câu trả lời? Phải chăng
ông ta muốn giữ cái khoảng cách tôn nghiêm ấy để bảo vệ những điểm nhạy cảm, là
sự quan trọng của ông ta? Với cái thói lạnh lùng trịch thượng này, không có
cách nào người ta có thể phá vỡ bức tường ngăn cách giữa các cá nhân. Toàn bộ mối
tương quan phải là một nền giáo dục hỗ tương. Nếu nhờ vào kiến thức, thành quả
và tham vọng mà nhà giáo tự cách ly thì sẽ chỉ sản sinh ra lòng đố kỵ và thù địch.
Nhà giáo dục chân chính phải
vượt qua được bức tường bao vây này. Do sự dâng hiến cuộc đời cho tự do và hòa
hợp, nhà giáo dục chân chính đồng thời cũng là một nhà tôn giáo chân chính và
sâu sắc. Ông ta không thuộc về một giáo phái nào, không đứng trong một "tổ
chức tôn giáo" nào. Ông ta thoát ra khỏi tín ngưỡng và nghi thức lễ lạc,
vì ông ta biết rằng đó chỉ là những sáng tác do ảo tưởng của những con người
mang cái tâm mong cầu mà thôi. Nhà giáo dục chân chính biết rằng Thực Tại, hoặc
Thượng Đế chỉ thể hiện qua sự tự cảm nhận của một nội tâm hoàn toàn tự do và giải
thoát.
Krishnamurti - Education
& the Significance of Life
Danny Việt dịch