Một báo cáo mới của 3 trường
đại học tại Mỹ là Stanford, Princeton và Berkeley đã kết luận, trái đất đang bước
vào giai đoạn mới của sự tuyệt chủng.
Theo đó, báo cáo này cho
hay: tốc độ biến mất của các loài động vật có xương sống nhanh hơn
114 lần so với mức bình thường.
Ông Gerardo Ceballos, người
đứng đầu nhóm nghiên cứu, nói rằng, “Nếu điều này tiếp tục xảy ra, sẽ mất nhiều
triệu năm để hồi phục sự sống và loài người chúng ta có khả năng sẽ biến mất sớm.”
Các nhà khoa họa phát hiện
rằng tỷ lệ tuyệt chủng hiện nay cao hơn 100 lần so với các thời kỳ khi trái đất
chưa trải qua một sự kiện đại tuyệt chủng.
Trong khi đó, báo cáo của
đại học Duke vào năm ngoái, cũng cảnh báo rằng loài người đang tiến vào giai đoạn
đại tuyệt chủng lần thứ sáu, lại cho biết tỷ lệ tuyệt chủng hiện nay cao hơn
1.000 lần so với các thời kỳ trong quá khứ, BBC cho hay.
Ghi nhận trên Tiền
Phong, lần gần nhất diễn ra cách đây hơn 65 triệu năm kéo theo sự biến mất
hoàn toàn của loài khủng long. Báo cáo cho biết biết kể từ năm 1900, đã có
hơn 400 loài có xương sống biến mất.
Biến đổi khí hậu là một
trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều giống loài. Một số
khác do là mục tiêu săn bắn của con người. Tốc độ tuyệt chủng của các giống
loài, theo kết quả nghiên cứu, còn nhanh hơn cả giai đoạn khủng long.
Loài động vật có xương sống
rơi vào tình trạng báo động đỏ hiện nay là vượn cáo. Mức cảnh báo lên tới
94%- “cực kỳ nguy hiểm”. Môi trường sống của chúng tại Madagascar đang bị phá hủy
bất hợp pháp và loài người cũng thường xuyên săn bắt để lấy thịt. Các nhà
nghiên cứu nói rằng vẫn còn cơ hội để tránh được “thảm kịch về đa dạng sinh học”
này thông qua việc bảo tồn tích cực và cần phải có những hành động nhanh chóng
kịp thời.
(nguồn: khoahocthuongthuc)