NGÀY PHÁN XÉT... TRƯNG CẦU DÂN Ý....

Phật Di Lặc có liên hệ chặt chẽ với từ “Hội Long Hoa”.

Hội Long Hoa, theo Phật Giáo Đại Thừa, là khi Phật Di Lặc xuất hiện thay thế Phật Thích Ca để hoằng pháp.

Điểm đáng nhấn mạnh là quan niệm và triết lý giải thoát của Phật Di Lặc hầu như hoàn toàn trái ngược với quan niệm và triết lý giải thoát của Phật Thích Ca.

Có người so sánh hội Long Hoa với ngày Phán Xét của Thiên Chúa Giáo. Tín đồ Thiên Chúa Giáo mong chờ cho ngày Phán Xét xảy ra. Chỉ có Phật tử tông phái Đại Thừa (nếu họ nghe các tăng sư của họ giảng giải và hiểu hội Long Hoa là gì) thì phần đông cũng mong chờ cho hội Long Hoa xảy ra.

Phật Di Lặc là một vị Phật của tông phái Đại Thừa. Phật Di Lặc được cho rằng trong tương lai sẽ thay thế Phật Thích Ca để hoằng pháp.

Tông phái Nguyên Thủy của Phật Giáo không công nhận Phật Di Lặc. Họ cho rằng Phật Di Lặc chỉ là một sản phẩm tưởng tượng được các tăng sư Đại Thừa soạn viết vào kinh Phật dựa trên một vị thần trong kinh Vệ Đà của Ấn Độ.

Tương tự như Phật A Di Đà, lai lịch của Phật Di Lặc cũng cực kỳ mơ hồ. Ngay trong các kinh sách của tông phái Đại Thừa cũng không có sự đồng nhất về tên tuổi và nguồn gốc của Phật Di Lặc. Những câu chuyện kể về Phật Di Lặc cũng chứa đựng đầy các chi tiết huyễn hoặc với pháp thuật thần thông tiêu biểu trong Ấn Độ Giáo và Lão Giáo.

Ngay những nghiên cứu gia về lịch sử Đại Thừa ngày nay cũng không dám quả quyết rằng họ có thể xác định được Di Lặc là một nhân vật lịch sử hay không. Trong các bài viết của họ chúng ta có thể thấy rất nhiều chữ như “tương truyền rằng” hay “truyền thuyết” đi liền với các chi tiết liên quan đến sự xuất hiện của Di Lặc.

Những chi tiết cực kỳ mơ hồ kể trên về nguồn gốc, xuất xứ của Phật Di Lặc cũng như của Phật A Di Đà gây ra những câu hỏi không giải đáp được về thực chất của hai nhân vật nầy trong lịch sử Phật Giáo.

Ngoài ra những đặc thù và triết lý giải thoát kể về Phật Di Lặc cũng như về Phật A Di Đà đều hoàn toàn đối chọi với những đặc thù và triết lý giải thoát của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nguyên tắc suy luận cơ bản nhất cho rằng “A” và “Không A” không thể hiện hữu cùng một lúc. Điều nầy cho thấy nếu Phật tử công nhận sự hiện hữu của Phật Thích Ca thì khó có thể đồng thời chấp nhận sự hiện hữu của Phật Di Lặc và Phật A Di Đà......