Lời
nói đầu
Tác
phẩm “Life and Teaching of the Masters of the Far East (1935)”, hồi ký của
Dr. Blair T. Spalding (1857 – 1953) Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong
chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông”
Nguyên
tác có tất cả sáu quyển ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú
và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn độ, Tây Tạng, Trung hoa và Ba tư. Ba quyển đầu ghi
lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn từ Anh sang Ấn, sự gặp gỡ giữa phái đoàn
và những vị thầy tâm linh sống ở Á châu, và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ba quyển sau
là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình. Sự trao đổi
kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, với bản tường trình của phái
đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong
phái đoàn đã trở lại Ấn độ sống đời ẩn sĩ . Hồi ký của giáo sư Spalding là một
công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dự kiện được phái đoàn ghi nhận đầy
đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều đọc giả hâm mộ, nhiệt liệt
tán thưởng các quyển hồi ký này.
Xin
lưu ý với bạn đọc là, nội dung quyển sách này chứa đựng chủ yếu những tinh hoa,
văn hóa tâm linh qua các giáo phái, các thuật học Yoga, các đạo giáo... đại diện cho minh triết Ấn Độ. Tuy là nơi sản sinh ra đạo Phật nhưng nội dung của nó không nói nhiều đến giáo
lý đạo Phật. Cho nên, bạn đọc có thể xem đây như là thực đơn tâm linh mà bạn đọc
có thể tham khảo và thưởng thức tùy theo khẩu vị của mình về những nền minh triết
Á Đông và hiểu được rằng: chính nhờ cái nền tảng minh triết này mà có một Thái Tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ và lăn chuyển bánh xe "Chánh Pháp" lan tỏa khắp năm châu hiện nay. Nếu có thắc mắc gì, xin bạn đọc hãy để lại tin nhắn qua
messenger facebook: “Huyền Không Pháp Ấn”.
Bây
giờ mời bạn đọc click vào những chương đầu của tác phẩm “Hành Trình Về Phương
Đông” để tiện theo dõi…
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...