Trước
khi đi vào nội dung tôi xin kể một câu chuyện: có lần tôi nói chuyện với một
bác theo đạo Công giáo. Bác ấy nói gia đình bác, các con bác mặc dù lấy vợ lấy
chồng bên Lương nhưng tất cả cũng đều theo đạo Công giáo, các cháu nội cháu
ngoại ngay từ nhỏ đã được bác ấy dẫn đến nhà thờ rửa tội và học đạo.
Tôi
có hỏi lại giả sử nếu như con gái bác mà yêu một anh bên Lương nhưng anh ấy
không muốn học đạo và không theo đạo thì bác có đồng ý cho cưới con gái bác
không?
Bác
ấy trả lời nhất khoát là không rồi. Anh yêu con gái tôi muốn cưới thì phải đi
học đạo, không đi học thì không lấy, không lấy người này thì lấy người khác
thiên hạ thiếu gì người để lấy.
Qua
câu chuyện đó chúng ta thấy họ kiên quyết giữ đạo của mình như thế nào? Kể cả
sẵn sàng dùng hôn nhân để lôi kéo cải đạo người khác.
Chúng
ta hãy thử suy xét xem thực chất có phải đạo nào cũng tốt?
Có
đạo lấy việc đánh bom khủng bố giết người hàng loạt mà vẫn nhân danh hành đạo,
làm theo ý thượng đế.
Có
đạo xem việc thiên tai gây động đất sóng thần chết hàng vạn người ở Nhật bản là
do thượng đế trừng phạt con người.
Có
đạo cho rằng năm 2012 là năm tận thế để rủ nhau tự tử tập thể hoặc bảo nhau bán
hết nhà cửa để chờ ngày thượng đế đón lên thiên đàng.
Có
đạo trong lịch sử truyền đạo của mình sẵn sàng gây chiến tranh hoặc theo gót
thực dân để mở mang nước đạo
Có
đạo khi truyền vào nước khác sẵn sàng hủy diệt văn hóa bản địa, quay lưng lại
truyền thống dân tộc, đưa ra tuyên ngôn thuộc linh sẵn sàng dâng đất nước này
cho thượng đế.
Có
đạo mà trong suốt quá trình lịch sử đã phải xưng 7 núi tội gây ra cho nhân
loại.
Có
đạo đã phải ăn năn vì những tội lội gây ra cho chính dân tộc mình.
Có
đạo khiến con người ta thành nô lệ cho thần linh, trao số phận của mình cho
thần linh định đoạt, bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được
thanh cao.
Vậy
có phải đạo nào giống đạo nào?
Đạo
Phật là đạo từ bi và trí tuệ. Đạo Phật đi đến đâu tình thương được vun trồng,
nền hòa bình được gìn giữ
Đạo
Phật khuyên con người ta bỏ ác làm lành, sống từ bi yêu thương không chỉ đối
với đồng loại mà với tất cả muôn loài chúng sinh.
Đạo
Phật là đạo tự do giải phóng con người ta khỏi nô lệ thần quyền, con người tự
quyết định đích đến cho bản thân ở hiện tại và cả kiếp sau.
Đạo
Phật là đạo dân chủ và bình đẳng, tất cả chúng sinh ai cũng có Phật tính và có
thể giác ngộ thành Phật
Đạo
Phật là đạo cứu khổ ban vui, giúp cho người ta nhận diện và trị liệu được những
nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời, giúp cho con người có cuộc sống an lạc hạnh
phúc.
Đạo
Phật là chân lý là tương đồng với khoa học giúp cho người ta hiểu đúng bản chất
cuộc đời và vạn vật đúng thực như chúng thực là.
Đạo
Phật không bao giờ mê lầm chúng sinh mà chỉ có chúng sinh mê lầm Phật giáo.
Đạo
Phật không rủ ngủ con người ta ảo tưởng về một thiên đàng nơi đâu mà bất cứ ai
hành trì theo lời Phật dậy thì người ta có kết quả ngay tại hiện đời, thiên
đàng hay cực lạc hiện ngay giữa đời thường mà không phải trông chờ đến kiếp
sau…
Với
lý do đó mà không phải ngẫu nhiên mà Liên minh Quốc tế Tiến bộ Tôn giáo và Tâm
linh đặt ở Geneva, Thụy Sĩ (ICARUS) năm 2009 đã trao giải thưởng “Tôn giáo Tốt
nhất Thế giới” cho Cộng Đồng Phật Giáo.
Ngoài
ra nhà bác học lỗi lạc nhất thể kỷ 20 Anhxtanh đã phải thốt lên rằng: “Tôn giáo
của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo
điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu
nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm
mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được
các điều kiện đó".
"Nếu
có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là
Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với
những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của
mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt
qua khoa học"
Tại
sao lại nói đạo nào cũng tốt?
Người
ta muốn nói anh theo đạo Phật cũng được, anh theo đạo này đạo kia cũng được đạo
nào cũng tốt. Đây là một sự lập lờ đánh lận con đen, là sự đánh đồng thật- giả,
vàng- thau lẫn lộn.
Câu
nói này chỉ được nói ra từ người ngoại đạo để lôi kéo những người nhẹ dạ cả
tin, hoặc những Phật tử không hiểu đạo để cải đạo mà thôi.
Người
ta đi cải đạo nói đạo nào cũng tốt là để dễ thuyết phục Phật tử, còn Phật tử
nghe có lý dễ chấp nhận. Có phải thật sự đạo nào cũng tốt, nếu đạo nào cũng tốt
sao họ không tôn trọng đạo mình đang theo lại đi cải đạo mình, phải chăng chính
họ đang coi đạo của họ tốt hơn đạo Phật của mình.
Trở
lại câu chuyện ở trên nếu như đạo nào cũng tốt sao bác kia cứ phải bắt con dâu
con rể, cháu ngoại của mình theo đạo công giáo thì mới cho lấy con mình.
Trông
người lại nghĩ đến ta. Lâu nay mỗi khi có ai đó cái cải đạo sang đạo khác thì
chúng ta vẫn tự an ủi mình rằng: Đạo nào cũng tốt.
Một
người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang buông xuôi cho Phật tử của
mình cải đạo.
Một
người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm
của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của
mình cải đạo.
Một
thầy trụ trì phải là người thay Phật hoằng truyền Phật pháp, giảng đạo cho Phật
tử của mình hiểu đạo, giảng giải lợi ích của người biết tu theo Phật, thế nhưng
nhiều thầy trụ trì chỉ đơn thuần là người trông chùa, là người thủ nhang, là
người thầy cúng cho nên Phật tử của mình theo mình bao năm nhưng vẫn không hiểu
đạo. Một khi Phật tử đã không hiểu đạo thì dễ bị lôi kéo cải đạo. Khi Phật tử
bị cải đạo thì nói đạo nào cũng tốt cho vĩ hòa vĩ quý.
Một
người ông người bà, người cha người mẹ mà nói đạo nào cũng tốt là người đó bất
lực nhìn con cháu cải đạo mà không khuyên nhủ được.
Một
người Phật tử nói đạo nào cũng tốt là người đó không yêu đạo Phật của mình, là
người Phật tử quanh năm đi chùa chỉ biết cầu xin mà không học đạo.
Một
Phật tử nói đạo nào cũng tốt là người không hiểu gì về đạo của mình giống như
một người cầm vàng trong tay mà không biết đó là vàng mà cứ tưởng mình cầm cục
đất.
Một
người Phật tử con cháu cải đạo mà nói đạo nào cũng tốt là người thiếu trách
nhiệm hộ trì Phật pháp, là người thiếu trách nhiệm trong việc Phật giáo hóa gia
đình, là người chỉ biết một mình đi chùa mà không biết gieo duyên cho con cháu
đến chùa học đạo.
Một
thầy xuất gia hoặc một Phật tử thuần thành chân chính, một Phật tử có tâm hộ
trì Phật pháp thì không bao giờ nói câu đạo nào cũng tốt được.
Chúng
ta mỗi khi dâng hương lễ Phật thường đọc rằng: thề trọn đời giữ đạo, tâm bồ
kiên cố, chóng quay về bờ giác mà Phật tử nói rằng đạo nào cũng tốt một cách vô
tâm như thế há chẳng làm lung lay niềm tin của người mới sơ cơ học đạo hay sao?
Cuối
một khóa lễ chúng ta vẫn thường hồi hướng công đức này cho khắp cả để tử và
chúng sinh đều trọn thành Phật đạo mà chúng ta lại vô tâm nói đạo nào cũng tốt
để khoanh tay đứng nhìn Phật tử của mình, người thân mình, bạn đồng tu của mình
bỏ đạo sang đạo khác hoặc theo một tôn giáo cực đoan.
Giáo
lý nhà Phật là cao siêu vi diệu nhưng lâu nay chúng ta chỉ để trong thư viện và
cất giữ trong bốn bức tường mà không phải mang ra để giảng để học thì làm sao
Phật tử đi chùa hiểu được đạo, khi đã không hiểu đạo thì làm sao biết được đạo
mình đang theo có lợi ích gì, giá trị gì, có tốt hơn đạo khác không? Thế nên
mới nói đạo nào cũng tốt.
Chỉ
khi nào quý thầy giảng giải cho phật tử hiểu được chân giá trị của đạo Phật,
những lời hay ý đẹp trong lời Phật dậy để Phật tử hiểu đạo. Khi đã hiểu đạo thì
họ mới biết yêu biết quý đạo Phật của mình, mới trân trọng và giữ đạo và dám
dấn thân hộ trì Phật pháp trước vấn nạn cải đạo.
Giáo
lý là chân lý chắc thật không thể nghĩ bàn nhưng lâu nay Phật tử chúng ta đi
chùa cốt để mang ra tụng kinh cho Phật nghe, hoặc tụng cho có phước mà quên đi
việc hành trì theo lợi dạy của Phật.
Chỉ
khi nào chúng ta làm theo lời Phật dậy, trở thành người sống có đạo đức có nhân
cách cao đẹp, có ích cho đời có lợi cho đạo thì lúc đó đạo Phật không chỉ tốt
trong giáo lý mà tốt trong mỗi con người theo đạo ấy.
Lúc
ấy người ta nhìn vào đạo Phật với cái nhìn đầy thiện cảm cảm và yêu mến. Lúc ấy
người ta nhìn đạo Phật khác xa với các đạo khác, chứ không phải đánh đồng đạo
nào cũng tốt.
(Nguyễn
Hữu Đức)