Một
thời, Thế Tôn ở giữa dâng chúng Koliya, tại thị trấn Kakakrapatta. Rồi
Byagghapajja, đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:
Bạch Thế Tôn,
chúng con là những người gia chủ thọ hưởng các dục vọng, sống trói buộc với vợ
con, dùng hương chiên đàn, đeo vòng hoa, thọ lãnh vàng bạc. Bạch Thế Tôn, hãy
thuyết pháp cho những người như chúng con,để chúng con được hạnh phúc, an lạc
trong hiện tại…..
Này
Byagghapajja, có bốn cửa xuất để tài sản bị tiêu phí: Đam mê đàn bà; đam mê rượu
chè; đam mê cờ bạc; bạn bè, thân hữu và giao du với kẻ ác. Ví như một hồ nước lớn
có bốn cửa nước chảy vào và bốn cửa nước chảy ra. Có người đóng các cửa nước chảy
vào và mở các cửa nước chảy ra. Như vậy, nước hồ ấy ngày càng bị giảm thiểu,
không tăng trưởng.
Lại
nữa, này Byagghapajja, có bốn cửa nhập để tài sản được hưng khởi: Không đắm say
đàn bà; không đắm say rượu chè; không đắm say cờ bạc; bạn bè, thân hữu và giao
du với người thiện. Ví như một hồ nước lớn, có bố cửa nước chảy vào và bốn cửa
nước chảy ra. Có người mở các của nước chảy vào và đóng các cửa nước chảy ra.
Như vậy, nước hồ ấy ngày càng tăng trưởng, không có giảm thiểu.
(ĐTKVN, Tăng
Chi Bộ III, chương 8, phẩm Gotàmi, phần Dìghajànu – Người Koliya, VNCPHVN ấn
hành 1996, tr.661)
LỜI
BÀN:
Đam mê là một
cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người
làm nên sự nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì
đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị
và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần
đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào ?
Đam mê là một
biểu hiện của nghiệp, thể hiện rõ trong tư duy, ý chí và hành động. Ai đam mê
cái gì thì nặng nghiệp về phương diện ấy. Vì thế, người Phật tử phải luôn quán
sát tự thân để biết rõ nghiệp của mình. Nếu thấy rằng những khát vọng, mong ước,
đắm say của mình hướng về Chân – Thiện – Mỹ thì phát huy và ngược lại thì nên
kiềm chế, loại trừ.
Về phương diện
giữ gìn tài sản, nếu kiềm chế và chuyển hóa được những đam mê bất chính là
phương cách hiệu quả nhất. Vì một khi đã thú, đã đam mê thực sự thì vấn đề tốn
kém hay phung phí chẳng có nghĩa lý gì; nhất là khi đã chìm đắm, say mê vào đàn
bà (đàn ông), cờ bạc, rượu chè và bạn xấu. Những ai đã từng một lần vung tiền
qua cửa sổ để thỏa cái thú đam mê đến khi hồi tỉnh mới thấy được cái giá của sự
góp nhặt, chắt chiu, cần kiệm.
Tài sản do mồ
hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu
đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và người. Luôn quán sát tự thân, cẩn
trọng với những đam mê bất chính, tránh tiêu xài phung phí để xây dựng và giữ
gìn cuộc sống luôn được an vui, hạnh phúc.
Quảng Tánh
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...