Lúc Đức Phật Thích - Ca
Mâu - Ni trụ tại thành Vương-xá, một hôm có một người lái buôn tên gọi là Phất
Ca Sa muốn đi mua hàng hóa, nên sáng sớm đi đến thành La Việt, nhưng vừa tới cổng
thành thì đã bị một con trâu húc chết.
Chủ con trâu thấy thế,
sợ nếu giữ con trâu hung ác này lại thì về sau thế nào cũng sẽ xảy ra chuyện
không lành, bèn đem con trâu đi bán với một giá rẻ mạt.
Người chủ mới mua trâu
xong bèn dắt trâu về nhà. Đi được nửa đường gặp một con sông, ông muốn cho trâu
uống nước. Không ngờ trâu chẳng những không uống nước mà còn nổi tính hung bạo
dữ dằn, thình lình dùng sừng húc người này chết tươi.
Người nhà của nạn nhân
thấy thế nổi giận, đem con trâu ra giết, rồi đem thịt ra chợ bán. Có một người
nông phu tham giá rẻ, mua đầu trâu về, lấy dây cột sừng trâu lại rồi xách về
nhà.
Ấn Độ là một nước nhiệt
đới, vô cùng nóng bức. Người nông phu đi được một đoạn đường thì vừa nóng vừa
khát, bèn treo đầu con trâu lên một cành cây rồi ngồi dưới gốc cây này nghỉ
ngơi.
Quái lạ thay, sợi dây cột
đầu con trâu mắc lên cành cây bỗng dưng vô cớ đứt đoạn, khiến đầu con trâu rơi
xuống, trúng ngay đầu người nông phu khiến ông này bị trọng thương mà chết ngay
tại chỗ.
Chỉ trong vòng một ngày
mà con trâu này đã giết chết ba người.
Vua Tần Bà Sa La nghe
tin này rất lấy làm lạ, biết rằng bên trong phải có nguyên do gì đây. Ông bèn dẫn
một số đại thần, đem hoa quả hương đèn tới núi Linh Thứu lễ Phật rồi thỉnh Ngài
thuyết giải cho nghe.
Đức Phật kể cho vua Tần
Bà Sa La nghe rằng:
– Thuở xưa có ba người
lái buôn đi qua nước láng giềng làm ăn mua bán. Họ muốn để dành tiền nên chiều
hôm ấy, thay vì đi tìm nhà trọ thì lại ghé đến nhà một bà lão xin mướn một căn
phòng. Hai bên thỏa thuận giá cả xong, họ ở lại nhà bà lão ngủ qua đêm ấy. Sáng
hôm sau, bà lão có việc phải đi ra ngoài, ba người thừa cơ hội bà vắng mặt lẻn
trốn đi mất.
Về tới nhà thấy thế, bà
lão tức giận vô cùng, đuổi theo họ đòi tiền. Ba người phải gánh vác hành lý nặng
nề nên đi chưa được xa đã bị bà lão bắt kịp. Họ thấy bà lão già cả, dễ ức hiếp,
nên nặng lời nhục mạ chưởi mắng bà. Bà lão không làm gì được họ, phẫn uất mà
nói:
– Mấy người chỉ là một
phường vô lại, thấy tôi già cả nên mới ức hiếp nhục mạ tôi. Nhưng hành động này
của mấy người thế nào cũng có ngày trả báo. Kiếp này tôi không làm gì mấy người
được, nhưng kiếp sau, dầu tôi có sinh ra làm người hay dầu có mất thân người đi
nữa, tôi cũng quyết sẽ báo thù. Tôi sẽ giết hết cả ba người, có thế mới hả được
niềm căm hận này.
Đức Phật thuyết câu
chuyện nhân duyên ấy xong liền nói tiếp:
– Con trâu hung ác chỉ
trong một ngày giết hại ba mạng người chính là bà lão thuở trước. Ba người lái
buôn đã khinh miệt bà lão trong kiếp xưa, kiếp này đã lần lượt bị trâu húc chết
trong vòng một ngày.
+++ ++ +++
Tạm gác xét tính thực hư của cốt chuyện
ra sao đã, chúng ta hãy thử nhìn cái đạo lý "gây thù chuốc oán" chập
trùng mà nội dung câu chuyện gửi gấm đến chúng ta.
Trong cuộc sống, có lắm khi ta chứng kiến
sự việc bên ngoài hoặc giả là tình huống xảy ra nơi chính bản thân ta, đều ẩn chứa
những gốc rễ của những món "ân oán giang hồ" từ trong quá khứ ta gieo
trồng mà ta không nhớ đấy thôi.
Người ta thường nói: "duyên nợ"
lẽ thường tình chẳng phải bắt nguồn từ trong quá khứ đấy sao! Chẳng ai từ trong
bụng mẹ chui ra đã biết "gây thù chuốt oán" để rồi 20 năm sau, 30 năm
sau....gặp nhau để đòi cái món nợ "năm xửa năm xưa" với nhau.
Mới đây tại gần chân đèo Bảo Lộc, xảy ra
một vụ tai nạn thương tâm. Trong đó, bao gồm một chiếc xe tải chở rau quả từ hướng
Đà Lạt về TP HCM. Xe tuột thắng, tài xế bỏ vô-lăng nhảy ra khỏi xe. Xe không
người lái, cán nát 3 chiếc xe máy lưu thông cùng và ngược chiều và lao xuống vực
sâu hơn 100m, 8 người thương vong. Một gia đình 2 vợ chồng và 2 đứa con nhỏ đều
ra đi trong tình huống này. Thật thương tâm phải không?
Hằng ngày chúng ta vẫn thường thấy trên
các thông tin đại chúng, có lắm kẻ là chồng vũ phu, hãm hiếp con cái, rồi em vợ,
chị gái, xong rồi đốt xác, trát xi măng dán dính vào tường....v.v... thật khủng
khiếp cho nhân tính con người.
Nhiều lắm lắm, những sự việc như thế cho
mình và cho người xảy ra hằng ngày. Phải chăng nó không bắt nguồn từ những oán
thù trong tiền kiếp. Từ những bữa ăn ngon, từ những con nghêu, con sò, con hến,
từ những con gà, con heo....... chẳng phải khoái khẩu trong giây lát để rồi
"gây thù chuốc oán" cho mai sau đó sao!
Nếu mọi người có cơ hội tham khảo tựa
sách "những bí ẩn tiền kiếp hậu kiếp" có lẽ quan niệm sâu sắc hơn về
điều này, vì khuôn khổ giới hạn của câu chuyện nên chúng tôi tạm dừng tại đây.....