---oOo---
Tam
pháp ấn là giáo lý mang tính pháp định trong hệ thống giáo lý của Phật giáo.
Trong kinh Tương Ưng III, Đức Phật đã có lần hỏi các thầy Tỳ kheo:
“Này
các thầy, cái gì được thấy, được nghe, được nghĩ đến, được biết, được tìm cầu,
được ý tư duy, cái ấy là thường hay vô thường?
-
Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-
Cái gì vô thường là khổ hay vui?
-
Là khổ, bạch Thế Tôn.
-
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thì có thể
khởi lên suy nghĩ: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của
tôi”?
- Thưa không, bạch Thế Tôn (vô ngã).
- Thưa không, bạch Thế Tôn (vô ngã).
Như
vậy, vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định, chứng nhận tính chính thống
của giáo lý đạo Phật. Mọi giáo lý của đạo Phật đều phải mang ba dấu ấn đó.
Chính vì tính chất quan trọng này mà Tam pháp ấn luôn được nhắc đến trong hầu hết
kinh điển, từ kinh tạng Nam truyền đến Bắc truyền.
Ấn
là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư
tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn
có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp.
Tam
pháp ấn là ba khuôn dấu của chánh pháp gồm vô thường, khổ và vô ngã. Ba khuôn dấu
hay tính chất này xác định tính chính thống và đích thực của giáo lý đạo Phật
nhằm đảm bảo mọi suy tư, ngôn thuyết, diễn giải, thực hành của người Phật tử
không vượt ra ngoài mục tiêu giải thoát mà Đức Thế Tôn đã tuyên thuyết. Mọi
giáo lý không có ba khuôn ấn trên đều không phải của đạo Phật.
Kinh
điển Phật giáo có đến ba tạng, giáo nghĩa thậm thâm, tôn chỉ diệu huyền. Nếu
không có một tiêu chuẩn nào để khẳng định chính xác về Kinh điển Phật giáo thì
chúng ta sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa Kinh Phật và Kinh điển ngoại giáo. Bởi vì, vào
thời đức Phật, các thuật ngữ như Kinh, Luận... Đều đã được dùng trong giáo
nghĩa ngoại giáo. Ở Ấn Độ, chữ Kinh được dùng sớm nhất và phổ biến trong giáo
nghĩa Vệ Đà. Không những ở Ấn Độ mà ở Trung Hoa, thuật ngữ “Kinh” cũng
đã được dùng rất sớm (Thi, thư, lễ, nhạc), (Kinh, sử, tử tập). Vì lý do đó,
chúng ta sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa Kinh điển Phật giáo và Kinh điển ngoại đạo. Để
có một tiêu chuẩn ấn chứng cho Kinh điển Phật giáo, đức Phật đã dạy về “Ba Pháp
ấn”. “Ba Pháp ấn” đó là: Chư hành vô thường, Chư pháp vô ngã và Niết-bàn tịch tịnh.
Nếu Kinh nào có đủ ba pháp ấn này thì đó là Kinh điển do Phật nói, không có ba
pháp ấn này thì không phải do Phật nói. Ba thứ này là dùng để ấn chứng xem các
pháp giảng nói có chính xác hay không, nên gọi là Tam pháp ấn.
Vậy
ba pháp ấn là gì?
1.
Chư hành vô thường ấn:
Chư
hành vô thường ấn còn gọi là Nhất thiết hành vô thường ấn, Nhất thiết pháp vô
thường ấn, gọi tắt là Vô thường ấn. Hành có nghĩa là đổi dời, chuyển biến. Ý
nói hết thảy các pháp hữu vi niệm niệm sanh diệt nên đều vô thường. Tất cả các
pháp trong thế gian đều sanh diệt chuyển biến, mọi thứ đều vận động và sanh diệt
liên tục. Con người hay sự vật từ khi được sinh ra đã chịu sự chi phối của quy
luật vô thường cho đến hết kiếp, rồi tái sanh... cứ như thế cho đến khi nào thể
nhập chân như thì sự vô thường mới kết thúc.
Kinh
Phật là một phương thuốc cứu khổ hữu hiệu, Đức Phật là vị Lương y vô tiền
khoáng hậu, vì thế Ngài không thể không luôn luôn cảnh tỉnh chúng sanh về sự vô
thường. Trong hầu hết Kinh điển, đức Phật đều có nhắc đến sự vô thường. Có Kinh
đức Phật chú trọng dạy vô thường, có Kinh đức Phật dạy về vô ngã, có Kinh đức
Phật dạy về cảnh giới khổ diệt, Niết-bàn an tịnh. Kinh Niết-bàn dạy: "Thị
thân vô thường, niệm niệm bất trú...". (thân người vô thường, mỗi
niệm không ở yên một chỗ...). Tóm lại, sự vô thường được đức Phật dạy trong rất
nhiều Kinh.
2.
Chư pháp vô ngã ấn:
Chư
pháp vô ngã ấn còn gọi là Nhất thiết pháp vô ngã ấn. Chữ Hành ở trên chỉ giới hạn
pháp hữu vi, còn danh từ Pháp ở đây chỉ cho cả hữu vi lẫn vô vi. Ý nói tất cả
các pháp hữu vi, vô vi của thế gian đều không có thực thể của ngã, chúng đều vô
ngã. Các pháp vô thường, chuyển dịch tương tục, trong mỗi sát na mọi sự vật đều
thay đổi không ngừng, ví như dòng nước chảy mạnh, như sấm chớp, như bọt nước...
vì vậy chúng không có một thực ngã hay nói đúng hơn là không có một cái gì đó tồn
tại vĩnh viễn. Đức Phật sau 49 ngày đêm thiền định đã thấy được thực tại duyên
sanh vô ngã của các pháp. Tuy nhiên giáo lý duyên sanh vô ngã thậm thâm khôn lường
mà chúng sanh thì căn cơ thấp kém, khó bề hiểu nổi. Vì thế, Ngài đã khai mở Tam
thừa để phương tiện hoá độ, bằng mọi cách để chúng sanh thấy được sự vô thường,
vô ngã của các pháp. Cho nên trong giáo lý của đức Phật, giáo lý vô ngã, vô thường
bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển. Vì lý do đó, vô ngã được xem là một ấn chứng để khẳng định đâu
là Kinh Phật, đâu là Kinh ngoại đạo.
3.
Niết-bàn tịch tịnh ấn
Niết-bàn
tịch tịnh ấn còn gọi là Niết-bàn tịch diệt ấn, Tịch diệt Niết-bàn ấn, gọi tắt là Niết-bàn ấn. Ý nói pháp Niết-bàn diệt mọi sự khổ đau về sanh tử, luân hồi.
Đó là sự tịch tĩnh vô vi. Tất cả chúng sanh không rõ biết khổ sanh tử cho nên
khởi hoặc, tạo nghiệp, trôi lăn trong ba cõi vì thế đức Phật nói pháp Niết-bàn
tịch diệt. Pháp Niết-bàn tịch diệt tức là sự diệt khổ mà đức Phật đã trình bày
trong Tứ đế. Khổ diệt tức Niết-bàn. Tuy chúng sanh có đến tám vạn bốn ngàn trần
lao phiền não, nhưng con đường để đạt đến Niết-bàn tịch tịnh không gì khác hơn
là tu tập Tứ đế để thấy được các pháp là vô thường, vô ngã. Ở phần trên,
"Các hành vô thường" là chỉ nói hữu vi, "Các pháp vô ngã"
nói cả hữu vi lẫn vô vi, "Niết-bàn tịch tịnh" chỉ nói pháp vô vi. Có
nơi nói Tam pháp ấn là Khổ, Không, Vô ngã, nhưng trong mọi Kinh điển, phần lớn
Tam pháp ấn được trình bày là Vô thường, Vô ngã và Niết-bàn. Nếu Tam pháp ấn
này thêm "Tất cả các hành là khổ" thì thành Tứ pháp ấn hay gọi là
"Tứ pháp bổn mạt" hoặc gọi là "Tứ ưu đàn na". Nếu thêm
"Tất cả pháp vốn không" thì thành Ngũ pháp ấn.
1.
Vô thường
Đứng
trước dòng nước chảy, nhà triết học cổ đại Hy Lạp[1] đã
vội vã thốt lên rằng: "Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một
dòng sông". Cuộc sống của con người và vạn vật cũng như thế, tất
cả đều trôi chảy không ngừng, mỗi niệm sanh diệt như dòng nước luôn luôn thay đổi
giữa dòng sông. Đó là một sự thật không ai có thể chối cải, không một đấng Thần
linh nào có thể đổi thay. Một nụ hoa mới nở là một nụ hoa sắp tàn, con người từ
khi mới sanh ra là đã tiến dần đến cái chết. Đó là lý do vì sao đức Thế Tôn dạy
giáo lý vô thường cho con người. Trong khoảng thời gian làm người ngắn ngủi
này, chúng ta làm sao tự tạo cho mình một lối sống hợp với Chánh đạo. Quỷ vô
thường có bao giờ hẹn với một ai!
Thế
gian tất cả pháp danh diệt, biến đổi (thiên lưu), sát na không dừng nghỉ (vô
trú) nên gọi là vô thường. Theo Phật giáo, vô thường có hai loại:
+ Sát
na vô thường: tức là mỗi sát na có sanh, trú, dị, diệt, biến hoá.
+ Tương
tục vô thường: tức là trong một kỳ có bốn tướng Sanh, Trú, Dị, Diệt
nối tiếp nhau. Tướng Sanh tức là chỉ cho sự vật lúc mới sanh ra, lúc lớn lên
thì gọi là Trú, lúc trưởng thành thì gọi là Thành, lúc huỷ diệt thì gọi là Diệt.
Bốn tướng này còn có thể gọi là Thành, Trụ, Hoại, Không. Ví như cơn gió, lúc mới
thành từ những vùng nhiệt độ không đồng nhau thì gọi là Sanh (Thành), lúc thành
cơn gió thực sự thì gọi là Trú, lúc biến đổi mạnh lên, hoặc yếu đi thì gọi là Dị
(Hoại), lúc tan biến thì gọi là Diệt (Không). Tất cả các sự vật đều trải qua bốn
giai đoạn vô thường này. Đứng trên phương diện tuyệt đối của thời gian và không
gian thì bốn quá trình này xảy ra trong từng sát na (đơn vị thời gian ngắn nhất),
nhưng đứng trên phương diện tương đối về thời gian và không gian thì bốn quá
trình này thường được chỉ cho một kiếp sống của con người cũng như vạn vật.
2.
Vô ngã
Vô
ngã được xem như là hệ quả của quá trình phân tích về vô thường. Vì vô thường
nên vạn pháp không cố định, tức không có một cái gì gọi là ngã hay ngã thể. Cái
thể thường nhất, cái dụng có chủ thể gọi là ngã. Ở thân chấp ngã gọi là nhân
ngã, ở pháp chấp ngã thì gọi là pháp ngã, ở tự mình chấp ngã gọi là tự ngã, ở
người khác chấp ngã gọi là tha ngã. Tuy nhiên, thân người do ngũ uẩn hoà hợp
nên không có ngã thể thường nhất. Các pháp do duyên sanh nên cũng không có ngã
thể thường nhất. Đã không nhân ngã, không pháp ngã tức không có tự ngã và tha
ngã. Như vậy, rốt ráo không có ngã, đó là chân lý rốt ráo.
Tâm
lý con người vốn dày nặng tham sân si, bị nô lệ bởi dục vọng, làm tù nhân cho sự
khát ái, cả cuộc đời mưu cầu hư danh, huyễn tướng mà sự thật thì không có gì tồn
tại mãi mãi để làm thoả mãn khát vọng, vì thế mà đau khổ, càng đau khổ thì càng
mưu cầu, cho nên nghiệp ác chồng chất. Vòng sanh tử, luân hồi cứ làm chiếc cầu
nối từ kiếp này sang kiếp khác. Đức Phật đã từ bi dạy giáo lý vô ngã để cho
chúng sanh thấy được thật tại vô ngã của các pháp mà tu hành, hầu vượt qua khỏi
cửa ải sanh tử, luân hồi.
3.
Niết-bàn
Niết-bàn
còn gọi là Nê hoàn, Niết-bàn-na, Tàu dịch là Diệt, Tịch diệt, Diệt độ...các từ
này đồng nghĩa với từ Ly hệ, Giải thoát. Nguyên nghĩa Niết-bàn chỉ cho sự thổi
tắt, về sau chữ này được dùng để ám chỉ cho sự dập tắt phiền não, đạt đến cảnh
giới giác ngộ. Giác ngộ là mục đích thực tiễn nhất của Phật giáo, vì thế Niết-bàn
được xếp vào trong ba ấn. Ngoại đạo cũng có Niết-bàn nhưng khác với Phật giáo.
Kinh Hoa Nghiêm thì dịch chữ Niết-bàn là Viên tịch. Nghĩa hàm khắp pháp giới, đức
hàm khắp trần gian thì gọi là Viên. Nắm rõ hết chân tánh, dứt bỏ hết tướng luỵ
gọi là Tịch. Niết-bàn thường được chia làm hai loại:
+
Niết-bàn hữu dư
+
Niết-bàn vô dư.
Các
bộ phái phân chia hai chữ này rất phức tạp. Ở đây, chúng ta hiểu một cách dễ
dàng rằng, Niết-bàn vô dư là trạng thái tịch diệt như khi đức Phật diệt độ, còn
Niết-bàn hữu dư là trạng thái Niết-bàn như lúc Thế Tôn còn trú thế, còn một
chút dư báo về thân thể ngũ uẩn của Ngài.
Theo Duy Thức tông thì Niết-bàn được chia làm bốn loại:
Theo Duy Thức tông thì Niết-bàn được chia làm bốn loại:
1-
Bản lai tự tánh Niết-bàn,
2-
Hữu dư y Niết-bàn,
3-Vô
dư y Niết-bàn,
4-
Vô trụ xứ Niết-bàn. Bản
lai tự tính Niết-bàn là chỉ cho Phật tánh, Vô trụ xứ Niết-bàn là chỉ cho các bậc
Đại Bồ Tát vì do hạnh nguyện độ sanh mà hoá thân vào những cõi giới, nương trí
tuệ mà xa lìa cõi mê sanh tử, sống giữa khổ hải mà không lấm bụi trần. Đây là
nét đặc sắc của Đại thừa Phật giáo. Đức Phật vì thấy chúng sanh cứ mãi miết chạy
theo dục vọng, không lúc nào thấy được cảnh giới an lạc, giải thoát do đó mà
Ngài dạy về cảnh giới Niết-bàn, một cảnh giới hoàn toàn thanh tịnh, rốt ráo
thanh tịnh.
Với
ý nghĩa trên, giáo lý Phật giáo là hoàn toàn nhân bản, vì để cho chúng sanh
thoát ly sanh tử, luân hồi mà đức Phật dạy Vô thường, Vô ngã, Niết-bàn và cũng
vì để chúng sanh khỏi bị nhầm lẫn giữa Kinh Phật và Kinh ngoại đạo mà Ngài dạy
Tam pháp ấn.
Giáo
lý đức Phật thuyết trong 45 năm không ngoài vấn đề diệt khổ. Vì thế, chia 5 thời
giáo, 3 thừa thuyết cũng chỉ là những phương tiện để giáo hoá chúng sanh. Dù
chia 5 thời, 3 thừa thì cũng không ngoài các vấn đề Duyên sanh, Vô ngã, Vô thường,
Niết-bàn... vì thế Ngài đã lấy 3 pháp Vô thường, Vô ngã và Niết-bàn để làm tiêu
chuẩn ấn chứng cho Kinh điển Phật giáo. Là người Phật tử, chúng ta không thể ngộ
nhận Kinh Phật với giáo lý ngoại đạo. Để làm được như thế không thể khác hơn là
chúng ta phải học tập và nghiên cứu Kinh điển một cách sâu sắc./.
(Trích
lược nhiều nguồn)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...