đạo kỳ Kỳ Na Giáo |
Kì-na giáo là một trong những tôn giáo lâu đời trên thế
giới. Kì-na giáo do Mahavir(540 TCN -
468 TCN) sáng lập ra tại bắc Ấn Độ gần như là cùng
thời với Phật giáo. Triết lý và
phương thức thực hành của đạo dựa vào nỗ lực bản thân để đến cõi Niết Bàn. Trong một thời gian dài Kì-na là tôn
giáo của vương quốc Ấn Độ và
được truyền bá rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Tôn giáo này đã suy yếu từ thế kỷ VIII do sự phát lên mạnh mẽ của các tín đồ đi
theo đạo Hindu và đạo Hồi.
biểu tượng Kỳ Na giáo |
Giáo điều
Những người nhận ra được chân lý, muốn theo giáo đoàn làm tu sĩ
phải thực hành 22 điều khổ hạnh như: kềm chế cơn đói, khát, chịu đựng sự khắc
nghiệt của thời tiết nóng, lạnh, chấp nhận môi trường thiên nhiên cho muỗi đốt,
ruồi bu, đối với cơ thể khống chế sự khát vọng về quyền lực, danh vọng, thù
ghét, yêu thương và chối bỏ hoàn toàn nhục dục… và với tư tưởng:
Bất hại là quan điểm giáo lý quan trọng của Kì-na giáo. Bất hại
bắt nguồn từ tư tưởng, sau đó được bày tỏ qua lời nói và cuối cùng là hành động
cho nên Tu sĩ phải luôn ghi nhớ về các quy định sau:
1/ Cẩn trọng trong ngôn từ.
2/ Cẩn trọng trong suy tư.
3/ Thận trọng khi đi đứng.
4/ Tập trung khi nâng vật lên hoặc để vật xuống.
5/ Khi ăn uống, phải quan sát thức ăn và nước uống.
6/ Từ bỏ tất cả những sở hữu thế tục.
7/ Để cho ngũ giác quan thỏa mãn là một tội lỗi.
8/ Mỗi năm ẩn cư 3 tháng mùa mưa.
9/ Chấp nhận thức ăn từ sự hỷ cúng của thế gian.
10/ Mặc đồ khác biệt với xã hội.
11/ Ăn chay tuyệt đối.
·
Những quy định cho
người cho tại gia có 5 điều:
1/ Không tổn hại mạng sống hữu tình (ahimsa).
2/ Không nói dối (satya).
3/ Không trộm cắp (asteya).
4/ Không tà dâm (brahmacarya).
5/ Hạn chế tham đắm các sở hữu thế tục (aparigraha).
Lời khuyên thứ năm của giáo điều còn mang thông điệp đến các tín
đồ, không nên để thân xác và tâm lý bị lôi cuốn, trói buộc vào thế giới vật
dục, do giác quan mang lại những khoái cảm thì cũng bị xem là tội lỗi.
Tôn
chỉ Kì-na giáo
·
Đạo đức học
Bất hại là giao lý trọng tâm của quan điểm Kỳ-na giáo. Được nhận
thức qua tư tưởng, sau đó được bày tỏ qua lời nói và cuối cùng là hành động.
Bác bỏ các nghi lễ Bà la môn như
là phương thế để thành tựu giải thoát, từ việc cử hành chính xác các nghi lễ.
Phủ định sự hiện hữu của cảnh giới thiêng liêng vĩnh cửu, ngài
tin rằng linh hồn của con người bị mắc kẹt trong thế giới vật
chất, cần được giải thoát nhằm thành tựu sự toàn mỹ.
Biến giới luật bất hại (ahimsa) thành tâm điểm tuyệt đối của
triết học và đạo đức học thực hành.
Kì-na giáo mang tính vô thần chủ nghĩa. Hoàn toàn khác với Ấn giáo,
Kỳ Na giáo không có những cái tuyệt đối, không có sự hiệp nhất sau cùng của
Tiểu ngã Atman vào Ðại ngã Brahman hằng
cửu. Thay vào đó, Kỳ Na giáo cho rằng giải thoát sau cùng là sự thừa nhận rằng
tinh thần của ta mới là một thực tại tối hậu.
Chính nghiệp báo lèo lái vũ trụ, chứ chẳng phải một thần linh
nào cả. Thế giới không có khởi đầu nhưng được xem là đang chuyển động qua các
thời kỳ tiến hóa và thoái hóa.
Khi linh hồn được giải thoát, ở đó chỉ còn lại niềm tin, tri
thức, đức hạnh và mọi trạng thái chân chính hoàn hảo. Khi hết thảy các nghiệp
báo ràng buộc đều bị loại bỏ, linh hồn vút bay lên tới bến bờ không gian vũ
trụ.
Thánh
điển
·
Bốn nguyên lý đưa đến
tuệ giác:
1/Công đức của tôn giáo (dharma)
2/ Thịnh vượng (artha)
3/ An lạc (kāma)
4/ Giải thoát (moksha)
·
Thất đế
Muốn chế ngự bản thân, phải có phương pháp tự kiềm chế các loại
ham muốn và dục vọng. Phương pháp tích cực thuộc về sự chỉ dẫn theo nguyên tắc
mà các vị tổ đã trải qua, có như vậy mới hướng được đạo tâm phát triển.
1/ Mạng
2/ Phi mạng (linh hồn và phi linh hồn)
3/ Lậu nhập (nghiệp vào linh hồn của con người)
4/ Lậu hoặc (trói buộc ngăn không cho con người giải thoát)
5/ Chế ngự.
6/ Tĩnh tâm
7/ Giải thoát
·
Tam bảo
Một nguyên tắc khác cũng là phần cốt lõi của người tu theo Kỳ Na
giáo phải sống với "Tam bảo", tức là thực hiện đúng đắn ba nguyên
tắc, để không đi quá xa với nền tảng giáo lý:
1/ Niềm tin không thay đổi.
2/ Tri thức phải hiểu biết sâu sắc.
3/ Ðức hạnh phải rạng ngời.
Nguồn wikipedia
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...