Ở ngôi
chùa nọ, có một lần chúng đệ tử cùng nhau xuống núi hành hương. Lúc này, sư phụ
mang đến một trái khổ qua và nói:
- “Mang
trái khổ qua này theo bên mình, nhớ là ngâm nó vào mỗi con sông thánh mà các
con đi qua. Hơn nữa, nhớ mang chúng vào Chánh điện nơi các con thờ phụng, đặt
lên bàn cúng bái, thờ cúng nó, lúc quay về, thì đem theo cùng về”.
......
Chúng đệ tử đi viếng qua rất
nhiều sông thiêng và đền chùa, cũng luôn theo lời sư phụ dặn dò mà làm. Sau khi
quay về, họ đem trái khổ qua đưa lại cho sư phụ. Và rồi, sư phụ lại bảo họ đem
khổ qua nấu chín, lúc ăn tối sẽ dùng. Đến bữa cơm tối, sư phụ cắn một miếng khổ
qua, sau đó nhẹ nhàng nói:
“Kì lạ thật! Ngâm qua nhiều sông thánh như thế, tiến vào nhiều đền chùa như thế, trái khổ qua vậy mà vẫn không trở nên ngọt.”
Chúng đệ tử nghe xong, lập tức đều tỉnh ngộ.
SUY NGHIỆM
Đắng là bản chất của khổ
qua, nó sẽ không vì ngâm nước thánh hay để vào các đền chùa mà thay đổi. Cuộc sống
của con người cũng giống như vậy, sẽ không vì bạn đạt được địa vị gì, giành được
học vị gì hay là lạy lục cúng bái một vị thần linh nào đó mà thay đổi.
Con người sống ở đời,
không nên trông mong cuộc sống sẽ không có “bi ai thống khổ”, việc nên trông
mong là tự thân ta có được bản lãnh chịu đựng được cái khổ để từ đó mà trưởng
thành, mà thấu hiểu nhân sinh…
Khổ do hoàn cảnh là một
chuyện, nhưng tâm hồn ta có vì hoàn cảnh mà khổ theo, đó là một chuyện khác.
Namo Buddhaya