Triết gia thường phát biểu những câu ngắn
gọn bao hàm những chân lý phù hợp với trái tim và bộ óc con người. Lý lẽ của
con tim là gì? Phải chăng đó là cảm xúc.
Vì sao lại cho rằng trái tim là nơi phát
ra cảm xúc, là nơi xuất phát tình cảm?
Nếu chúng ta tạm chấp nhận rằng; giận, hờn,
ghen, tức cũng là những rung động nghịch của tình cảm.? Điều này xét kỹ là quá
đúng rồi còn gì. Vì mỗi khi giận ai thì nhịp tim sẽ gia tăng nhịp đập. Ghen
ghét, tức giận ai thì muốn bể lồng ngực như chơi. Cảm giác hồi hộp chờ đợi, xao
xuyến, bồn chồn cũng làm trái tim loạn nhịp. Vậy thì thơ ca, văn học, người ta
thường dùng hình thể trái tim để miêu tả cảm xúc, sự lãng mạn là nói đến tình cảm.
Mỗi năm người ta thống kê không đầy đủ, có hơn ngàn bài thơ và ca khúc được viết
ra cũng chỉ để lột tả cái cảm xúc yêu đương theo kiểu “mì ăn liền Hai Tôm”, và
cũng chỉ dừng lại ở cái mức xào nhanh nấu gọn đáp ứng ngay liền những fan hâm mộ
“hai trái tim vàng một túp liều tranh”
với sự cuồng nhiệt chóng vánh của cảm xúc nhất thời là thế.
Theo y văn, y học cho ta biết trong trái
tim nó có một vùng gọi là vùng xoang, chính cái vùng xoang này mới là nơi xuất
phát sự sống, nó tự cung tự cấp những dòng điện để hoạt động máy bơm tâm thất
tâm nhĩ hút về, truyền đi những dòng máu thẩm cũng như máu tươi từ các nơi trên
cơ thể.
Cầm trên tay một chiếc Ipad, Iphone,
chúng ta thường chú ý cái màn hình của nó trước. Tạm gát các vi mạch, các thẻ
nhớ, bộ nhớ, ram, bộ nhớ đệm bên trong ra. Chúng ta ý thức ra rằng nếu không có
cục pin Li-on với nhiều chỉ số mAh (ampe)
tùy theo mỗi dòng mỗi hãng áp dụng ra, thì không có nó (cục pin) thì chẳng có thẻ nhớ, bộ nhớ, ram hệ điều hành Android 4
chấm, 5 chấm, IOS 7 chấm, 8 chấm gì gì đó hoạt động được.
Trái tim cũng thế, không có vùng xoang
thì toàn bộ cơ thể ngừng hoạt động liền, ý thức, cảm xúc chấm dứt hết. Trước
khi nuôi dưỡng chính nó, trái tim vừa tự sản sinh dòng điện từ vùng xoang, để
bơm hút, truyền tải các dinh dưỡng, dưỡng khí lo cho các bộ phân ở khắp vùng từ
đầu rồi đến thân, đến tứ chi rồi mới đến chính nó. Trái tim quả là vị tha quá
chừng chừng?
Để đánh giá sự thông minh của ai đó thì
người ta dựa vào chỉ số IQ của bộ óc (trí tuệ), còn IE là chỉ số của trái tim
(tình cảm), không phải đơn giản là tình cảm thông thường như người ta quan niệm
hồi nào giờ mà là lòng vị tha.
"Trí
tuệ được hình thành từ nơi sự tĩnh lặng, và tính cách được hình thành trong bão
tố”.
Do đó người nào dừng lắng (chỉ) rồi
tư duy (quán) mới đánh thức các tế
bào não bộ thì lúc đó chỉ số IQ mới lớn. Tương tự, nếu IE muốn lớn thì càng vị
tha. Không phải chỉ số IE càng lớn thì sẽ vắng mặt yêu thương mà nhờ có nó thì
chính chủ nhân càng trở nên cao thượng hơn.
Lẽ dĩ nhiên, không có gì tự nhiên mà có
được, mà cần có bão táp, phong ba mới giúp con nhộng lâu nay vắt vẻo trên cành
cây rơi xuống và cắn rách vỏ bọc thoát ra ngoài vỏ kén. Đập đập đôi cánh rồi
thành con bướm vàng tung bay đến những vùng hoa thơm cỏ lạ.
Vì không hiểu lý lẽ của trái tim là cảm
xúc của lòng vị tha nên người ta cứ đánh đồng cảm xúc đơn thuần trong tình yêu
đôi lứa, rồi bào chữa cho rằng đó là sự xúi bảo, mách lẻo của con tim là lý lẽ
theo như nghĩa của câu danh ngôn. Người ta gá đặt vào nó nhiều ngôn ngữ của cảm
xúc vị kỷ nên “ma đưa lối, quỷ dẫn đường/cứ
chọn những chỗ đoạn trường mà đi”.
Nếu các cặp đôi đã yêu, đang yêu và chuẩn
bị yêu biết lắng nghe lý lẽ con tim như thế, thì cơ hội để lý lẽ của con tim và
lý lẽ của lý trí hội ngộ và không còn xa nhau nữa mà sẽ hòa hợp và song hành
trên khắp các nẻo đường đi về phía chân trời tím, chân trời huyễn mộng có còn
đâu xa.