Theo
lời Phật dạy, yêu cũng phải học. Vì nếu chỉ có bản năng ham thích và cuồng nhiệt
thôi, chỉ có sự đòi hỏi và vắt kiệt năng lực nhau thôi, thì sớm muộn gì tình
yêu ấy cũng sẽ lụn bại.
Chán
chường rồi từ bỏ. Từ bỏ không được thì làm khổ nhau. Nhiều người trẻ lớn lên chỉ
biết có học hành, chỉ biết kiếm tiền, chỉ biết làm đẹp bề ngoài, chỉ biết gây sự
chú ý cho người khác, chứ họ không có khả năng lắng nghe, cảm thông hay nhường
nhịn ai cả. Họ không nghĩ rằng muốn thương yêu ai đó thì phải buông bỏ bớt cái tôi
ích kỷ của mình. Mà dù có biết cũng không làm được, vì họ đâu có chịu rèn luyện
kỹ năng và hàm dưỡng tâm hồn. Họ không có hơi sức để làm những chuyện đó.
Tình
yêu mà được xây dựng trên nền tảng của sự vị kỷ, của sự lợi dụng, của sự thỏa
mãn nhục dục, thì tình yêu ấy không có sức sống, không có thật. Đó chỉ là sự
trá hình. Vì khi yêu thương thật lòng một ai đó thì ta sẽ không bao giờ để cho
họ khổ, chứ nói gì muốn làm cho họ khổ.
Dưới
góc nhìn Phật giáo, tình dục được đánh giá dưới góc nhìn của sự thèm khát và đau đớn.
Con người được sinh ra bởi sắc dục, chết bởi sắc dục, đó là lẽ thường của thế tục
và thuận theo thế tục thì cứ sống đi chết lại không ngừng
Sắc
dục là chứng bệnh chung của người đời. Mọi người đều có thể bị nó làm mê nếu
không kiêng
sợ giữ gìn, cũng khó tránh khỏi những điều không tốt đến với mình.
Theo
thuyết nhân quả trong đạo Phật thì ái là nhân, dục là quả. Nuôi dưỡng ái dục là
hủy diệt thân hiện tại, nuôi dưỡng thân tương lai, cứ như thế thân tiếp nối
thân, luân hồi trong sáu đường như dây xích không biết đâu bắt đầu, không biết
đâu kết thúc, vô định.
“Nếu
mọi người phóng túng theo ái dục, chạy theo tình ái thì càng ngày càng lún sâu,
mê mờ càng ngày càng tăng, càng sâu càng đậm” - Hòa thượng Thích Tuyên Hóa cho
hay.
Bản
thân tình dục
không phải là xấu xa, nhưng cám dỗ và tham ái của nó quấy rầy sự an lạc của tâm
và như thế không dẫn đến sự phát triển tâm linh.
Khi
một con thú hoang muốn tình dục, nó tỏ tình yêu của nó, nhưng khi đã có tình dục
rồi, nó sẽ không cần biết đến tình yêu. Đối với loài thú, tình dục
chỉ là thứ dẫn đến sự sinh sản, nhưng với con người, tình dục
bao gồm cả tình yêu.
Tuy
nhiên, nếu ham mê sắc dục quá đà, sẽ dẫn đến rất nhiều tai học xảy ra.
Yêu
nhau mà suốt ngày chỉ quấn chặt vào nhau chứ chẳng quan tâm gì đến những mối
liên hệ xung quanh hay bất cứ những giá trị cơ bản nào khác của một sự sống cân
đối, thì ta đã tự cô lập tình yêu của mình rồi. Ta không biết nuôi dưỡng những
yếu tố phi tình yêu thì cũng tức là ta đang hủy diệt chính tình yêu của mình.
Cho nên, Đức Phật khuyên chúng ta nên thực tập giới, giữ lằn ranh không thể vượt
qua, chỉ nên trao thân với người đã thực sự là vợ hay chồng của mình, người mà
mình đã thực sự thấu hiểu và sẵn sàng chia sớt những khó khăn và cả những nguyện
vọng lớn lao trong cuộc đời với mình. Nếu không, tình yêu sẽ rất dễ giới hạn
trong nhục dục, và ta sẽ chịu đau đớn dai dẳng khi mình không giữ được người
đó. Giữ giới chính là giữ gìn cho nhau…
Phong Linh tổng hợp
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...