Chúng
tôi chỉ còn nói tới Arthur và bà Mil-ligan.
Họ
đang ở đâu? Chúng tôi biết tìm họ ở đâu?
Chuyến
viếng thăm của ông James Milligan làm chúng tôi nảy ra một ý nghĩ và đưa ra một
kế hoạch mà kết quả xem ra là chắc chắn: vì James Milligan đã đến nhà cha mẹ
tôi một lần thế nào ông ta chẳng đến nữa? Chắc ông ta có làm ăn gì đó với cha
tôi. Vậy thì khi nào ông ta ra về, Mattia sẽ đi theo; biết chỗ ở của ông ta rồi
sẽ lân la hỏi chuyện bọn đầy tớ, từ những tin tức này có thể đến được chỗ
Arthur.
Đã
đến lúc mà, đáng lẽ phải đi chơi đàn trong các phố vào ban ngày chúng tôi lại
đi vào ban đêm bởi vì đúng vào nửa đêm mới là những buổi hòa nhạc Giáng sinh.
Như vậy ban ngày ở nhà, một trong hai đứa chúng tôi sẽ canh gác, thế nào chẳng
có lúc chộp được ông chú Arthur.
Một
hôm trong khi đi dạo phố phường tôi thấy một người giả da đen mặc quần áo lố
lăng có đuôi chim làm hiệu cho Mattia; lúc đầu tôi cứ tưởng một trò hề để làm
vui công chúng mà chúng tôi là nạn nhân, nhưng thật ngạc nhiên Mattia thân mật
đáp lại.
-
Cậu quen anh ta à? - Tôi hỏi Mattia.
-
Đó là Bob, bạn tớ hồi tớ làm ở rạp xiếc Gassot, chính anh ấy đã dạy tớ tiếng
Anh đấy.
Sau
khi trình diễn xong Những bản nhạc du dương của người da đen Bob đến chỗ chúng
tôi và cứ xem cái cách anh ta lại gần Mattia, tôi hiểu được người bạn đường của
tôi đã được mọi người yêu quý như thế nào. Đến một người anh ruột cũng không có
được niềm vui trong ánh mắt, trong giọng nói như của anh hề da đen này, người
mà "qua cái nghiệt ngã của thời gian buộc phải trở thành ca sĩ hát
rong" như anh ta bảo chúng tôi. Nhưng chúng tôi phải mau chóng chia tay để
anh ta còn đi theo đoàn, chúng tôi thì về nhà; hai người bạn đành phải để tới
chủ nhật sau mới có dịp vui sướng kể nhau nghe đã từng làm gì từ khi xa cách.
Có lẽ vì tình bạn với Mattia nên Bob rất muốn tỏ thiện cảm với tôi, thế là chẳng bao
lâu chúng tôi có một người bạn chân tình mà nhờ kinh nghiệm và những lời khuyên
của anh, cuộc sống ở Londres đối với chúng tôi dễ chịu hơn suốt từ hồi nào cho
tới lúc này.
Cứ
như thế chúng tôi đến gần lễ Giáng sinh, lẽ ra ra đi buổi sáng thì chúng tôi
lên đường mỗi buổi tối vào lúc tám hoặc chín giờ để tới những khu mà chúng tôi
đã chọn sẵn.
Nhưng
những ngày lễ Giáng sinh đã qua rồi mà James Milligan vẫn chưa xuất hiện. Sau
Giáng sinh lại phải ra đi ban ngày chẳng còn mấy cơ hội trông thấy hắn ta nữa.
Không
nói là chúng tôi đang bận tâm vì cái gì, Mattia cởi mở tâm tình với anh bạn Bob
của chúng tôi, hỏi anh xem có thể tìm được địa chỉ một bà tên là Milligan hoặc
một ông tên là James Milligan không. Nhưng Bob trả lời phải biết địa vị xã hội
của họ hoặc nghề nghiệp của họ thì mới được, ở Londres nhất là trong cả nước
Anh có biết bao người tên là Milligan.
Chúng
tôi không nghĩ tới chuyện này nữa.
Mattia
có ý kiến như sau: nó muốn chúng tôi quay về Pháp, nó nói, ở đó chúng tôi có
nhiều cơ hội gặp lại Arthur và bà Milligan hơn. Lúc nào nó cũng nói đi nói lại
ý nghĩ đó, nhưng tôi muốn trung thực với gia đình tôi nên từ chối không chịu trốn.
Mattia khẳng định rằng gặp được bà Milligan tôi sẽ gặp gia đình đích thực của
tôi. Nó nói thế với vẻ rất lạ nhưng không nói thêm gì.
Thời
gian cứ chậm chạp trôi đi, đã tới lúc gia đình tôi từ bỏ Londres để đi khắp nước
Anh.
Hai
chiếc xe lưu động đã được sơn lại, chất đầy ắp những hàng hóa mà chúng có thể
chứa nổi, hàng hóa thì người ta lôi ra từ hầm bí mật trong nhà xe.
Cuối
cùng mọi thứ đã sẵn sàng để ra đi. Tối hôm trước cha tôi đã báo cho chúng tôi
biết là chúng tôi sẽ đi theo họ, nhưng vẫn làm nghề chơi đàn.
Chúng
tôi lại đi trên những con đường lớn.
Chúng
tôi cứ theo sau hai cái xe, qua vùng đồng quê tươi đẹp thở không khí trong
lành. Mỗi khi tới một ngôi làng lớn, họ đưa xe ra một chỗ rộng, hạ một bên
thành xe xuống bày hàng ra trước sự tò mò của người mua.
-
Hãy xem giá cả này! Xem giá cả này! - Cha tôi la lên. - Không ở đâu rẻ như thế. Tôi
nghe thấy tiếng người mua xem hỏi giá rồi bỏ đi:
-
Chỉ có là đồ ăn cắp mới rẻ thế.
Giá
họ đưa mắt về phía tôi hẳn họ chẳng phải nghi ngờ gì nữa khi thấy mặt tôi đỏ
lên.
Nếu
như họ không thấy tôi bối rối thì Mattia thấy được điều này, buổi tối nó bảo
tôi:
-
Việc gì cậu cứ phải chịu đựng mãi nỗi hổ thẹn này nhỉ, Rémi? Chẳng lẽ cậu nghĩ
cảnh sát để yên không hỏi xem tại sao ông Driscoll bán hàng với giá rẻ thế? Tất
cả chúng ta đều có thể bị bắt... Làm sao chứng minh được là ta không làm gì?
Bào chữa cho mình thế nào?... Ta hãy xem có cơ hội nào là lập tức chuồn ngay,
tớ có linh cảm sắp xảy ra tai họa đến nơi. Xin cậu, Rémi, ta hãy quay lại Pháp
đi!
-
Cho tớ vài ngày nữa, rồi chúng ta sẽ xem.
-
Mau mau lên, tớ cảm thấy nguy hiểm chẳng khác gì con yêu tinh ngửi thấy mùi thịt
tươi.
Chưa
bao giờ những lời nói, lời cầu khẩn của Mattia làm cho tôi bối rối đến như thế,
mỗi khi nhớ lại những lời đó tôi lại tự bảo mình là sự do dự khiến tôi trăn trở
thật là hèn, tôi phải quyết định một bề thôi.
Hoàn
cảnh đã làm những gì mà tôi không dám làm.
Một
hôm cha tôi đến đóng đô ở một thành phố, cho rằng ở đó làm ăn được. Tới nơi sớm
lại không phải bày hàng nên tôi và Mattia đi xem trường đua ngựa ở cách thành
phố khá xa.
Nhiều
căn lều được dựng lên, từ xa đã có thể nhìn thấy những cột khói nhỏ đánh dấu giới
hạn trường đua. Chẳng mấy chốc chúng tôi đổ ra một con đường trũng xuống nơi đất
truông mọi khi cằn cỗi trơ trụi chiều nay đầy lán hàng dựng bằng ván gỗ trong
đó có các quán rượu, xe cộ hoặc đơn giản là những trại đóng quân ngoài trời.
Qua trước một ngọn lửa, chúng tôi gặp bạn chúng tôi, anh Bob. Thấy chúng tôi
anh vui lắm. Anh ở đó cùng các bạn anh để tổ chức biểu diễn sức mạnh và sự khéo
léo, nhưng mấy nhạc sĩ họ trông chờ lại lỡ hẹn thành ra ngày mai, lẽ ra rất
thành công có chiều hỏng việc. Nếu muốn, chúng tôi có thể giúp họ: thay thế các
nhạc sĩ, tiền thu được sẽ chia ra làm năm, lại có cả một phần cho Capi.
Vì
chúng tôi tự do muốn làm gì thì làm tùy thích, nên chỉ với điều kiện đem lại
thu nhập khá chúng tôi đã nhận lời ngay..Nhưng khi về nhà thông báo cho cha tôi
biết việc thu xếp này, bỗng nảy ra một khó khăn.
-
Ngày mai cha cần Capi. - ông bảo tôi.
Họ
lại cần Capi cho một công việc bẩn thỉu nào chăng? Nhưng cha tôi làm tiêu tan nỗi
lo ngại của tôi ngay tức khắc:
-
Capi tai thính, cái gì nó cũng nghe thấy, canh gác rất tốt, chúng ta cần nó để
giữ xe, đông thế này họ có thể lấy cắp hàng của chúng ta. Hai đứa đi chơi đàn với
Bob thôi, nếu công việc kéo dài thâu đêm, mà có thể như vậy lắm, thì các con
tìm chúng ta ở quán Cây Sồi Lớn, bọn ta ngủ ở đó.
Sáng
hôm sau, sau khi săn sóc Capi cẩn thận không để nó thiếu thốn cái gì, chính tay
tôi buộc nó vào trục chiếc xe mà nó có nhiệm vụ canh gác, chúng tôi đi đến trường
đua.
Vừa
đến nơi chúng tôi bắt đầu chơi đàn ngay, và chơi không nghỉ cho đến tận chiều tối.
Các đầu ngón tay tôi đau buốt như bị hàng ngàn cái gai đâm vào, Mattia thổi kèn
đẩy đến hụt hơi thở không nổi nữa. Tuy nhiên Bob và các bạn anh vẫn không thôi
biểu diễn các tiết mục. Tối đến, tôi tưởng đã đến lúc chúng tôi được nghỉ ngơi,
hóa ra lại từ cái lều của chúng tôi chuyển sang một tiệm rượu lớn, rồi các tiết
mục nhào lộn và âm nhạc lại tiếp diễn hăng hái hơn bao giờ hết. Cứ như thế cho
tới nửa đêm. Tôi không còn biết mình đang chơi bản nhạc gì, Mattia cũng chẳng
hơn gì tôi. Các bạn tôi cũng mệt rã rời, làm hỏng một trò diễn. Một lúc nào đó
một cái sào lớn phục vụ biểu diễn rơi ngay xuống đúng đầu ngón chân Mattia. Đau
đến nỗi nó kêu lên một tiếng, thịt rách ra, tuy xương không bị gãy nhưng Mattia
không đi được nữa.
Thế
là mọi người quyết định chúng tôi ngủ lại trong xe của Bob, sáng mai mới trở về
quán.
Ngủ
chỉ được vài tiếng đồng hồ nhưng cũng làm tôi lại sức, sáng hôm sau tôi tỉnh dậy
chuẩn bị đi nếu như Mattia, lúc ấy còn đang ngủ, có thể đi theo tôi. Ra khỏi xe
tôi đi lại phía Bob đang nhóm lửa. Mải nhìn anh ta đang dùng hết sức lực thổi
phù phù dưới cái nồi, tôi hình như nhận ra Capi, đang bị một cảnh sát dẫn đi.
Giật
mình tôi đứng lặng người tự hỏi thế nghĩa là thế nào, nhưng Capi, nhận ra tôi,
liền giật thật mạnh khỏi dây buộc, thoát khỏi tay.người cảnh sát. Chỉ vài bước
nó đã chạy tới chỗ tôi và lao vào vòng tay tôi.
Cảnh
sát bước tới:
-
Có phải con chó này của anh không? - Anh ta hỏi tôi.
-
Vâng.
-
Thế thì tôi bắt anh.
Và
anh ta nắm lấy cánh tay tôi.
Bob
đứng lên:
-
Tại sao anh giữ thằng bé này? - Bob hỏi.
-
Anh là anh nó à?
-
Không, là bạn.
-
Đêm qua có một người đàn ông và một thằng bé chui vào nhà thờ Saint-Georges qua
một chiếc cửa sổ ở trên cao bằng một cái thang, có cả con chó này đi theo để
canh gác nếu có ai làm phiền họ. Đúng là có người đến thật.
Họ
nhanh chóng bỏ trốn không kịp mang theo con chó. Nhờ con chó này chắc chắn tôi
sẽ tóm được kẻ gian. Thế là tóm được một rồi. Cha anh đâu?
Tôi
hiểu ngay chuyện gì đã xảy ra: không phải người ta hỏi mượn tôi Capi để giữ xe
mà để thông báo cho bọn ăn cắp trong nhà thờ biết có người đến! Tôi phải tự
mình bào chữa cho mình thôi.
Mattia
bị cuộc nói chuyện giữa chúng tôi làm thức giấc, ra khỏi xe.
-
Anh hãy giải thích cho họ em làm sao phạm tội được vì suốt đêm em ở đây với các
anh cơ mà.
Bob
dịch lời tôi nói với viên cảnh sát nhưng viên cảnh sát không tin như là tôi hy
vọng.
-
Cái gì chứng tỏ điều đó là thực? - Cảnh sát nói.
-
Tôi thề như thế chứ còn sao nữa! - Bob kêu lên.
- Ồ!
Anh ấy à, anh mà làm chứng thì còn phải xem lại đã.
-
Này anh đừng có mà lăng nhục tôi. - Bob nói một cách tự trọng. - Tôi là công
dân Anh đấy nhé!
-
Trong khi chờ đợi, tôi hãy cứ đưa thằng bé này đi đã, nó sẽ giải thích với ông
thẩm phán sau. Tôi giữ cả con chó, nó sẽ giúp tôi tìm thấy mấy kẻ kia. Nhà tù
mà họ giam tôi không phải để đùa, như cái nhà tù ở trong chất đầy hành như
chúng tôi đã thấy; đây là một nhà tù thực sự cửa sổ có chấn song lớn bằng sắt
chỉ nhìn thấy đã tiêu tan ngay mọi ý định vượt ngục. Toàn bộ đồ đạc chỉ có một
ghế dài và một cái võng.
Tôi
ngả người xuống chiếc ghế và suy nghĩ rất lung về hoàn cảnh đáng buồn của mình.
Tối
hôm qua mệt như thế nhưng lo lắng quá tôi không sao ngủ được. Tôi cũng không thể
động đến thức ăn người ta mang cho tôi.
Ngược
lại tôi vồ lấy nước mà uống, tôi khát đến cháy họng.
Tôi
muốn chuẩn bị các câu trả lời để cãi cho mình, nhưng tôi hoảng hốt quá. ái chà!
Mattia mới có lý làm sao! Lẽ ra tôi phải nghe nó!
Sáng
hôm sau một người cai ngục tới dẫn tôi vào phòng lớn của tòa án. Một làn gió
nóng thổi vào mặt tôi, tôi nghe thấy tiếng rì rầm khó phân biệt. Liếc mắt một
cái tôi thấy ngay toàn cảnh rõ nét đang ở quanh tôi: đó là phòng xử của tòa án,
trong phòng đầy những người.
Phòng
xử khá rộng, trần cao, cửa sổ lớn, chia ra hai khoảng ngăn cách với nhau, một
dành cho tòa, phần kia mở ra công chúng. Trên một cái bục cao có quan tòa ngồi,
trước mặt quan tòa ở vị trí thấp hơn là ba vị thẩm phán, còn trước cái đài ngồi
của tôi là một nhân vật mặc áo dài đeo tóc giả: luật sư của tôi.
Làm
sao mà tôi có được một luật sư nhỉ?
Do
Mattia và Bob gửi đến chăng? Những câu hỏi này chưa phải lúc để trả lời. Tôi có
một luật sư, thế là đủ.
Trong
một cái đài ngồi khác tôi nhìn thấy Bob và hai anh bạn và nhiều người khác nữa
mà tôi không quen; còn trong một cái đài ngồi khác nữa là viên cảnh sát cùng một
số người. Tôi hiểu đây là chỗ ngồi của những người làm chứng.
Nơi
dành cho công chúng ngồi chật ních.
Tôi
thấy Mattia, ánh mắt chúng tôi giao nhau, tôi cảm thấy mình can đảm trở lại.
Một
trong các thẩm phán lên tiếng, ông giải thích tóm lược tình hình câu chuyện: một
vụ ăn cắp xảy ra ở nhà thờ Saint-Georges, kẻ cắp là một người đàn ông và một đứa
bé, dùng thang leo vào nhà thờ qua một cửa sổ mà chúng đập vỡ kính ra, chúng
mang theo một con chó để canh gác. Một người qua đường về muộn thấy lạ vì có
ánh sáng le lói trong nhà thờ, ông ta lắng nghe thì có tiếng như tiếng vỡ, ngay
tức khắc ông đánh thức người coi nhà thờ dậy; người ta đến khá đông nhưng con
chó sủa lên thế là trong khi mọi người mở cửa bọn kẻ cắp tẩu thoát qua cửa sổ bỏ
lại con chó; con chó này trong khi cảnh sát Jerry dẫn đi đã nhận ra chủ mình
chính là thằng bé ngồi trên cái ghế dài kia, còn tên kẻ cắp thứ hai thì đang lần
theo dấu vết.
Sau
một vài nhận xét chứng tỏ tôi phạm tội, ông thẩm phán ngừng lời, sau đó một giọng
the thé cất lên: "Im lặng!" Quan tòa không buồn nhìn về phía tôi mà
như tự nói với chính mình, hỏi tôi tên tuổi, nghề nghiệp.
Tôi
trả lời những câu hỏi của quan tòa sau đó xin phép được nói bằng tiếng Pháp. Tôi
giải thích mình không thể ở nhà thờ vào giờ đó được bởi vì lúc đó tôi ngủ nơi
trường đua ngựa cùng với các bạn tôi.
-
Vậy anh giải thích thế nào về sự có mặt của con chó của anh trong nhà thờ? -
Quan tòa hỏi, tỏ ra kém tin tưởng ở những lời khẳng định của tôi.
-
Tôi không giải thích. Con chó không đi cùng với tôi. Buổi sáng tôi buộc nó vào
một chiếc xe của chúng tôi.
Tôi
không nói gì thêm vì sợ cho người ta những vũ khí chống lại cha tôi.
Người
ta gọi một nhân chứng, người này tuyên thệ trên quyển Thánh Kinh là sẽ nói sự
thật, không vì ghét hoặc vì yêu. Đó là một con người nhân hậu, thấp lùn, trông
cực kỳ oai vệ mặc dầu mặt thì đỏ, mũi thì xanh nhợt: đó là người giữ nhà thờ.
Ông
ta bắt đầu kể lể dài dòng, nào là mình đang hoang mang và phẫn nộ như thế nào
khi người ta đến đánh thức bảo là có kẻ trộm trong nhà thờ; nào là lúc đầu cứ
tưởng mọi người đùa mình, nhưng ai lại đùa với những người có tính cách như ông
bao giờ, cho nên ông hiểu là đã xảy ra một chuyện gì nghiêm trọng; ông vội chạy
tới, mở cửa nhà thờ ra, và thấy... một con chó ở trong đó.
Tôi
không có gì để trả lời cho việc này, nhưng luật sư của tôi suốt từ đầu không
nói gì bèn đứng dậy, lắc lắc bộ tóc giả, xốc lại chiếc áo dài trên vai và lên
tiếng: - Tối qua ai đóng cửa nhà thờ? - Ông ta hỏi.
- Tôi.
- Người gác nhà thờ trả lời.
-
ông có chắc không?
-
Tôi làm gì là chắc chắn đã làm việc ấy.
-
Được; thế ông có chắc chắn đã khóa cả con chó ở trong nhà thờ không?
-
Nếu con chó có ở trong nhà thờ thì tại sao tôi không trông thấy nó.
-
Mắt ông có tốt không?
-
Mắt tôi cũng như mắt mọi người.
-
Cách đây sáu tháng, có phải ông đã đâm đầu vào bụng một con bê phơi mình treo ở
trước cửa một cửa hàng bán thịt không?
-
Tôi không thấy một câu hỏi như vậy có lợi gì khi đưa ra cho một người có tính
cách như tôi. - Người giữ nhà thờ kêu lên mặt hóa xanh ra.
-
Xin ông hết lòng làm ơn trả lời câu hỏi này.
-
Đúng là tôi có va vào một con bê treo một cách vô ý thức trước cửa một hàng thịt.
- Ông không trông thấy nó ư?
-
Lúc ấy tôi đang bận tâm nghĩ tới chuyện khác.
-
Khi ông đóng cửa nhà thờ có phải ông vừa ăn cơm tối xong không?
-
Hẳn là thế rồi.
-
Thế khi ông đâm đầu vào con bê ông chưa ăn cơm tối chứ?
-
Rồi, nhưng...
-
Trong khi ăn cơm tối ông uống mấy vại bia?
-
Hai.
-
Có khi nào uống nhiều hơn không?
-
Đôi khi ba.
-
Sau bữa cơm có uống một cốc rượu trắng pha chanh với đường nữa chứ?
-
Thỉnh thoảng thôi.
-
Mấy cốc?
Vì
người giữ nhà thờ không trả lời, mặt càng ngày càng xanh, ông luật sư lại ngồi
xuống, vừa ngồi vừa nói:
-
Cuộc thẩm vấn này đủ tỏ ra rằng có thể con chó đã bị người làm chứng vừa rồi
khóa trong nhà thờ từ trước. ông này cứ sau bữa cơm.tối do bận lòng lo lắng cái
gì đó nên không nhìn thấy cả những con bê nữa. Đó là tất cả những gì tôi muốn
biết.
Giá
mà dám, chắc là tôi đã ôm hôn ông luật sư. Tôi thoát rồi!
Sau
người giữ nhà thờ, người ta còn nghe nhiều người làm chứng khác, rồi nghe đến
các bạn tôi. Cuộc hỏi cung chấm dứt, quan tòa hỏi tôi có muốn nói thêm gì
không.
Tôi
trả lời là tôi vô tội, tôi xin phó thác mình vào công lý của tòa án.
Lúc
đó quan tòa cho đọc biên bản rồi tuyên bố tôi sẽ chuyển sang nhà tù của quận chờ
đại bồi thẩm đoàn quyết định xem có bị gọi ra tòa đại hình hay không.
Tôi
xỉu đi trên chiếc ghế dài.
Rất
lâu sau khi vào lại nhà tù, tôi tìm ra lý do để giải thích cho mình vì sao
không được tha: quan tòa còn đợi bắt được những người vào trong nhà thờ đã, để
xem tôi có đồng lõa với họ không.
Ông
thẩm phán nói là người ta đang theo hút họ; chẳng bao lâu nữa tôi sẽ phải đau
khổ và nhục nhã xuất hiện bên cạnh họ trên ghế của tòa đại hình.
Biết
bao câu hỏi trong óc tôi làm cho thời gian trôi nhanh hơn tối qua.
Trước
nửa đêm một chút, tôi nghe có tiếng kèn đẩy, tôi nhận ra cách chơi kèn của
Mattia.
Tiếng
kèn vẳng tới tai tôi qua bức tường trước mặt cái cửa sổ phòng giam tôi. Cùng với
tiếng kèn có tiếng bước chân và tiếng rì rầm mơ hồ.
Tôi
đến mở cửa sổ ra. Tôi mở vô cùng thận trọng tránh cho nó kêu lên, cuối cùng nhờ
hết sức nhẹ nhàng tôi đạt được kết quả. Tôi đứng đó lắng tai nghe ngóng.
Bỗng
nhiên có đầu ai thò lên trên bờ tường: đó là đầu Bob. Anh ta lấy tay ra hiệu
cho tôi đứng xa cửa sổ ra. Tôi nghe theo tuy không hiểu gì. Tay kia hình như
Bob cầm một ống xì đồng, để lên miệng. Tôi nghe thấy một tiếng thổi đồng thời
trông thấy một cục tròn màu trắng bay vào rơi dưới chân tôi. Ngay lập tức đầu Bob
biến mất, tiếng kèn đẩy cũng im. Tôi không nghe thấy gì nữa.
Tôi
đóng cửa sổ lại, vồ lấy cục giấy mở ra đọc: "Tối mai người ta đưa cậu đến
nhà tù quận.
Cậu
sẽ đi tàu và ở trong toa tàu cùng với một cảnh sát. Hãy ngồi gần cửa toa chỗ cậu
bước lên; đi được độ bốn mươi nhăm phút (nhớ xem đồng hồ cho kỹ) tàu sẽ đi chậm
lại vì có chỗ ngoặt; hãy mở cánh cửa toa tàu ra và dũng cảm lao xuống, khi lao
hai tay duỗi ra phía trước sao cho rơi xuống trên hai chân; tới đất một cái leo
lên sườn dốc bên trái, bọn tớ sẽ ở đó cùng một cái xe và một con ngựa tốt; đừng
sợ gì cả; hai ngày sau ta sẽ về đến Pháp; can đảm lên!" Tôi thế là thoát rồi!
Không phải xuất hiện trước tòa đại hình! ôi! Những người bạn tốt!
Tuy
nhiên trong niềm vui bồng bột tôi có một ý nghĩ buồn: Còn Capi? Nhưng tôi nhanh
chóng gạt bỏ ý nghĩ này. Không đời nào Mattia bỏ Capi. Nếu nó tìm được cách cho
tôi vượt ngục nó cũng tìm được cách cho Capi trốn thoát.
Tôi
đọc đi đọc lại mẩu giấy hai ba lần nữa rồi nhai nuốt nó đi. Tôi ngủ yên ả.
Thời
gian trôi khá nhanh và chiều hôm sau, một viên cảnh sát vào ngục tôi bảo tôi đi
theo.
Tôi
hài lòng thấy đó là một người khoảng năm mươi tuổi thân hình không có vẻ mềm mại
lắm.
Vậy
là mọi việc có thể diễn biến theo chỉ dẫn của Mattia, lúc tàu sắp chạy tôi ngồi
gần cửa toa tàu, viên cảnh sát ngồi trước mặt tôi, chỉ có hai chúng tôi ở trong
toa.
Tôi
dựa vào cửa toa tàu mà cửa kính mở ra, tôi xin phép viên cảnh sát được nhìn
quang cảnh bên ngoài nơi chúng tôi đi qua, viên cảnh sát đồng ý. ông ta sợ gì
cơ chứ? Tàu đang chạy nhanh. Bỗng nhiên không khí lạnh tạt vào mặt ông ta, ông
ta đi xa cửa toa tàu vào ngồi ở giữa toa. Tôi chẳng biết lạnh là gì, nhẹ nhàng
thò tay trái ra ngoài mở nắm cửa sẵn, tay phải thì giữ lấy cánh cửa.
Sau
bốn mươi nhăm phút như Mattia đã dặn, đầu tàu rú còi và chạy chậm lại. Đến lúc
rồi. Tôi nhanh nhẹn đẩy cánh cửa tàu và nhảy xuống xa nhất có thể. Tôi rơi xuống
một cái hố. Cú sốc mạnh quá làm tôi lăn ra đất, ngất đi.
Khi
tỉnh lại tôi cứ tưởng mình vẫn còn ở trong tàu vì thấy mình đang được mang đi
theo một vận hành nhanh; tôi nghe thấy tiếng bánh xe lăn; tôi nằm trên một lớp
rơm. Má tôi trán tôi có ai vuốt ve, một cái vuốt ve mềm và ấm.
Tôi
mở mắt. Một con chó màu vàng nằm trên mình tôi và đang liếm cho tôi. Luồng mắt
tôi gặp mắt Mattia đang quỳ bên cạnh tôi - Cậu thoát rồi - Nó vừa nói vừa gạt
con chó ra, ôm lấy tôi.
-
Chúng ta đang ở đâu thế này?
-
Trên xe ngựa do Bob chở.
-
Em thế nào rồi? - Bob hỏi.
-
Em cũng không biết nữa. Có lẽ tốt thôi, hình như thế.
-
Cử động tay, cử động chân xem nào. - Bob kêu.
Đang
nằm thẳng trên nệm rơm, tôi làm như Bob bảo.
-
Tốt rồi, - Mattia nói, - không chỗ nào bị gãy cả.
-
Nhưng mọi việc xảy ra thế nào nhỉ?
-
Cậu nhảy tàu, chấn động làm cậu choáng váng, cậu rơi vào trong hố, không thấy cậu
đâu Bob bèn chạy xuống sườn dốc trong khi tớ giữ cương ngựa, Bob bế cậu lên.
Chúng mình tưởng cậu đã chết cơ đấy. Sợ quá!
-
Còn viên cảnh sát thì sao?
-
Đi theo tàu. Tàu có dừng lại đâu.
Tôi
đã biết những điều cơ bản. Tôi nhìn quanh thấy một con chó vàng nhìn tôi âu yếm,
đôi mắt dịu dàng.
-
Còn Capi? - Tôi hỏi. - Nó đâu?
Mattia
chưa kịp trả lời thì con chó vàng nhảy lên người tôi vừa liếm tôi vừa khóc.
-
Nó đấy thôi! - Mattia nói. - Bọn tớ nhuộm nó đi.
Tôi
vuốt ve lại chú Capi tốt bụng, tôi hôn nó. Bob quay lại phía chúng tôi và bảo
Mattia:
-
Em cầm cương ngựa một lát, anh phải làm cho không ai nhận ra cái xe khi đến chỗ
chắn đường nữa.
Đây
là một cái xe phủ vải bạt trên những cái vòng, Bob bèn đặt những cái vòng đó
vào trong xe, vải bạt thì gấp làm tư, anh bảo tôi lấy vải bạt phủ lên người và
khuyên Mattia cũng ẩn mình dưới tấm vải. Làm như vậy cái xe hoàn toàn thay hình
đổi dạng. Nếu người ta đuổi theo chúng tôi, các dấu hiệu mọi người kể lại sẽ
làm mọi tìm kiếm bị lạc hướng.
-
Ta đi đâu thế này? - Tôi hỏi Mattia khi nó nằm dài bên cạnh tôi.
-
Đi Littlehampton, đấy là một hải cảng nhỏ, ở đấy Bob có người anh ruột chỉ huy
một cái tàu chuyên đi Pháp mua bơ và trứng ở Norman-die, Isigny. Nếu ta trốn
thoát mà chắc chắn là chúng ta sẽ trốn được - đó là nhờ ở Bob. Bob làm tất cả đấy;
chứ còn tớ, thằng bé khốn khổ tội nghiệp, tớ làm gì được cho cậu đâu! Chính Bob
nghĩ ra cậu phải nhảy tàu, Bob mượn bạn bè cái xe và con ngựa này, rồi lại kiếm
cho ta một cái tàu để mà về Pháp, bởi vì nếu cậu đi tàu chạy bằng hơi nước cậu
sẽ bị bắt ngay. Cậu xem đấy, có bạn bè tốt thật là sung sướng.
-
Còn Capi, ai có ý định đem nó đi theo?
-
Tớ, nhưng Bob là người quyết định nhuộm lông nó thành màu vàng để người ta
không nhận ra nó nữa, chúng mình ăn trộm nó từ viên cảnh sát Jerry; đành rằng
Capi cũng cảm thấy ở tớ có chuyện gì đó nên để tớ muốn làm gì thì làm; hơn nữa
Bob còn biết rõ tất cả mọi thuật của bọn ăn cắp chó.
-
Còn chân cậu thế nào?
-
Khỏi rồi, hoặc gần như khỏi; tớ chẳng còn thì giờ nghĩ đến nó nữa.
Chúng
tôi đi rất nhanh vì ngựa tốt, Bob đánh xe cũng giỏi. Tuy nhiên chúng tôi phải dừng
lại cho con ngựa thở một chút và cho nó ăn. Bob dừng lại giữa rừng, tháo ngựa
và đeo vào cổ nó một cái túi dết đựng đầy lúa mạch lấy trong xe; đêm tối như
bưng, ít có nguy cơ bị bắt lại. Lúc đó tôi liền nói chuyện với Bob, nói vài lời
cảm động cảm ơn anh, nhưng anh không cho tôi nói hết những điều tôi cảm thấy.
-
Bọn em đã giúp anh, - anh nói và bắt tay tôi, - giờ đến lượt anh: hơn nữa em gần
như anh ruột của Mattia rồi còn gì, mà đối với một cậu bé tốt như Mattia thì
người ta sẵn sàng làm cho nó mọi việc.
Tôi
hỏi anh xem chúng tôi còn xa Little-hampton không; anh trả lời còn phải đi hai
giờ nữa và chúng tôi phải gấp lên vì tàu của anh anh cứ đến thứ bảy là đi
Isigny, thủy triều lên vào sáng sớm, mà hôm nay đã là thứ sáu rồi. Chúng tôi lại
lên nằm trên ổ rơm dưới tấm vải bạt, con ngựa đã được nghỉ ngơi giờ đi rất
nhanh.
-
Cậu có sợ không? - Mattia hỏi tôi.
-
Có và không. Tớ rất sợ bị bắt lại nhưng xem ra người ta không bắt lại tớ được.
Chỉ có điều cứ giày vò tớ, đó là đi trốn chẳng khác gì mình có tội. Sẽ bào chữa
cho mình thế nào bây giờ?
-
Bọn mình cũng đã nghĩ đến điều đó, nhưng Bob tin rằng phải làm tất cả để cậu khỏi
phải xuất hiện trên ghế của tòa đại hình. Phải ngồi đó thì phiền lắm, ngay cả
được tha bổng cũng vậy; tớ thì tớ không dám nói gì, bởi vì khẳng định thế nào
cũng phải đưa cậu về Pháp, tớ sợ rằng ý định đó có thể khiến tớ khuyên cậu lầm
chăng.
-
Cậu làm thế là phải, và dù xảy ra cái gì chăng nữa thì tớ cũng chỉ có thể cảm
ơn cậu và anh Bob mà thôi.
-
Sẽ không xảy ra cái gì đâu, yên tâm đi. Khi tàu hỏa đến ga, viên cảnh sát của cậu
sẽ báo cáo chuyện cậu, nhưng trước khi tổ chức xong việc tìm cậu thì đã mất khối
thì giờ rồi. Mà ta thì lại phi nước đại. Hơn nữa họ đâu biết ta xuống tàu ở
Littlehampton mà theo.
Chắc
chắn là, nếu họ không theo hút chúng tôi, chúng tôi sẽ có cơ may xuống tàu
không lo gì cả, nhưng tôi không yên tâm bằng Mattia.
Trong
khi đó con ngựa của chúng tôi, được Bob điều khiển một cách mạnh mẽ, vẫn tiếp tục
chạy trốn rất nhanh trên con đường vắng vẻ. Chỉ thỉnh thoảng chúng tôi mới bắt
gặp một vài chiếc xe khác. Những ngôi làng chúng tôi đi qua đều im ắng, thỉnh
thoảng lắm mới có một cửa sổ còn sáng đèn muộn; chỉ có vài con chó chú ý đến xe
chúng tôi đang chạy nhanh nên sủa theo mà thôi.
Sau
khi leo một đoạn đường dốc đứng, Bob dừng ngựa lại cho nó thở, chúng tôi xuống
xe, dán tai xuống đất nghe ngóng, nhưng ngay cả Mattia, tai thính hơn chúng
tôi, cũng không nghe thấy tiếng động nào khả nghi; chúng tôi tiếp tục cuộc hành
trình trong bóng tối và tĩnh lặng của đêm trường.
Bây
giờ không phải chúng tôi nằm dưới tấm vải bạt để trốn nữa mà là để tránh lạnh,
một làn gió lạnh thổi đã khá lâu. Khi chúng tôi thè lưỡi liếm môi, chúng tôi thấy
vị mặn của muối; đã gần đến biển. Chẳng mấy chốc chúng tôi nhận thấy một luồng
ánh sáng cứ từng khoảng cách đều đặn biến đi rồi lại hiện ra rực rỡ: đó là một
chiếc đèn pha. Chúng tôi đã đến nơi. Bob dừng ngựa, đưa nó đi thong thả nhẹ
nhàng vào một con đường ngang. Rồi anh xuống xe, bảo chúng tôi cứ ở yên đó, giữ
lấy ngựa. Anh đi xem anh của mình đã khởi hành chưa và liệu chúng tôi xuống
thuyền có nguy hiểm không.
Tôi
thú thật là thời gian Bob vắng mặt đối với tôi sao mà lâu quá. Chúng tôi không
ai nóigì chỉ nghe sóng biển đập vào bờ cát sỏi ở gần đâu đấy với tiếng động đều
đều càng làm tăng nỗi xúc động của chúng tôi. Mattia run bắn lên, tôi cũng vậy.
Cuối
cùng chúng tôi nghe thấy tiếng bước chân ở con đường lúc nãy Bob đi. Chính là
Bob trở lại. Anh không đi một mình. Khi anh tới gần, chúng tôi trông thấy một
người đi cùng với anh, đó là một người đàn ông mặc chiếc áo va-rơi bằng vải dầu
và đội một cái mũ len.
-
Đây là anh anh, - Bob nói, - anh ấy sẵn lòng nhận các em lên tàu. Ta chia tay
nhau ở đây thôi. Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong những hoàn cảnh tốt đẹp hơn,
anh hứa với các em như thế.
Anh
không nói thêm lời nào nữa và ôm hôn từng đứa chúng tôi, rất xúc động. Họng
chúng tôi nghẹn lại không biết nói gì. Bob ra đi không một tiếng động trong đêm
tối.
Chúng
tôi đi theo anh anh, và chẳng bao lâu đã đi vào những con phố tĩnh mịch của
thành phố, rồi sau vài khúc ngoặt ra tới bến cảng, gió biển quất vào mặt chúng
tôi. Anh của Bob chỉ con tàu của mình cho chúng tôi, không nói gì.
Vài
phút sau chúng tôi xuống tàu, anh đưa chúng tôi vào một ca-bin nhỏ.
-
Hai tiếng nữa anh mới khởi hành - anh nói - Bọn em đừng gây tiếng động nhé.
Khi
anh đã khóa cửa ca-bin Mattia sà vào vòng tay tôi không một tiếng động, ôm hôn tôi.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...