Theo thống kê trên thế giới, con số người theo Thiên chúa giáo là hai tỉ người,
Hồi giáo một tỉ rưỡi người, Ấn giáo tám trăm triệu người, Phật giáo bảy trăm
triệu người.
Nếu những con số thống kê trên đây mang
ít nhiều chính xác, thì trái lại con số những người hiểu rõ tín ngưỡng của mình
một cách rốt ráo và chân thật lại rất mù mờ, dù thuộc vào bất cứ tôn giáo nào
cũng vậy.
Nên việc TU NHẰM CHỖ là lẽ đương nhiên!
Và TƯ TƯỞNG của Đức Phật GIỐNG và KHÁC
gì so với những TÔN GIÁO đương thời?
LỊCH SỬ ẤN ĐỘ
Lịch sử Ấn Độ bắt đầu với thời kỳ văn
minh lưu vực sông Ấn, một nền văn minh phát triển hưng thịnh tại phần Tây Bắc
tiểu lục địa Ấn Độ từ năm 3300 đến 1700 trước Công nguyên (TCN).
Nền văn minh thời đại đồ đá này được nối
tiếp bởi thời đại đồ sắt thuộc thời kỳ Vệ Đà, thời kỳ đã chứng kiến sự nở rộ của
các vương quốc lớn được biết đến với cái tên Mahajanapadas. Giữa hai giai đoạn
này, vào thế kỷ thứ VI TCN, Mahavira và Thích Ca Mâu Ni ra đời.
Tiểu lục địa Ấn Độ được thống nhất dưới
vương triều Maurya trong suốt hai thế kỷ III và IV TCN. Sau đó, nó lại tan vỡ
và rất nhiều phần bị thống trị bởi vô số những vương quốc thời Trung cổ trong
hơn mười thế kỷ tiếp theo.
Những phần ở phía Bắc được tái hợp một lần
nữa vào thế kỷ thứ IV sau Công nguyên (SCN) và duy trì được sự thống nhất này
trong hai thế kỷ, dưới thời của vương triều Gupta. Đây được coi là thời kỳ
hoàng kim của Ấn Độ. Trong suốt thời kỳ này và vài thế kỷ sau đó, Ấn Độ bị thống
trị bởi các vương triều Chalukya, Chola, Pallva và Pandya và trải qua giai đoạn
vàng son của mỗi thời kỳ. Cũng trong thời điểm này, đạo Hindu và đạo Phật đã
lan tỏa tới rất nhiều vùng tại Đông Nam Á.
Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ đầu thế kỷ thứ
VIII SCN cùng với sự xâm lược Baluchistan và Sindh của Muhammad Bin Qasim. Những
cuộc xâm lấn của đạo Hồi từ Trung Á giữa thế kỷ X và XV SCN, dẫn đến việc phần
lớn miền Bắc Ấn Độ chịu sự thống trị của vương quốc Hồi giáo Delhi giai đoạn đầu
và sau đó là đế quốc Mogôn.
Trong những thời kỳ của Hồi giáo xâm lược,
sự tàn phá chùa chiền, tháp xá lợi, kinh điển xảy ra khắp nước,
những tôn giáo tại đây phải bỏ xứ trốn nạn qua các nước lân cận như Nepal, Tây
Tạng, Trung Quốc… nên hệ tư tưởng lúc này thêm một lần nữa bị đan xen, lẫn lộn.
Vượt dòng lịch sử của Ấn Độ, bao cuộc loạn
thế tại xứ sở Phật Giáo này. Sẽ thấy các tôn giáo tại đây do có sự thừa kế, pha
trộn gần gần giống nhau sau nhiều thế kỷ. Và lẽ đương nhiên là sự ngộ nhận ảnh
hưởng qua lại giữa các tôn giáo là điều không thể tránh. Sau đó trong nội bộ Phật
Giáo cũng đã có sự chia rẽ do bất đồng hệ TƯ TƯỞNG. Vậy đâu là lời Phật thuyết?
NHỮNG HỆ TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO SONG HÀNH
CÙNG PHẬT GIÁO
1. BÀ LA MÔN GIÁO:
– Tồn tại 1600 năm TCN. Lấy 4 Bộ Kinh Vệ
Đà làm hệ Tư Tưởng, Chân Lý. Tin Nhân Quả.
– Phân biệt 4 loại giai cấp trong xã hội.
– Thờ 3 Vị Thần Chính là : Bhraman – Vishnu – Shiva đại diện cho Sinh – Trụ -Diệt của Vũ Trụ.
– Thực tại hằng cửu của Thượng đế (Brahman), có thể hiểu khái quát như là Đại ngã, trong các dạng thức muôn hình muôn vẻ của thực tại tối hậu ấy;
Linh hồn của con người (Atman), có thể hiểu khái quát là Tiểu ngã, tu tập cái tối hậu sẽ hòa nhập vào Đại ngã trường cữu. ( Linh hồn nhỏ về linh hồn lớn)
– Thực hiện các nghi quỹ cúng tế, bói toán, cầu đảo, tụng thần chú và quán tưởng Mandala. Ăn chay trường.
2. KỲ NA GIÁO:
– Xuất hiện khoảng 900 năm TCN. Hệ tư tưởng
này gần giống với Phật Giáo:
– Chối bỏ Kinh Vệ Đà. Tin lý Nhân Quả
– Bình đẳng xã hội.
– Tu Tập Giải thoát tự thân bằng hành thiền và khổ hạnh.
– Phủ định sự hiện hữu của cảnh giới thiêng liêng vĩnh cửu, tin rằng linh hồn của con người bị mắc kẹt trong thế giới vật chất, cần được giải thoát nhằm thành tựu sự toàn mãn niết bàn;
Biến giới luật không sát sanh (ahimsa) thành tâm điểm tuyệt đối của triết học và đạo đức học thực hành của mình.
– Có Thất Đế, Ngũ giới cho Cư Sĩ (chỉ khác ở giới thứ 5). Quan điểm hạt Kalapa nhỏ nhất cấu thành thế giới gần giống Phật giáo gồm 4 yếu tố: Đất, Nước, Gió, Lửa. Ăn Chay trường. (có thể xem thêm tại đây: Đạo Kỳ Na Giáo...)
3. HỒI GIÁO:
– Đạo Hồi ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo
Ả Rập, do Thiên Sứ Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người
qua thiên thần Jibrael. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối cao.
– Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật.” (trích 6:101)
– Mỗi năm có 1 tháng là lễ Ramana ăn vào ban đêm, không ăn chay. (Có thể xem thêm tại đây: Thế giới hồi giáo xưa và nay...)
4. ĐẠO LÃO:
Tuy Đạo Lão thuộc hệ thống tư tưởng
Trung Hoa , nhưng có tính chất ảnh hưởng mạnh mẽ đến đạo Phật ngày nay khi truyền
thừa qua nước này.
Lão Tử định nghĩa Đạo có nghĩa “nguyên lý”, “con đường chân chính”:
– Đạo là đơn vị tối sơ, nguyên lý của vũ trụ và là cái tuyệt đối. Vạn vật xuất phát từ Đạo, nghĩa là cả vũ trụ và như vậy, trật tự vũ trụ cũng từ Đạo mà ra, tương tự như nguyên tắc tự nhiên, nhưng Đạo lại chẳng phải là một nhân vật toàn năng, mà là nguồn gốc và sự dung hoà tất cả những cặp đối đãi và như thế, không thể định nghĩa được. Đạo là Vô danh, Vô danh là gốc của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật. Đạo là thể vô hình vô tướng, không sinh không diệt, hằng hữu đời đời. Sở dĩ người ta không thấy được Đạo là vì nó là những nguyên tố rời rạc, chưa kết thành hình tượng.
– Vì vậy theo Đạo giáo, trước khi vũ trụ thành hình, trong khoảng không gian hư vô bao la, có một chất sinh rất huyền diệu, gọi là ĐẠO. Đạo biến hóa ra Âm Dương. Âm Dương xô đẩy và hòa hiệp tạo ra vũ trụ và vạn vật.Vạn vật được hóa sinh ra, tác động với nhau, phồn thịnh với nhau, rồi cuối cùng tan rã để trở về trạng thái không vật không hình, tức là trở về nguồn gốc của nó là Đạo.
VẬY ĐẠO PHẬT DẠY GÌ?
1.
ĐỨC PHẬT KHÔNG THỪA NHẬN VỆ ĐÀ.Vấn đề lý thuyết Nghiệp và vận hành của Nghiệp
theo luật Nhân Quả. Nên Phước báo của chúng sanh là do Nghiệp Thiện – Ác trong
quá khứ. Cho nên cầu nguyện, cúng tế, giải hạn , tôn thờ Thần Linh hay phân
chia giai cấp… là không hợp lý.
2. KHÔNG CÓ LINH HỒN. Tất cả hoạt động của Vũ trụ, chúng sanh
là một chuỗi Danh – Sắc sanh diệt liên tục theo quy trình tự nhiên không tồn tại
một cái Ngã ( chủ thể ) nào. Nên không có cái gì gọi là linh hồn đi đào thai,
hay giải thoát Linh Hồn mắc kẹt trong thể xác.
3. KHÔNG CÓ ĐẤNG SÁNG TẠO. Hoạt động quy luật của Vũ Trụ là tự vận
hành, không một ai điều khiển hay tạo ra nó. Chúng sanh vận hành theo Nghiệp
mình đã tạo. Không bị chi phối bởi tạo hoá.
4. BA ĐẶC TÍNH KHỔ – VÔ
THƯỜNG – VÔ NGÃ. Đức Phật là người duy nhất tìm ra phương pháp Thiền Quán
Vipassana để thấy rõ ba trạng thái của TÂM. Nhờ vậy chấm dứt được vô minh ,
luân hồi sanh tử.
NHỮNG TƯ TƯỞNG BỊ LẪN LỘN VÀO ĐẠO PHẬT SAU 25 TK:
– LINH HỒN có tồn tại ở dạng THÂN TRUNG ẤM
sau khi chết một thời gian rồi mới đào thai. Theo Phật Giáo Nguyên Thuỷ thì sau
Sát-na cận tử vừa diệt, sát-na kế tục liền sanh ngay sau đó, chúng sanh đó liền
chuyển sang loài khác. Như nhiều người vừa chết thành Ngạ Quỷ, là một dạng
chúng sanh vừa tái sanh mới. Nhưng nhiều người vẫn nghĩ là oan hồn chưa đào
thai. Nên cho là tồn tại một thân giữa chừng.
– PHẬT TÁNH có sẵn trong mọi người, do
NGHIỆP che đậy nên không trong sạch nên phải luân hồi, tu tập cầu đạo giải
thoát để thấy BẢN THỂ NGUYÊN SƠ. Đây là tư tưởng của Kỳ Na Giáo là Bản thể
trong sạch bị mắc kẹt trong Thân xác do Nghiệp che đậy, phải giải thoát và giác
ngộ cho Linh Hồn – Phật Tính . Đức Phật không hề đưa ra luận thuyết Phật Tánh
trường tồn trong thân xác hay tinh thần của chúng sanh.
– CÚNG TẾ, CẦU AN, CẦU SIÊU. Những
phương pháp tế lễ trong thời Phật còn tại thế đều bị ngài bác bỏ. Nhưng sau này
đạo phật lại du nhập phương thức này. Như cúng SAO là ảnh hưởng bởi Đạo LÃO (
Thập Nhị Thần Quân, Nhị Thập Bát Tú ). Cúng Hoả, Thuỷ cho chư thần thuộc Bà La
Môn.
– TÍNH KHÔNG. Kinh Kim cang nói, “Nhất
thiết hiền thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt” (từ một pháp vô vi – tức
Không – mà có nhiều tầng bậc hiền thánh khác nhau). Do vậy mà với Bồ tát, năm uẩn
là không, ấy gọi là nội không”. Đây là ảnh hưởng của hệ tư tưởng của Đạo Lão về
Thuyết Vô Vi, vạn vật trở về Đạo hư không! từ Đạo mà khởi sinh vạn pháp.
– TỤNG CHÚ . Theo quan điểm mật tông xác
quyết “tức thân thành Phật”. Cái thân ngũ uẩn nếu tách rời ngã chấp thì không
khác gì thân Phật. Từ nhận định ấy, mật tông có những lối tu hành đặc. Một
trong những lối tu đó là phương pháp quán mandala gọi là deity yoga (thiền quán
về chư thiên), trong đó, sau khi thiền định về Tính không của tâm thức, hành giả
sử dụng nền tảng Không ấy để tưởng về thân và tâm mình như những thực thể hoàn
toàn trong sáng không tì vết, như chư thiên. Cái tính KHÔNG này thuộc một loại
thiền địnhvô sắc giới KHÔNG VÔ BIÊN XỨ, THỨC VÔ BIÊN XỨ đã có trước thời đức Phật
trong Hindu Giáo.
– HỌC GIÁO PHÁP GOTAMA –TU THEO ÔNG PHẬT
KHÁC. Dựa và một số bản kinh đề cập Phật Thích Ca dùng pháp môn chỉ tu qua ông
Phật khác để giải thoát. Thật sự theo các nhà khảo cổ và nghiên cứu ngôn ngữ
Sankrit thì dựa vào Văn Phạm một số bản kinh, họ xác định niên đại các kinh này
được viết sau thời Phật 800 năm như: A Di Đà Kinh, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm… nhưng
lại không ghi tác giả. Nên rất khó biết được tác giả thuộc hệ phái nào. Theo tạng
Tipitaka đã nêu rõ trong 1 Vũ Trụ cùng thời gian không bao giờ có 2 Phật xuất
hiện. và nếu đề cập Phật khác thuộc Vũ trụ khác thì loài chúng sanh trong Vũ Trụ
này cũng không thể có Nhân – Duyên ( Đới nghiệp vãng sanh) qua bên kia. Nguyên
tắc thành Phật có 5 điều trong đó phải là con người và là nam nhân sinh trong
loài Người. Hệ tư tưởng này bị ảnh hưởng bởi tư tưởng vọng ngoại Thần Quyền thuộc
Bà La Môn giáo.
– CỔ PHẬT TÁI LAI, A LA HÁN LUÂN HỒI. Một
số tư tưởng cho rằng sau khi thành Phật, các vị Phật lại quay lại thị hiện là Bồ
Tát, các vị thánh phải luân hồi tu tiếp cho thành Phật. Do bị lẫn lộn giữa Hữu
Dư Niết Bản và Vô Như Niết Bàn. Định nghĩa Niết Bàn ( Đức Phật đã nêu rõ Niết
Bàn là một trạng thái VÔ SANH – nên không bao giờ tái lai). Tư tưởng này thuộc
hệ Hindu giáo về LINH HỒN TRƯỜNG CỬU BHRAMAN. Bhraman (hiểu sai thì là Phật tính )
thường hay thị hiện thành các vị Giáo Chủ, Thần Linh, Phật, Bồ Tát.. xuống thế
gian để cứu độ trở về. Nên Hindu giáo thờ phật Thích Ca như là một thị hiện của
Bhraman, sau khi Thích Ca trở về Bhraman, một thời gian nữa Bhraman lại thị hiện
thêm nhiều vị khác như Di Lặc.
– LUẬN ĐỐN NGỘ HAY ẢNH HƯỞNG BỞI KỲ NA ?
Một số Thiền Sư sử dụng một phương pháp PHÁ CHẤP bằng cách không cho đệ tử chấp
gì trên đời bằng phương pháp Luận theo học thuyết Bất Nhị như sau:
“Bất sanh cũng bất diệt
Bất thường cũng bất đoạn
Bất nhất cũng bất dị
Bất lai cũng bất xuất”
Trung Quán Luận – Long Thọ
Nhưng trong đoạn kinh Phạm Võng
(Brahmajàla sutta) – Dìgha Nikàya chỉ ra 62 loại Tà Kiến ngoại Đạo như sau:
“ Như vậy, vì sợ chấp thủ, vì chán ghét
chấp thủ, nên vị ấy không trả lời: “Đây là thiện”, cũng không trả lời: “Đây là
bất thiện”. Khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng lời ngụy biện
trườn uốn như con lươn:
“Tôi không nói là như vậy.
Tôi không nói là như kia.
Tôi không nói là khác như
thế.
Tôi không nói là không phải
như thế.
Tôi không nói là không
không phải như thế”.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ
hai, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện
luận, khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, dùng những lời ngụy biện trườn
uốn như con lươn.”
Và một phương pháp Luận của Kỳ Na Giáo (có cùng thời Phật Gotama) cho Thiền sinh bằng phương pháp Hoặc nhiên luận
(Syatvada) -Tattvartha Sutra còn gọi là Phi quyết đoán luận như sau:
Có;
Không;
Vừa có vừa không;
Không thể nói (không có không không)
Có, không thể nói;
Không, không thể nói;
Vừa có, vừa không, không
thể nói.
Phán đoán khẳng định.
Phán đoán phủ định.
Phán đoán khẳng định kết hợp
với phán đoán phủ định.
Không thể nói ra được —
không thể diễn tả được.
Kết hợp giữa phán đoán 1
và phán đoán 4 ở trên.
Kết hợp giữa phán đoán 2
và phán đoán 4.
Kết hợp giữa phán đoán 3 và phán đoán 4
(Tattvartha Sutra – Jainism – Kỳ Na
Giáo)
ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO CỦA NGƯỜI TRÍ
Đức Phật đã từng khẳng định về phương
pháp tra cứu , khảo sát lý thuyết khoa học trước khi tin vào điều gì. Trong
chương trình học Tiến Sỹ của các nước Châu Âu có một môn gọi là CHỐNG NGUỴ BIỆN
TRONG KHOA HỌC có những phạm trù gần giống Đức Phật đã nêu ra:
Ðức Phật đã xác định có 10 điều không
nên vội tin:
1/ Chớ có tin vì nghe truyền thuyết.
2/ Chớ có tin vì nghe truyền thống.
3/ Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn.
4/ Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng.
5/ Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình.
6/ Chớ có tin vì đúng theo một lập trường.
7/ Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện.
8/ Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình.
9/ Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền.
10/ Chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình.
Đạo Phật đã được truyền Khẩu một thời
gian khoảng 400 năm mà không có sách vở ghi chép cho tới lần kết tập thứ IV.
Trong khoảng thời gian đó đã bắt đầu lẫn lộn nhiều hệ tư tưởng khác nhau trong
nội bộ Phật Giáo. Sau đó vì sự bất đồng quan điểm đã dẫn đến chia rẽ thành nhiều
bộ phái như hiện nay và nhiều Bộ Kinh khác nhau theo tư tưởng luận riêng của họ.
Mà nên khảo sát, đối chiếu hệ tương tưởng
đúng mà Đức Phật đã đưa ra và giới Luật để nhận định rõ ràng về lý thuyết tâm
linh tránh trường hợp hiểu sai. (Trước khi Phật mất, ngài đã dặn dò đệ tử
hãy “Lấy Pháp – Dhamma và Luật – Vinaya Làm Thầy”). Ở đây PHÁP không phải Kinh
Tạng, mà là PHƯƠNG PHÁP và TƯ TƯỞNG đúng đắng.
MAY MẮN CHO NHỮNG AI TÌM ĐẠO
Thời đại chúng ta là thời đại của khoa học,
công nghệ thông tin, sự mở cửa của đất nước và mối liên thông về Văn Hoá, khoa
học các nước được share rộng rãi. Nên chúng ta có thể đối chiếu và thu thập kiến
thức rất dễ dàng so với vài mươi năm về trước. Có thể tự đi du lịch, nghiên cứu
khắp thế giới một cách dễ dàng. May mắn của chúng ta đang ở trong một nước mà
không có chiến tranh, bạo động, khủng bố, nên việc tu tập hành thiền, nghiên cứu
khá thuận tiện.
Hãy tự nghiên cứu, suy luận và thực hành!
“Attadhipà attasaranà annasaranà dhamma
dhipà dhamma saranà”. Nghĩa là: “Tự mình hãy tìm ánh sáng, tự mình hãy nương nhờ
lấy, không nên ỷ lại và nương nhờ kẻ khác”. – Buddha
Tài Liệu Tham Khảo:
– Buddhavamsa – Đại Phật sử
– Kinh Coran – Islam Hồi Giáo
– Kinh Cựu Ước – Kitto giáo
– Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ – MĐTTA
– Kinh Vedanta – Vệ Đà – Hindu giáo
– Kinh Syatvada – Mahavira – Kỳ Na Giáo.
– Kinh Phạm Võng (Brahmajàla sutta) –
Dìgha Nikàya
(Biên soạn và sưu tầm)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...