Đạo Hòa
Hảo, hay còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939,
lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu
hành tại gia. Số tín đồ Đạo Hòa Hảo ước tính khoảng 2 triệu người, tập trung chủ
yếu ở miền Tây Nam Bộ. Hiện nay, trong thư viện của
hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo Hòa Hảo.
Lịch sử
ra đời
Đạo Hòa
Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu,
tỉnh Châu Đốc(nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện
Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập. Huỳnh Phú Sổ,
sinh ngày 15 tháng 11 năm 1920
(tức 25/11 Kỷ Mùi), là con của Huỳnh Công Bộ, một con
người điềm đạm trầm tính, ít nói, thường xa lánh chốn đông người ồn ã. Ông được
cha cho học hết bậc sơ Pháp-Việt tại một trường ở huyện, có năng khiếu thơ, văn
và thông minh, nhạy cảm. Nhưng do sức khỏe luôn đau ốm nên ông không tiếp tục học
lên bậc cao hơn. Ông phải lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh và tại đây ông đã tu theo phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật
thầy Đoàn Minh Huyên
(1807-1856) làm giáo chủ.
Huỳnh
Phú Sổ tự nhận mình là bậc "sinh như tri", biết được quá khứ nhìn thấu
tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ
giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để "Chấn
hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê,
biển khổ và đưa tới chốn Tây phương cực lạc". Ông chữa bệnh cho người dân bằng các
bài thuốc đã học và chính những lúc đi chữa bệnh đó ông đã kết hợp rao giảng về
Tứ ân hiếu nghĩa của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên qua những
bài sấm kệ do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937
đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng
khắp vùng. Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4/7/1939) được ông chọn làm ngày khai đạo, khi ông
chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy
tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: đạo
Hòa Hảo hay Phật giáo Hòa Hảo. Ông đã được các tín đồ suy tôn làm giáo chủ Hòa
Hảo.
Huỳnh
Phú Sổ được xưng tụng là Phật thầy mượn thân xác mình để cứu độ chúng sinh. Ông
làm nhiều bài ca dao, thơ ca, nói thiên cơ, sau được tập hợp lại
thành bài giảng "Giác mê tâm kệ" có phần gần gũi tư tưởng thần bí, tín ngưỡng dân gian nên trong hoàn cảnh đời
sống nhân dân Nam Bộ đầu những năm 40 thế kỷ 20 dễ đi vào lòng người, được quần chúng tin theo. Muốn
trở thành tín đồ Hòa Hảo phải tuyên thệ: "Một đời, một đạo đến ngày chung
thân".
Thời kỳ
Nhật xâm chiếm
Tổ đình
Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú
Tân, tỉnh An Giang.
Sang
năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một
cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc
Huỳnh Phú Sổ ở Châu Đốc, Bạc Liêu, Cần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được giáo chủ Hòa Hảo về Sài Gòn. Tại đây ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động
chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời
thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của
Nhật.
Năm 1946,
Huỳnh Phú Sổ cùng với những người lãnh đạo Hòa Hảo thành lập tổ chức Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng
gọi tắt là "Đảng Dân xã" vào Tháng Chính năm 1946 bao gồm lực lượng
nòng cốt trong Hòa Hảo và tổ chức Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng. Đảng Dân xã có điều lệ và
chương trình hành động, cơ cấu tổ chức riêng, có vai trò như một tổ chức chính trị.
Từ đó Hòa Hảo vừa có đạo vừa có đảng mang hình thức gần với một tổ chức chính
trị. Khối Hòa Hảo còn tổ chức lại lực lượng vũ trang vào Tháng
Sáu năm 1946 mang tên "Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực".
1947-1963
lực lượng võ trang
Năm 1947,
Huỳnh Phú được các cán bộ Cộng Sản mời tham dự cuộc họp để giải quyết mâu thuẫn
giữa các tín đồ Hòa Hảo với đảng Cộng Sản, vì ông quá tin tưởng Cộng Sản nên chỉ
mang theo 4 vệ sĩ đi theo nên đã bị Cộng Sản thủ tiêu.
Sau đó nội bộ Hòa Hảo tách ra làm mấy nhóm; có nhóm ngả theo Việt Minh, nhóm thì chống lại, gây ra những vụ thanh toán và
tranh giành ảnh hưởng có khi đẫm máu. Mỗi nhóm cát cứ ở những vùng như Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.
Chính
phủ Đệ nhất Cộng hòa sau khi
thành lập năm 1955 thì mở những cuộc hành quân như "Chiến dịch Đinh Tiên
Hoàng" rồi "Chiến dịch Nguyễn Huệ" để bình định các giáo phái hầu
thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố
thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh
thì bị bắt, sau đem xử tử.
1963-1975
Năm 1964
đạo Hòa Hảo có sự củng cố lại về tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở
(hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã).
Đảng Dân xã cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa
Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường,
phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm
đứng đầu.
Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của
Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới
3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục
phát triển vào thời Đệ nhị Cộng hòa trong đó một
sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa
Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ
thì các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện
đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này bị chính quyền mới tịch
thu.
Đến
nay, Hòa Hảo vẫn phát triển chú yếu trong vùng tứ giác Long Xuyên. Số lượng
tín đồ khoảng 2 triệu người.
Giáo lý
Hòa Hảo
Chú ý đặc
biệt lớn nhất của Phật Giáo Hòa Hảo - Phật Giáo Cao Đài đó là :
1. Đây
là Phật Giáo do người Việt sáng lập.
2. Đã từng
xây dựng thành công cả hệ Giáo Quyền lẫn Chính Quyền, Binh quyền hoàn chỉnh.
3. Trong
việc chia thứ bậc thờ phụng từ lớn đến nhỏ lần lượt là : Phật --> Thánh
--> Tăng
4. Có thờ
cả Chúa Giê su ( được xếp vào hàng Thánh), nên tín đồ cũng có lúc được gọi là Giáo Dân.
Sấm giảng
đạo Phật giáo Hòa Hảo.
Giáo lý
Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm
6 tập:
- Sấm
khuyên người đi tu niệm
- Kệ của
người Khùng
- Sấm
giảng
- Giác
mê tâm kệ
- Khuyến
thiện
- Những
điều sơ học cần thiết của kẻ tu hiền
Có thể
nhận thấy giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương
của Đoàn Minh Huyên, gồm phần
"Học Phật" và phần "Tu nhân":
Phần
"Học Phật": chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi
chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
Phần
"Tu nhân": theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu "tứ ân hiếu
nghĩa"- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ,
Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
Đạo Hòa
Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để
trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng
việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển,
hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà
chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dụng tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo
bất tu, Tiên tu viễn ký (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người,
đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).
Nghi lễ
và tổ chức
Đạo Hoà
Hảo chủ trương tu tại gia hơn là đi lễ chùa. Họ chủ trương giúp đỡ người nghèo
hơn là cúng tiền xây chùa hay tổ chức lễ hội tốn kém. Những buổi lễ được tổ chức
rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma
chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Họ cho đó là những sự
phung phí thay vì dùng tiền đó dể giúp đỡ những người thực sự cần đến.
Đạo Hòa
Hảo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc
đạo và cả việc đời. Không có nơi thờ công cộng, trung tâm của đạo ở làng Hòa Hảo
gọi là tổ đình cũng chỉ mang tính gia tộc. Đạo này không xây dựng chùa chiền, không có tượng ảnh thờ. Vật thờ của đạo Hòa Hảo là
miếng vải đỏ (trần điều) trên bàn thờ (còn gọi là
trang thờ) đặt ở gian chính giữa và xây một bàn thông thiên ở sân trước của
nhà. Việc thờ phụng này thể hiện tư tưởng của Phật giáo: "Phật tại tâm,
tâm tức Phật". Đạo Hòa Hảo thờ Phật, ông bà tổ tiên và các anh hùng tiên liệt có công với đất
nước, không thờ các thần thánh nếu không rõ nguyên nhân.
Lễ vật
khi thờ phúng cũng rất đơn giản chỉ có hoa
và nước lạnh (nước mưa, nước lọc tinh khiết). Ban đêm đốt đèn
ở bàn thờ trong nhà và bàn thờ thông thiên. Khi thờ tín đồ chỉ đọc sấm giảng do
thầy Huỳnh Phú Sổ soạn và niệm lục tự Nam-mô-a-di-đà-Phật với mục đích tĩnh
tâm.
Ngoài ra đạo Hòa Hảo còn có một số quy định
về tôn giáo và quan hệ gia đình, xã hội. Ví dụ người nhập môn phải tuyên thệ trước Tam Bảo, nam
tín đồ phải để vấn tóc (búi) để giữ hiếu nghĩa với ông bà tổ tiên, tín đồ phải
thực hiện ăn chay từ thấp đến cao (4 đến 10 ngày trong 1 tháng hoặc trường
chay như đạo Cao Đài, ngày tín đồ phải 2 lần cầu nguyện
và khấn lạy trước bàn thờ (sáng, tối). Lời khấn nguyện khi cúng lễ của tín đồ
Hòa Hảo là câu Nam mô nhất nguyện, Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng, Liên
hoa hải hội, thượng Phật từ bi, Phật vương độ chúng, thế giới bình an.
Các
ngày lễ tết
Trong một
năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:
Ngày 1 tháng Giêng:
Tết Nguyên Đán
Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ thượng
nguyên
Ngày 8
tháng 4: Lễ Phật đản
Ngày 18
tháng 5: Lễ khai đạo
Ngày Rằm
tháng 7: Lễ trung nguyên
Ngày 12
tháng 8: Vía Phật thày Tây An
Ngày Rằm
tháng 10: Lễ hạ nguyên
Ngày Rằm
tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
Ngày 25
tháng 11: Lễ sinh nhật giáo chủ Huỳnh Phú Sổ
Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo
GS.TS. Ngô Văn Lệ
Trường Đại học
KHXN & NV thành phố HCM
HẾT