Ngày xửa ngày xưa có một người nuôi 25
con trâu, thường thả ra đồng ăn cỏ.
Một hôm, chẳng may có con cọp vồ lấy một
con ăn thịt.
Anh chàng thấy thế, tự nghĩ thầm:
- Trâu ta mất một con, không đủ số, ta
còn dùng bầy trâu đây làm gì nữa?
Nghĩ và làm như thế, anh ta bèn lùa cả bầy
trâu đi đến vực thẳm, rồi ép chúng xuống, tuyệt nhiên không còn lấy một con sống
sót.
(Kinh Bách dụ)
**
*** **
Cuộc sống không bao giờ là sự hoàn hảo cả,
vì nó nó vốn là tương đối. Bỏ công đi tìm sự đầy đặn tuyệt đối là đi tìm “lông
rùa, sừng thỏ” (cái không hề có)
Tâm lý con người hồi nào giờ vẫn luôn
mong cầu hoàn hảo tuyệt đối, tuy nhiên thực hành thì được ít mà lý thuyết vọng
cầu thì huyên thuyên, khả năng thì hạn chế mà quơ quào, đòi hỏi thì lắm lắm. Lý
thuyết dẫu hay cũng chỉ là lời nói của người xưa chứ chưa phải khả năng tự mình
đạt được.
Trong thế giới công nghệ, các phần mềm
khi viết xong đều còn đó những khe hở, những lổ hỏng. Các nhà lập trình, viết
các phần mềm (software), cố gắng lắp đầy những lỗ hỏng đó bằng các chuỗi hàm,
các dãy mã (code) và cuối cùng chỉ làm cho phần mềm trở nên nặng nề hơn, vì lấp
chỗ này nó lại phát sinh lổ hỏng chỗ khác. Kể cả phần mềm Anti người ta thống
kê và so sánh mức độ an toàn tối đa của chúng cũng tầm mức 98% trở xuống mà
thôi. Cuối cùng nhà lập trình dừng lại và chấp nhận một sự thật là "không
có một software nào hoàn hảo".
Một gia đình truyền thống thì có “gia
quy”, một đất nước thì có “quốc pháp, hiến pháp”, một hội đoàn, tập thể thì có
“quy ước, quy tắc”, trong tôn giáo thì có “điều răn”, “pháp quy-pháp chế”,
trong hôn nhân thì có “khế ước”. Tất cả không phải là sự bức ngặt, răn đe, quản
thúc người với người mà là hàng rào đạo đức giữ gìn sự an toàn, sống bền bỉ
trong hình thức nào đó với nhau mà thôi.
Vì thế, đủ số 25 trâu thì quá tốt, nhưng
lỡ khiếm khuyết một vài con cũng là quá đủ để có một tài sản kếch xù.
Thực tế, trong xã hội loài người, rồi đến
các loài động vật, thực vật cũng có những điều luật tự nhiên không cần soạn thảo,
không cần thảo luận của đại biểu, không cần có giấy trắng mực đen, không cần
ban hành nhưng lại có hiệu nghiệm thực thi mỗi ngày “luật bất thành văn”.
Từ thành phần đánh giày, bán vé số, xe
ôm…..nơi từng con phố, những người bán hàng rong vỉa hè, bảo kê đầu gấu trong
vũ trường, quán bar, nơi công trường-công ty, là e-kip, là vây là cánh …….đều
có “quy tắc, quy ước” chung.
Thế cho nên, quy trình sản xuất một con
người đạo đức trong guồng máy xã hội chắc chắn phải có những lỗ hỏng, những lỗi
kỹ thuật. Trong tình cảm, trong kinh tế…… không phải lúc nào cũng hoàn hảo 25
con, mà có thể thiếu sót vài con.
Tạm đủ trong sự tương đối, trong khả
năng, rồi củng cố, rồi phát huy, là quá đủ để tối nằm chéo cẳng chữ “ngũ” mà
rung đùi, còn hơn mà lăn qua trở lại “gác tay lên trán thở dài”, ảo vọng trên
mây xanh khi khoảng cách từ lý thuyết đến thực hành vượt quá một sải tay…..
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...