Thỉnh thoảng chúng tôi đi đến một nhà nào đó vì công việc thì phát
hiện tấm bảng “coi chừng chó dữ” treo trước cổng như là sự cảnh báo cho những
người khách lạ hãy cẩn thận. Và rồi khi đọc bảng tin “bà cụ bị chó nhà người em
cắn đến chết” chúng tôi chợt liên tưởng đến các vấn đề liên quan đạo đức tôn
giáo:
- Con chó dữ = người có khuynh hướng làm ác.
- Sợi dây xích = tôn giáo (với những hứa hẹn và đe dọa ngăn cản
không cho con người làm ác).
Có nghĩa là theo quan điểm đạo đức của tôn giáo trên thì "dùng
sợi dây xích để cột con chó dữ lại cho đến khi nào nó được huấn luyện thuần thục
rồi sẽ thả ra – vì sợi xích không còn cần thiết nữa".
Tuy nhiên, chúng ta cần phải thấy rằng sợi dây xích không có khả
năng để huấn luyện con chó dữ trở thành thuần thục. Sợi dây xích chỉ có khả
năng cột giữ con chó lại một chỗ mà thôi. Tôn giáo cũng vậy, những lời hứa hẹn
và đe dọa của tôn giáo chỉ có thể ngăn cản một phần nào không cho người ta làm
điều ác mà thôi.
Tôn giáo do đó không phải là một phương cách hữu hiệu để biến cải
những người có khuynh hướng hay bản tính làm ác. Ai cũng thấy trên đời xưa nay
có vô số thí dụ về các tín đồ sùng đạo triệt để vẫn phạm đủ loại tội ác kinh
khiếp nhất. Những thí dụ nầy có thể thấy trong bất cứ tôn giáo nào.
Đồng thời có vô số những con chó bản tính hiền thục cũng bị cột cổ
bằng những sợi dây xích như vậy. Những con chó nầy dù có bị xích hay không thì
chúng cũng không có khuynh hướng cắn người. Tương tự, có vô số người bản chất
hiền hòa sinh ra đã bị cha mẹ tròng vào cổ một tôn giáo. Đối với những người nầy
thì dù có hay không có những lời hứa hẹn hay đe dọa trong tôn giáo, bản chất hướng
thiện của họ cũng vẫn không cho phép họ làm hại người khác.
Phương thuốc dùng sợi dây xích để cột giữ con chó có vài phản ứng
phụ nghiêm trọng sau đây:
Thứ nhất, với sợi dây xích cột chặt vào cổ, con chó có thể bị người
chủ điều khiển, áp chế, sử dụng cách nào cũng được. Họ có thể cột nó ở chỗ nào
họ muốn; họ có thể bắt nó làm trò tiêu khiển hay giữ nhà cho họ; họ có thể thâu
ngắn lại hay nới lỏng dây sợi xích ra tùy theo nhu cầu của họ. Nhiều nhà cầm
quyền, giáo hội, tu sĩ, tăng lữ xưa nay hiểu biết rất rõ điều nầy. Họ sử dụng
những giáo điều một cách nhuần nhuyễn để điều khiển, áp chế người khác để vụ lợi.
(Phật giáo so ra không mạnh vì chủ trương "tự giác" hơn là ràng buộc
bởi các sợi xích)
Thứ hai, con chó dữ bị cột lâu ngày ngược với bản tính tự nhiên của
nó sẽ bị đè nén về nhiều mặt tâm sinh lý. Tuy sợi dây xích ngăn cản không cho
nó đi đâu xa hay cắn người được nhưng nó vẫn sẽ tìm cách để giải tỏa các đè nén
trên bằng cách nầy hay cách khác. Nó có thể đào phá sân cỏ, cắn gặm những cây cối,
vật dụng nằm trong phạm vi nó có thể vói tới. Nạn ấu dâm tràn lan trong Công
giáo là một thí dụ điển hình; đầy rẫy các thầy tu, cha xứ vì suốt đời bị giáo
điều Công giáo cưỡng cấm các nhu cầu tình dục nên họ đã mở xả lên các thiếu nhi
trong ca đoàn hay các học sinh nằm trong quyền kiểm soát của họ. (Đè nén thì ức
chế, ức chế thì làm liều)
Thứ ba, con chó dữ khi nằm trong phạm vi sợi dây xích của nó có thể
có vẻ rất hiền ngoan. Nhiều người lầm lẫn cho rằng cái bề ngoài hiền ngoan nầy
là bản chất thật sự của nó. Khi họ bước đến gần con chó mà không đề phòng, nó sẽ
không ngần ngại để cắn họ. Có bao nhiêu người đã than vản các câu tương tự
"tôi không ngờ ông ấy tu hành đức độ như vậy mà làm những chuyện ác độc đó
hãm hại tôi!"?
Thứ tư, khi đã bị cột cổ bằng sợi dây xích lâu ngày thì con chó
nghĩ rằng sợi dây xích là vật sở hữu quý báu của nó. Nếu một người lạ vì lý do
gì đó đụng chạm vào sợi dây xích nầy thì con chó sẽ lập tức hùng hỗ cắn sủa người
ấy. Đó là tại sao nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo phản ứng hung hăng với những người
phê bình, chỉ trích về tôn giáo của họ. Việc nhiều lãnh tụ Hồi giáo không ngần
ngại công khai kêu gọi tín đồ của họ ám sát những ai phê phán về giáo chủ Allah
cũng là một thí dụ điển hình về điều nầy.
*** Trong khi so sánh, chúng tôi thấy còn nhiều vấn đề khá lý thú,
nhưng hẹn lúc khác sẽ nói tiếp…