GẠN ĐỤC KHƠI TRONG

Ngày nay chúng ta đã thấy được việc ngụy kinh của Trung Quốc như thế nào, họ đã tưới tẩm vào tâm chúng ta bằng những niềm tin sai lạc, trong dòng sinh tử luân hồi hơn ngàn năm qua chúng ta chỉ biết dựa vào sự gia hộ của Phật A Di Đà, 1 vị Phật do họ sáng tạo không tìm thấy trong kinh Nguyên Thủy. 

Kinh A Di Đà nằm trong hệ thống Đại Thừa mà các nhà nghiên cứu Phật học cho rằng không phải do Phật thuyết, một loại ngụy kinh nhằm mê hoặc những người muốn được giải thoát mà không nhọc sức tu hành. Những người bênh vực kinh Đại Thừa đã không minh chứng được nguồn xuất xứ của kinh, không biết kinh được kết tập thời điểm nào, vị Thánh Tăng nào đã chứng minh cho sự ra đời của Đại Thừa?

Sở trường của người Trung Quốc là ngụy tạo, cái gì họ cũng làm được từ ngàn năm xưa cho đến ngày nay. Bắt đầu là ngụy kinh, điển hình nhất là kinh A Di Đà của pháp môn Tịnh Độ. Phật A Di Đà do họ sáng tạo dựa trên những truyền thuyết tưởng tượng của Ấn Độ Giáo, không đưa ra được chứng cứ niên đại, thời điểm xảy ra trong kinh thì rất mơ hồ không kiểm chứng được như "hằng hà sa kiếp trước", còn những nhân vật hay pháp thuật thì giống như truyện phong thần, tề thiên đại thánh. . . Ngoài A Di Đà, 1 vị "Phật" do trí tưởng của họ, họ tạo thêm 4 vị "bồ tát" tại Trung Quốc để cường điệu cho rằng Tứ Đại Danh Sơn là đạo tràng của "bồ tát" Văn Thù (Ngũ Đài Sơn), Phổ Hiền (Nga Mi Sơn), Địa Tạng (Cửu Hoa Sơn) và  Quan Thế Âm (Phổ Đà Sơn). Những nhân vật này không có thật, không chứng cứ lịch sử vì vậy không thể kiểm chứng được, Trung Quốc đã thống trị đời sống tâm linh chúng ta, khiến chúng ta sợ sệt mỗi khi nói đụng chạm đến những vị "bồ tát" này. Chúng tôi đã tới Trung Quốc 3 lần, đã thấy tâm địa của chính quyền Trung Quốc, họ triệt để khai thác niềm tin mê tín của tín đồ Phật giáo qua ngành du lịch để moi tiền Phật tử, họ tuyên truyền trong đời người nếu được dịp đảnh lễ những vị "bồ tát" này, tín tâm sẽ tăng trưởng cho con đường học Phật. Bốn ngọn núi này được tuyên truyền là nơi ứng hiện của 4 vị "bồ tát", tứ Đại Danh Sơn có thể xem là điểm thu hút của Đại thừa Phật Giáo hay nói khác hơn, Đại Thừa Phật Giáo Trung Quốc.

Chúng ta cũng nên thắc mắc, tại sao 4 vị "bồ tát" này chỉ tập trung ở Trung Quốc mà  không có những vị "bồ tát" ở những quốc gia PG Đại Thừa khác? Một quốc gia có đến 4 vị "bồ tát" mà không cảm hoá được sự tàn độc, gian ác của Trung Quốc.

Chẳng lẽ những "bồ tát" này gia hộ cho Trung Quốc thành công trong việc đánh cắp kỹ thuật chế tạo phi cơ chiến đấu và phi thuyền không gian của Mỹ? Gia hộ cho Trung Quốc thu lợi nhuận rất nhiều qua việc đầu độc người tiêu dùng trong những thực phẩm đóng hộp của họ? Gia hộ cho tinh thần hiếu chiến của Trung Quốc ngày càng dâng tăng  để gây hấn với các quốc gia lân bang, mở rộng biên cương với ý đồ làm bá chủ thế giới?

Chúng ta nên ý thức nhìn vào thực trạng, Trung Quốc cái gì cũng dám làm, dám bất chấp thủ đoạn gian dối hầu đánh bóng uy danh cho đất nước, họ đã dùng Phật Giáo làm bàn đạp tiến lên. Một chuyện không thể tưởng tượng được khi họ đã quá đáng ca tụng bà Võ Tắc Thiên, nữ hoàng đế duy nhất của của Trung Quốc, họ đưa những lời của bà này vào đầu kinh, làm kệ khai kinh:

"Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa"

dịch:

Phật pháp rõ sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu

Chứng cứ lịch sử cho thấy bà có 1 đời sống không đạo hạnh, 1 người được mệnh danh là "nữ hoàng dâm đãng". Bà vào cung từ tuổi 13 (năm 637), lên làm vua năm 66 tuổi (năm 690) và qua đời ở tuổi 81 (năm 705).Không chỉ quyến rũ cả hai cha con Đường Thái Tông và Đường Cao Tông, bà còn đường đường chính chính trở thành vợ của cả hai vị vua này.

Khi Võ Tắc Thiên vào cung thì Đường Thái Tông tuổi đã cao, sống chẳng được là bao, bà biết số phận bà phải rời cung khi vua mất nên bà tìm cách thân gần với Lý Trị, con trai Đường Thái Tông – người sẽ kế vị ngai vàng. Võ Tắc Thiên đã cố ý làm dáng, ve vãn Lý Trị, thậm chí lén lút ân ái tư thông, khiến vị thái tử này đắm say men tình với vợ của vua cha. Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Đường Cao Tông Lý Trị lên ngôi, bà chính thức lấy con của ông này, trở thành Hoàng hậu và về sau nắm hết quyền hành như một vị Hoàng Đế. Cũng chính bà đã khuynh đảo triều chính, một tay nắm trọn thiên hạ và lập ra triều đại của riêng mình, đó là nhà Võ Chu. Năm 654, Võ Tắc Thiên sinh một con gái, khi đứa bé này được 1 tháng tuổi  VTT đã cố tình tự tay giết chết con mình  và rắp tâm vu oan cho Vương hoàng hậu nên đã gài bẫy để đúng thời điểm đó, hoàng hậu tới phòng của con gái bà. Ngay lập tức, hoàng hậu bị vu họa là giết con gái của VTT, vì thực ra chẳng ai có thể cam tâm làm được điều đó, và cũng chẳng ai dám nghĩ mẹ có thể  tự tay giết chết đứa con ruột của mình. Sự độc ác của VTT khiến nhiều người phải kinh khiếp.

Sau khi Đường Cao Tông băng hà thì cuộc sống hoang dâm của bà này không có gì kềm chế, bà cho tuyển những "mỹ nam" để thỏa mãn dâm tính, bà bắt đầu chọn một tình nhân nhỏ tuổi hơn bà là Trương Xuân Tông một chàng trai từng ăn nằm với Thái Bình Công Chúa con bà. Và chỉ qua một đêm Võ Tắc Thiên thấy thỏa mãn hài lòng ngay với họ Trương. Nhưng vì Trương Xuân Tông đang là nhân tình với Thái Bình Công Chúa, sợ con gái đem lòng ghen tuông nên liền tiến cử Trương Dịch, Trương Dịch cũng thuộc “cao thủ võ lâm” trong đường ân ái, nhưng Võ Tắc Thiên vẫn không buông Trương Xuân Tông. Cả hai anh em họ Trương phải thi nhau cung phụng dục tình cho Võ Tắc Thiên. Còn rất nhiều nhân vật được Võ Tắc Thiên ăn nằm, vì với dâm tính của bà nên lúc đã gần 80 tuổi, không đêm nào Võ Tắc Thiên ngủ mà thiếu vắng đàn ông.Trên đây chỉ là tóm lược những chuyện có thật về cuộc sống dâm loạn của bà Võ Tắc Thiên, chúng ta có thể vào Google gõ từ "Võ Tắc Thiên", có rất nhiều link nói về người đàn bà này.

Thế nên, 1 người với bản chất hoang dâm quá độ, tâm trí tính dục lúc nào cũng chất ngất thì còn tư tưởng nào để có được 1 bài "kệ khai kinh" như nói trên. Đại Thừa Phật Giáo Trung Quốc đã đưa vào đầu kinh tụng để thấy sự "vĩ đại" của bà. Thật ra bài kệ này chẳng phải vĩ đại như khuôn vàng thước ngọc để Phật tử nương theo đó cho hành trình tiến tu. Nó chỉ đúng ở vế thứ nhất:

Phật pháp rõ sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu

Được làm thân người đã khó, được biết đến Phật pháp lại càng khó hơn, không ai phủ nhận điều này nhưng vế thứ hai thì hoàn toàn sai:

Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu

Học và hiểu Phật pháp là duyên phước, là hành trình chuyển nghiệp gian nan có khi kéo dài cả ngàn kiếp, muốn chuyển nghiệp cần phải tạo phước, không phải chỉ chuyên trì tụng mà cần phải vun bồi thiện hạnh để phá vỡ rào chắn của ma chủng, đi vào Phật tâm mới thông hiểu Phật lý, mới thấy được con đường của nhân quả để cố gắng:

"Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy"
(KPC 183)

Nếu chỉ chuyên trì tụng mà không phát tâm hành thiện thì không phải lời Phật dạy, đó là giáo lý của Đại Thừa Trung Quốc, gần 2000 năm qua chúng ta được tưới tẩm những hạt giống tàn độc, loại ma chủng này khiến sử chúng ta đi theo lộ trình của chúng, chúng ta sẽ mãi mãi trầm luân thống khổ trong dòng sinh diệt.

Hãy đọc lại lời của bà Võ Tắc Thiên:

 "Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu"

Có trì tụng từ kiếp này qua kiếp khác cũng chẳng thấy được nghĩa nhiệm mầu của Như Lai. Chỉ có phước mới giúp chúng ta trở về Phật tâm, tìm lại những hạt giống trí tuệ đã bị chôn vùi dưới đáy tàng thức. Chúng ta phải tự đào bới qua hạnh lành vun trồng để dẹp tan hàng rào ma quân đang ngăn chận chúng ta,  nếu chỉ chuyên lo trì tụng mà không làm phước thì chỉ là kẻ đứng ngoài và sẽ mãi mãi trì tụng theo nghiệp dẫn dắt. Chúng ta được dạy "Từ bi phải có trí tuệ", nhưng nghiệp tội sâu dầy chúng ta chỉ toàn gặp MA tuệ, còn lâu và rất lâu chúng ta mới tìm thấy PHẬT tuệ. 

Trong Lục Độ Ba La Mật bắt đầu bằng hạnh bố thí, nó là cái móng của ngôi nhà 6 tầng. Trí huệ là tầng thứ sáu, tầng bậc cao nhất mà chúng ta cần phải đạt tới để cứu cánh giải thoát. Bố thí-Trì giới-Nhẫn nhục-Tinh tấn-Thiền định mới đến được Trí tuệ. Nếu bám chặt không buông lơi “Lục Độ Ba La Mật” thì chúng ta sẽ không đi lạc ra ngoaì dòng pháp của Phật. Tiến trình học Phật đi theo giáo lý nhân quả, ai cũng phải trải qua nghiệp của mình, không ai thay thế cho ai được, Đức Phật cũng có cái nghiệp của nhục thân phải trả trước khi đắc quả, nên chúng ta không thể đi ra ngoài qui luật này, vì vậy chúng ta không thể đạt sự giải thoát qua pháp tu trì tụng như bài kệ của bà VTT.

Đi buôn cần vốn, đi tu cần phước, đó là chân lý, vì thiếu phước nên chúng ta mới bị Trung Quốc đánh lừa, chúng ta đang đi trên lộ trình của ma, nghe theo ma có nghĩa chúng ta đang bồi đắp cho ma chủng ngày càng lớn mạnh trong tâm, chúng ta không đủ sức cưởng chống lại mệnh lệnh ban ra và trở nên quyến thuộc của chúng. Chúng ta đã bị trở thành 1 thứ robot, không còn khả năng nhận biết đúng sai và trở nên cuồng tín khi phản biện những thông tin trên mạng, "Đại Thừa là ngụy kinh không do Phật thuyết". Họ đã không chứng minh được, nếu Đại Thừa là kinh do Phật thuyết thì tại sao qua 3 lần  kết tập kinh điển đầu tiên đã không nêu tên những bộ kinh của Đại Thừa? Ngay lần kết tập đầu tiên, "A Di Đà" đã không được nhắc đến, nếu thực sự là nhân vật quan trọng của 1 tông phái thì tại sao các Tổ lại vô tình đến thế!

Không nhắc là phải, vì 500 năm sau khi Phật nhập niết bàn, Tịnh Độ tông mới ra đời, mới có hình tượng A Di Đà và những hứa hẹn không tìm thấy trong kinh  như “Niệm Phật một câu, phước sinh vô lượng. Lễ Phật một lễ, tội diệt hà sa”. Và 100 năm sau thì có kinh Pháp Hoa, trong kinh Nguyên Thủy cũng không nêu tên bộ kinh này. Đây là kinh do các Tổ trước tác nhưng Đại Thừa Trung Quốc cũng đánh lừa chúng ta khi ghi "Tôi nghe như vầy" trên mỗi đầu kinh, Đức Phật có giảng đâu mà nghe, ngài A Nan cũng tịch mất rồi. Đó là xảo ngôn vọng ngữ, là hàng giả, chúng ta nên ý thức điều này để không quá sốt sắng biện hộ cho việc ngụy kinh của Trung Quốc.

Trải qua thời gian dài bị công kích, họ thấy không thể che dấu việc ngụy kinh được nữa nên họ bắt đầu gọi "Phật  giáo phát triển" thay vì gọi "Đại Thừa"  Danh xưng này nói lên sự thay đổi lời Phật dạy và thêm những lời không phải của Phật vào kinh, sự thay đổi này chẳng qua một sự kết tập nào, đây là lối cai trị của thời phong kiến Trung Quốc ngày xưa. Người dân chỉ biết tin nghe mà không dám phản đối dù biết việc làm đó vô lý, dùng lời Phật phát triển cho 1 Phật giáo mới. Ai là người có thẩm quyền làm công việc động trời này? Việc làm đó có đúng tâm ý Phật chăng?

Lời Phật là chân lý, đã là chân lý thì không cần phải phát triển . Chân lý tự nó là thường không phải vô thường nên các Tổ sư Trung Quốc đừng bóp méo lời Phật, đừng phát triển cái thường này. Chẳng lẽ Tổ cao hơn Phật, thấy được những điều mà Phật chưa thấy?

Trung Quốc nhờ có Phật Giáo phát triển nên có cơ hội đề cao bà Võ Tắc Thiên khi để bài kệ khai kinh của bà trên đầu kinh Đại Thừa. Có những người bênh vực bà Võ Tắc Thiên cho rằng bà đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển Đạo Phật nhưng sự đóng góp  nếu có, thì cũng không đáng kể vì bà đang là vua có thừa quyền lực và tiền bạc nên chuyện gì bà cũng có thể làm được. Làm để đánh bóng cho những việc nhơ nhớp bà từng làm, tội lỗi bà không bút mực nào kể xiết.

Gieo nhân ác thì phải đền trả, không ai thoát được nghiệp báo dù kẻ đó là vua chúa. Biết bao nhiêu người đã chết dưới tay bà, những người ca ngợi bà là đã tùy hỷ việc ác của bà  và sẽ đi cùng thuyền với bà. Xét cho cùng, bà VTT đã giúp được gì cho Phật Giáo? Bài kệ khai kinh của bà đã đặt trên đầu kinh đã nói lên sự ngạo mạn của Bà, hơn nữa pháp tu "chuyên trì tụng" là của Đại Thừa Trung Quốc chứ nào phải của Phật. Tụng kinh, trì chú, niệm Phật không mang đến phước báu nào, đó chỉ là phương tiện giúp chúng ta cột tâm không cho niệm ác khởi lên để gieo hạt giống thiện lành. Giáo lý nhân quả là nền tảng của Đạo Phật và PHƯỚC là nhân tố chính cho hành trình chuyển nghiệp.

Trong kinh Kim Cang dạy: "Muốn đạt được trí huệ phải kinh qua quá trình bố thí".  Đó là lời Phật dạy, Ngài không dạy chúng ta "chuyên trì tụng" như bài kệ khai kinh của bà VTT, bài kệ này nói lên sự tàn ác của bà VTT khi hướng dẫn chúng ta đi ra ngoài dòng pháp của Phật. Bà chết đi nhưng bà để lại hạt giống tàn độc trên thế gian này, để trên đầu mỗi quyển kinh như để nhắc nhở chúng ta và người người tin theo tín ngưỡng này. Tóm lại,  bà VTT chẳng có công đức gì cho Đạo Phật mà là nghiệp tội cho việc gieo nhân mê tín cho người tin sai. Chúng ta nên thức tỉnh, nên chấm dứt pháp tu hoang tưởng của Đại Thừa Trung Quốc để quay về CHÁNH PHÁP của Phật nếu muốn tìm thấy con đường giải thoát ra khỏi biển khổ trầm luân.

HT Từ Thông rất bức xúc trước hiện tượng gieo rắc hạt giống mê tín của Đại Thừa Trung Quốc, ngài đã nhiều lần báo động về chuyện kinh giả, Ngài cho rằng kinh điển ngày nay ngụy tạo quá nhiều, trong 1 thời pháp, ngài nói: "Trong đây nhiều lắm là 20% lời của Phật còn 80% chỉ toàn là rác rưởi". Ngài cũng không tin về những "bồ tát" giả mạo của Trung Quốc, ngài thẳng thừng nói: "không có ông nào, bà nào, thằng nào, con nào độ cho qúy vị hết".

HT Thông Lạc cũng nhiều lần nhắc nhở chúng ta: "Ðúng vậy, khi đem ra so sánh chúng ta thấy rằng kinh sách Ðại Thừa không phải Phật thuyết 100%. Cho nên, những lời di chúc cuối cùng của đức Phật đã dạy chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng để không bị những kiến giải, tưởng giải của các Tổ lường gạt. Như vậy, rõ ràng đức Phật đã biết trước, sau này các Tổ sẽ làm sai lệch kinh sách Phật, cho nên Ngài đã chuẩn bị cho người đời sau còn có chỗ dựa vững chắc để loại trừ những tà pháp của ngoại đạo đang pha trộn trong giáo pháp Nguyên Thủy của Phật".

Khi đưa ra công trình này chúng tôi hy vọng sẽ giúp chúng ta nhìn lại chặng đường tu học của mình. Chúng ta đã bị Đại Thừa Trung Quốc đầu độc gần 2000 năm qua, những lời hứa hẹn của họ chúng ta không tìm thấy trong kinh pháp, không chứng cứ lịch sử. Chúng ta cũng không nên cho rằng, Tịnh Độ tông có rất nhiều người tin, phải có gì thù thắng lắm mới có số lượng lớn như vậy. Nhiều người tin không hẳn là đúng và có giá trị, chân lý muôn đời vẫn là chân lý, đá xanh dù có đánh bóng cở nào cũng không trở thành kim cương được. Chánh pháp Phật là kim cương, là Đạo Phật Nguyên Chất, chúng ta phải lội ngược dòng trở về Phật tâm, chính phước hạnh vun bồi của mỗi tự thân sẽ giúp chúng ta tận diệt những ma chủng đang bám sát chúng ta. Khi loại được loài ma này chúng ta sẽ thấy được hạt giống trí tuệ mà chúng ta đã có từ vô lượng kiếp, khi có được báu vật trong tay, chúng ta sẽ nhận diện ra đâu là Phật pháp và đâu là MA pháp. Lộ trình giải thoát đang ở trước mặt chúng ta.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
LOTUS PRODUCTIONS