Theo
quan niệm dân gian của những người ăn, khi nói đến ăn chay là ăn những chất
thanh tịnh, không ăn thịt cá và các thứ cay nồng thuộc loại ngũ vị tân (hành
tây, hành lá, hành ta, hẹ, tỏi, củ kiệu, hưng cừ, và thuốc lá). Nếu dùng
cá thịt và ngũ vị tân, người ta gọi là ăn mặn. Nhưng thật ra, chữ "Chay"
nguyên thủy vốn là chữ “Trai”, có nghĩa là thanh tịnh.
Chữ Trai còn có nghĩa là
thời thực, tức là ăn trước giờ Ngọ, nếu ăn quá giờ ngọ gọi là phi thời thực. Thời
đại Phật Giáo Nguyên Thuỷ và thời đại bộ phái Phật giáo, Trai thực là chỉ bữa
ăn trước giờ Ngọ. Thời đại Phật Giáo Phát Triển tức Phật Giáo Bắc Truyền hay Phật
Giáo Bắc Tông, phát khởi từ ý tưởng từ bi không giết hại sinh mạng chúng sinh,
Trai thực chuyển sang nghĩa Tố thực. Tố thực nghĩa là không ăn thịt. Giờ
đây nói ăn chay, trì trai là theo nghĩa này.
Đối
nghịch với chữ ăn chay là ăn mặn. Ăn mặn ở đây không có nghĩa là ăn muối nhiều
mà là "Ăn Mạng" để chỉ sự ăn sinh mạng các loài động
vật. Lâu ngày người ta nói trại ra thành ăn mặn, hay cũng là để tránh chữ ăn mạng
(chúng sinh), nghe không được thoải mái.
1. Lịch Sử Của Thuyết Ăn Chay
Ngay
từ những thời kỳ đầu của lịch sử được ghi chép lại, chúng ta thấy rằng chế độ
ăn chay được coi là chế độ ăn tự nhiên của nhân loại. Những người Hy Lạp, Ai Cập
và Hebrews (Do Thái) đầu tiên đã mô tả con người là những người ăn trái cây.
Các tu sĩ, hiền triết của Ai Cập cổ xưa đã không hề ăn thịt. Nhiều nhà hiền triết
Ai Cập vĩ đại kể cả Platon, Socrates và Pythagores đều là những người chủ
trương tích cực cho chế độ ăn chay. Nền văn minh vĩ đại của người Inca da đỏ ở
Bắc Mỹ đều dựa trên một chế độ ăn chay. Ở Ấn Độ, Đức Phật đã cố gắng thuyết phục
các tín đồ không được ăn thịt. Các nhà hiền triết đạo Lão là những người ăn
chay, những tín đồ Thiên Chúa giáo và những người Do Thái ban sơ cũng là những
người ăn chay.
Người Hindu cổ xưa ở Ấn Độ
luôn cấm ăn thịt. Manu là nhà lập pháp người Hindu đầu tiên đã viết, “Không bao
giờ có thể có được thịt mà không làm thương tổn tới các sinh vật, và nếu một
người nào đó làm thương tổn các con vật có ý thức, thì người đó không thể đạt tới
Chân Phúc của thiên đường. Vì vậy, tất cả mọi người hãy tránh xa thịt”. Một
trong những tông đồ đầu tiên và lỗi lạc nhất của Thánh Mohammed, người cháu
trai của ông, đã khuyên các tông đồ cấp cao: “Chớ có biến dạ dày của các vị
thành những nấm mồ của động vật”.
Thế là chúng ta thấy được
rằng trong suốt quá trình lịch sử, nhiều nhà hiền triết và thông thái đã theo
chế độ ăn chay và cố gắng thuyết phục những người khác cùng ăn chay.
2. Quan Điểm Của Các Tôn Giáo Về Vấn Đề
Ăn Chay
♦ Phật giáo
Đức
Phật dạy rằng ăn thịt cá là phạm giới sát sinh, nếu không trực tiếp sát thì
cũng gián tiếp sát, làm mất hạt giống từ bi bình đẳng, không thể nào tu hành
thành Phật được.
Đức Phật có nói “Tất
cả chúng sinh đều
có Phật tánh, ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành”. Chúng sinh ở
đây bao gồm cả người lẫn loài vật, con người vì nghiệp chướng quá nặng nên
không nhìn thấy các loài vật cũng bình đẳng như mình, cũng đều ham sống sợ chết,
cũng đều sợ lưỡi dao của người đồ tể, đều sợ hãi việc chém cắt thân thể ra từng
mảnh nhỏ, đều run sợ trước sự hung bạo.
Trong vòng luân hồi sinh tử
này, tất cả chúng sinh đều đã từng là cha mẹ, là anh em, là quyến thuộc của ta,
nếu ta ăn thịt các loài vật, cũng đồng nghĩa với việc mình ăn thịt của cha mẹ,
anh chị em và giòng họ của chính mình.
Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn
có viết "Ăn thị sẽ tiêu hủy hạt giống từ bi và mỗi hành động của người ăn thịt
sẽ làm mọi chúng sinh kinh sợ do hơi thịt của họ”.
Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn
có viết “Ta quy định các con không được ăn tất cả thịt dù đó là tam tịnh
nhục. Dù đó là thịt khác với mười loại thịt cấm trước đây cũng bị cấm. Thịt súc
vật chết cũng bị cấm... Mọi sinh vật nhận ra người ăn thịt và, khi ngửi được
mùi, đều kinh hoàng bởi cảnh chết chóc. Bất cứ người đó đi đến đâu, loài vật dưới
nước, trên mặt đất hay trên trời đều hoảng sợ. Nghĩ chúng sẽ bị người đó giết
chết, chúng có thể ngất xỉu hay chết..!”
Lời Phật dạy đã rõ ràng:
Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng.
♦ Nho giáo
Mạnh
Tử viết: “Nhìn thấy nó sống không nhẫn thấy nó chết, nghe tiếng nó không nỡ ăn
thịt nó”, cho nên người quân tử lánh xa nhà bếp.
♦ Thiên
Chúa giáo
Phần đông tín đồ Thiên Chúa Giáo không
ăn chay. Vậy Thiên Chúa giáo quan niệm ra sao về ăn chay?
Trong Sáng Thế Ký
(Genesis1:29), quyển đầu của kinh Cựu Ước có đoạn viết: "Chúa phán rằng:
Ta đã ban cho các con đầy đủ các loại rau quả và ngũ cốc khắp nơi trên thế giới
này. Đó là thức ăn của các
con vậy".
Sáng Thế Ký (1:30) viết tiếp:"Chúa
phán: Cùng những loài thú khắp nơi trên địa cầu, những nơi có sự sống, ta đã
ban cho các ngươi các loại rau quả và ngũ cốc để ăn. Các ngươi không được ăn thịt".
Trong đoạn này ở Sáng Thế
Ký (9:4) nhấn mạnh hơn: "Ăn thịt vốn có máu và có sự sống, nên các con
không được ăn".
Trong các quyển Thánh Thư,
phần lớn những lời rao giảng đều lên án việc ăn thịt. Theo Isaiah (66:3):
"Hành động giết chết một con bò chẳng khác gì hành động vặn cổ một con người
vậy"
Trong Thánh Kinh cũng có
chuyện về Thánh Daniel. Khi còn sinh tiền, có lần ngài đã bị giam trong ngục thất
tại thành Babylon, ngài đã từ chối các thức ăn mặn do bọn cai ngục mang tới mà
quyết đòi cho được đồ ăn chay mới thôi.
Thánh Benedict, người đã
sáng lập ra giáo phái Benedictine Order vào công nguyên 529, đã quy định các
giáo sĩ ở trong giáo hội phải ăn chay trường.
Giáo hội Cơ Đốc (Seventh
Day Adventist Church) nghiêm cấm các tín đồ sát sinh và ăn mặn. Tiến sĩ John H.
Kellogg, tín đồ trung kiên của giáo phái này ở Hoa Kỳ đã cổ xúy mọi người ăn
chay. Ông đã cai quản một bệnh viện bằng cách cho các bệnh nhân điều dưỡng chỉ
toàn bằng những thức ăn chay mà thôi .
♦ Phật giáo Hoà Hảo và Cao Đài giáo
Tại Việt nam, có hai nền tôn giáo mới là
Phật giáo Hoà Hảo và Cao Đài. Vậy quan niệm của hai tôn giáo này ra sao?
Theo Phật giáo Hòa Hảo,
trong 10 Điều Tâm Huyết, Đức Phật Thầy Tây An đã khuyên người đời ăn chay để
giữ hạnh lành như sau :
...Điều thứ tư Pháp môn quy luật
Hạnh trường chay cố sức trau giồi
Thịt là xương máu tanh hôi
Cỏ cây rau cải cũng rồi bữa ăn
Ðức Từ Bi thường hằng thể hiện
Không sát sinh lòng thiện ta còn
Lạt chay tuy chẳng ngọt ngon
Còn hơn thú vị cơm chan máu hồng...
Còn theo trong Cao Đài
giáo, khi dạy về giới cấm sát sinh, Đức Chí Tôn có dạy rằng: “...sau khi tạo lập
càn khôn thế giới, Thầy phân tánh Thầy mà tạo lập vật chất, thảo mộc, thú cầm,
con người, gọi chung là chúng sinh,... chi chi hữu sinh cũng do bởi chân linh
Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy.”
Ngoài ra, cơ bút của Đức
Diêu Trì Kim Mẫu đã viết trong bài Khuyến Nữ Hồi Tâm như sau:
...Lắm phen rồi mẹ khuyên chay lạt
Gốc gì đâu sinh sát cấm ngăn
Cũng tình liên lạc đồng bằng
Thú cầm vẫn thể linh căn Thượng Hoàng
Tuy chẳng nói thân hình giống tạc
Cũng biết ăn, biết khát, biết đau
Phơi da lóc thịt làm sao
Con ơi sao uống huyết đào đàn em...
Do đó theo Cao Đài giáo,
ăn thịt cá thì cũng như ăn thịt anh em của mình.
Nói tóm lại tôn giáo quan niệm rằng chúng sinh đều là anh
em, đều có sự sống, để biểu hiện tình thương yêu lẫn nhau ta không nên ăn thịt
lẫn nhau. Ngoài ra đó cũng là một cách để thể hiện sự công bình tức là đừng làm
cho kẻ khác những gì mình không muốn kẻ khác làm cho mình.
Creations