Nấm là loại
thưc phẩm có gía trị dinh dưỡng cao gần giống như thịt. Ngoài ra, nấm cung cấp
nhiều chất bổ, chất khoáng, kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe mà không
gây béo phì vì nấm không có chất béo.
Nấm hương:
Đứng đầu
danh sách các loại nấm cần cho ẩm thực & có lợi cho sức khỏe phải kể tới nấm
hương. Từ xưa nấm hương đã là thứ thực phẩm được các bà nội trợ yêu thích và
đươc sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn ngon, hấp dẫn. Điều làm cho nấm
hương được ưa chuộng và sử dụng phổ biến có lẽ một phần do hương vị đặc biệt của
loại nấm này. Nấm hương mang đến cho các món ăn môt hương vị thơm ngon rất đặc
trưng mà theo các kết quả nghiên cứu thì đó là do chất adenine có trong nấm
hương tạo nên.
Không chỉ tạo ra hương vị
thơm ngon hấp dẫn cho món ăn, nấm hương còn có giá trị cao về dinh dưỡng. Trong
nấm hương có chứa lượng lớn protein, 9 loại acid amin, sắt, vitamin B và đặc biệt
là hàm lượng cao Egosterol. Egosteron có trong nấm hương sẽ chuyển hóa thành
vitamin D, giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu, huyết áp cao hay loãng xương một
cách hiệu quả.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng, nấm hương chứa nhiều loại đường tác dụng trong việc thúc đẩy và Tăng cường
khả năng miễn dịch của cơ thể.
Nấm kim châm:
Nấm kim châm cũng được sử
dụng khả phổ biến hiện nay. Cũng giống như nấm hương, loại nấm này có mùi vị
thơm ngon, cung cấp hàm lượng cao protein. Ngoài ra, nấm kim chấm cung cấp nhiều
chất xơ, giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, đường ruột nhu động, phòng tránh
và ngăn chặn tình trạng táo bón hay béo phì xảy ra.
Nấm bào ngư:
Nấm bào ngư còn được biết
đến với tên khác đó là nấm sò. Loại nấm này có thể chế biến thành món gỏi hay
món mặn, kết hợp được với những thực phẩm khác tạo thành những món ăn ngon,
mang một hương vị rất đặc trưng, thịt nấm có độ dai tạo cảm giác ngon miệng khi
thưởng thức.
Nấm bào ngư cũng được xếp
trong danh sách các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Trong nấm bào ngư có chứa
protid, glucid, một số vitamin B3, PP, B5 (coenzym A), B9 (a xít folat), các
khoáng chất magnésium, sodium, calcium potassium, phosphor, sắt, kẽm, đồng,
sélénium rất tốt cho việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về cao huyết áp, tim
mạch, rối loạn tiêu hóa.
Hơn nữa, trong nấm bào ngư
cũng có nhiều protein, rất thích hợp cho người béo phì, người đang cần giảm
cân.
Nấm rơm:
Nấm rơm có lẽ khá phổ biến
với mọi người, đặc biệt với những người dân quê. Nấm rơm thường có màu xám trắng,
xám, xám đen. Nó thực sự là một loại thực phẩm tươi ngon, hấp dẫn cho các bữa
ăn.
Ngoài công dụng làm thực phẩm, nấm rơm
cũng là một vị thuốc tốt. Trong nấm có chứa hàm lượng cao protein, tốt cho những
người thừa cân, béo phì. Các vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C, các khoáng chất và
7 loại a-xít amin mà cơ thể không tự tổng hợp được có trong nấm rơm giúp bồi bổ
cơ thể, nâng cao sức đề kháng, chống lão hóa, béo phì…
Với hàm lượng cao chất dinh dưỡng, nấm
rơm đã được nghiên cứu và chế biến thành thực phẩm chức năng, hỗ trợ hiệu quả
trong việc phòng chống và điều trị một số bệnh về rối loạn chuyển hóa, rối loạn
lipid máu, các bệnh liên quan tới huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường và đặc biệt
là các căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Mộc nhĩ:
Mộc nhĩ khá quen thuộc với
chúng ta nhưng lại có rất ít người biết rõ về công dụng của loại thực phẩm này.
Qua thí nghiệm và nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong mộc nhĩ có
chứa hàm lượng cao protit, cao hơn lượng protit trong sữa 6 lần. Các chất như
lipid, glucid, canxi, photpho, sắt, chất xơ và các vitamin cũng được tìm thấy ở
trong mộc nhĩ.
Các chất này có tác dụng
trong phòng chống xơ cứng động mạch hóa, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về
huyêt áp cao, tim mạch, gan nhiễm mỡ, sỏi mật, sỏi thận, các bệnh ung thư.
Các chuyên gia đưa ra lời
khuyên với những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại
rằng họ nên bổ sung mộc nhĩ vào khẩu phần ăn hàng ngày để có một sức khỏe tốt,
sức đề kháng cao hơn.
Nấm tuyết:
Nấm tuyết còn được gọi là
mộc nhĩ trắng hay ngân nhĩ. Loại nấm này có thể chế biến thành món ăn mặn hay
món ăn ngọt đều rát tuyệt. Mặc dù so với các loại nấm cùng họ khác thì nấm tuyết
không có mùi vị gì nhưng nó lại được sử dụng nhiều và được đánh giá cao nhờ những
chất bổ dưỡng có trong nấm tuyết.
Đây là nguồn thực phẩm
giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều chất đạm, polysaccharid, giúp hệ thống miễn dịch
của cơ thể hoạt động tốt hơn, bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của các tia phóng
xạ. Các nghiên cứu cũng cho thấy polysaccharide A, B, C có tác dụng trong việc
phòng chống u bướu, ung thư, hạ lipit máu, giảm cholesterol trong máu, bảo vệ
gan…
Nấm tuyết cũng là một dược
liệu tốt cho phái đẹp. Polysaccharide, chất béo, sắt, protein có trong nấm tuyết
giúp trị nám, tàn nhang, làm cho làn da trở nên sáng mịn và tươi trẻ, ngăn chặn
quá trình lão hóa, giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn.
****Lưu ý, nấm không có diệp
lục tố, tốt nhất trước khi dùng nên phơi nấm ngoài nắng từ 15 - 30 phút để nấm
biến đổi các thành phần trong nó được đầy đủ và tốt hơn. Cũng như con người cần
tắm nắng mỗi ngày sáng để cơ thể tổng hợp được vitamin D vậy.
(sưu
tầm)