Trên mạng
lan truyền thông tin cây vạn niên thanh “có thể giết chết một đứa trẻ trong
vòng chưa đầy một phút và một người lớn trong vòng 15 phút” hoặc “nếu chạm vào
cây mà sờ lên mắt có thể gây mù”, và khuyên bỏ hết loại cây này để đảm bảo an
toàn…
Thực tế
trong họ ráy (araceae – họ thực vật một lá mầm, hoa kiểu cụm) có nhiều chi,
trong đó chi hay được làm cây cảnh bao gồm Dieffenbachia (vạn niên thanh lá
hoa, xuất xứ châu Phi), Aglaonema (minh ty, lượng ty, vạn niên thanh), Caladium
(môn đốm, môn cảnh), Nephthys và Epipremnum (vạn niên thanh leo). Mỗi loại trên
có độc hại và các đặc tính riêng, theo bảng sau:
Tên Dieffenbachia(Vạn niên thanh hoa) Aglaonema(Minh ty, vạn
niên thanh) Epipremnum(Vạn niên thanh leo, trầu bà) Rohdea japonica(Vạn niên
thanh Trung Quốc)
Xuất xứ
Nhiệt đới, chủ yếu từ châu Phi Đông Nam Á Châu Á, Australia) Đông Á (Trung Quốc,Nhật
Bản)
Đặc điểm
Cây cảnh thấp, có chấm ở lá. Ưa bóng râm nên hay trồng trong nhà Lá kim hoặc trứng,
hoa nhỏ không rõ rệt. Phiến lá loang màu bạc. Lá hình trái tim. Lá xanh hình
mũi mác. Hoa nhạt màu vàng, dày đặc. Trồng làm cảnh.
Độc
tính Nếu nhai lá, sẽ gây cảm giác nóng rát, nổi mẩn, chảy nước dãi, một số ít
trường hợp có phù nề nhưng hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng, sẽ khỏi khi
dùng thuốc giảm đau. Nhựa có độc tính, có thể gây mẩn ngứa, nhai lá có thể gây
viêm, rộp vùng miệng, lưỡi, họng… Có độc tính, gây kích ứng cho trẻ em và vật
nuôi. Không ăn được, và gây độc, nhưng lại dùng làm thuốc Đông y.
Xung
quanh những thông tin này, dược sĩ Phan Đức Bình – phó tổng biên tập tạp chí
Thuốc Và Sức Khỏe – cho biết cây vạn niên thanh thực chất là cây minh ti
(Dieffenbachia cultivar), còn có tên gọi khác là trường sinh. Minh ti thuộc họ
ráy (Araceae), là cây của vùng nhiệt đới (xuất xứ châu Phi), có nhiều chủng
loài lai tạo, hình dáng lá rất đẹp nên được trồng làm cây cảnh nội thất ở khắp
nơi trên thế giới.
Có rất
nhiều chủng minh ti với màu lá khác nhau. Nếu chủng cho lá có sọc ngang màu trắng
nhiều thì gọi là minh ti trắng; lá có sọc vàng gọi là minh ti vàng; lá rằn ri
chấm, đốm thì gọi là minh ti rằn…, tránh nhầm với các loài vạn niên thanh thuộc
giống Aglaonema (Aglaonema modestum, làm cảnh và làm thuốc).
Cũng
như các cây họ ráy khác, tất cả bộ phận của cây minh ti đều có độc. Do đó phải
cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này. Mủ (nhựa cây)
minh ti gây ngứa và nếu văng vào mắt thì rất khó chịu; ăn phải thì bị tê môi, đỏ
lưỡi, nói khó, ngứa họng… chứ không đến nỗi chết người, mù mắt như tin đồn. Người
ta thường khuyên nên dạy trẻ con đừng bứt lá chơi, đừng ăn lá và khi cây ra hoa
thì cắt bỏ hoa để khỏi ra trái (trẻ ăn sẽ bị ngộ độc).
Nếu lỡ
dính mủ cây minh ti bị ngứa thì không nên gãi mà hơ nóng (ấm) vùng da bị dính sẽ
khỏi. Nếu dính mủ vào miệng, mắt thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng
máy sấy tóc hơ ấm.
Vậy nên
nếu muốn trồng vạn niên thanh nên đặt ở nơi công sở, trong nhà thì nên cách xa
trẻ em. Bên cạnh cây đặt biển cảnh báo để mọi người lưu ý.
Nguyễn
Mạnh Linh
Trưởng
Phòng Phong thủy Kiến trúc Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị