TẠI SAO PHỤ NỮ NHẬT BẢN LUÔN NHẸ NHÀNG, TAO NHÃ?

Đó là do họ tuân theo ba nguyên tắc giao tiếp đã có từ xa xưa. Nói chuyện rất ôn hòa và dịu dàng.

Về phương diện này, có thể nói phụ nữ Nhật cực kỳ lễ độ và điềm đạm. Đặc biệt là họ luôn luôn nói năng dịu dàng, nhỏ nhẹ dù ở bất cứ đâu. Cử chỉ nhẹ nhàng, khoan thai.

Theo truyền thống của Nhật Bản, khi ngồi phụ nữ Nhật tuyệt đối phải khép hai chân lại và để tay tự nhiên trên đầu gối, khẽ nghiêng mình và lúc nói chuyện cũng hơi khom lưng.

Ngoài ra, người Nhật còn có một kiểu “ngồi” khá nổi tiếng. Tư thế này đòi hỏi người ngồi phải quỳ trên đôi chân đang khép sát vào nhau, tay đặt tự nhiên lên đầu gối, thân thể có xu hướng hơi nghiêng về phía trước.

Kiểu ngồi này bắt nguồn từ việc người phụ nữ Nhật luôn luôn duyên dáng và dịu dàng, đằm thắm trong những bộ kimono truyền thống, dù cho đất nước đang trong thời loạn lạc chiến tranh hay thời thái bình thịnh trị. Không chỉ vậy, những tiểu thư con nhà danh gia vọng tộc thường khoác lên mình những bộ kimono kiểu cách, khá cầu kỳ. 

Do đó, họ đều phải quỳ xuống trong khi ngồi hay hành lễ. Đây cũng được coi là một nét đặc biệt trong văn hóa truyền thống của người Nhật.Ở Nhật quỳ trên chiếu Tatami được coi là một kiểu ngồi, gọi là “tọa” (kashikomaru hoặc tsubau.) hay “chính tọa” (Seiza).

“Tọa” cái tên đã có từ thời đại Asuka (vào khoảng thế kỷ thứ VII) được truyền từ Trung Quốc sang nhưng mãi đến thời kì Edo mới được chính thức đưa vào giảng dạy.Seiza là kiểu ngồi mà đôi chân sẽ phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể và giữ thẳng lưng ( khi không cần cúi người tỏ lòng kính trọng hay chào hỏi).

Do đó, nó sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái, thậm chí là như một cực hình khi phải ngồi trong tư thế ấy . Nhưng đối với người Nhật mà nói thì nó lại không phải là hình phạt nào cả, mà là một cách hưởng thụ, bởi vì họ đã được luyện tập từ bé. 

Ngày nay, khi thưởng thức trà đạo, kiếm đạo, trong tang lễ hay những buổi tọa đàm trang trọng người Nhật thường sử dụng kiểu ngồi Seiza.

Kiểu ngồi seiza

Trước đây có một đoàn nhạc của Trung Quốc đã diễn vở Syunkinsyou nổi tiếng của Nhật Bản. Để có thể miêu tả hết những gì tác giả gởi gắm vào trong vở kịch, các diễn viên phải nổ lực rất nhiều và đặc biệt là luyện “ngồi” (Seiza). Dù phải chịu nhiều đau đớn khi tập thế Seiza nhưng nhờ quyết tâm mà họ đã có được một buổi biểu diễn rất thành công. Các nhân vật được khắc họa rất chân thật và sống động.

Nội tâm an hòa

Đa phần phụ nữ Nhật rất điềm đạm, hòa nhã từ tính cách cho đến nét mặt, cử chỉ bên ngoài. Các cô gái sẽ không trực tiếp nói lên ý kiến riêng của mình ngay lập tức, mà họ sẽ đứng trên lập trường của đối phương mà suy xét vấn đề, tôn trọng người khác và lựa chọn lời nói thích hợp để tránh làm người khác tổn thương. Người ta thường nói rằng: “Con gái Trung Quốc dịu dàng là muốn để cho con trai yêu quý mình. Nhưng con gái Nhật dịu dàng lại là vì muốn làm cho các bạn nam được vui vẻ”.

Ở Nhật Bản, nếu một cô gái không xinh đẹp nhưng lại rất ngọt ngào, dịu dàng thì chắc chắn cô ấy cũng sẽ có rất nhiều người săn đón. Phần lớn, đàn ông Nhật thích có bạn gái thông minh nhưng họ cũng mong người yêu mình biết kín đáo “ẩn mình” phía sau họ. Ngoài ra, các đấng mày râu ở Nhật còn hy vọng bạn gái mình là một người thanh cao, tao nhã. 

Họ cho rằng con gái dịu dàng, từ tốn mới là người sâu sắc, tế nhị và quyến rũ.Ở bên cạnh những người phụ nữ Nhật dù là già hay trẻ bạn cũng sẽ cảm nhận được sự dịu dàng, hòa nhã toát lên từ họ. Có thể không xinh nhưng những nét đẹp tâm hồn của họ sẽ để lại ấn tượng khó quên trong tâm trí bạn.

Thư thái và yên bình là cảm giác mà mọi người thường cảm nhận được sau khi tiếp xúc với những người phụ nữ Nhật. Bao âu lo, muộn phiền như được trút bỏ xuống hết. Không phải ai cũng có thể mang lại sự thoải mái cho người khác như họ được.

Bởi lẽ, nó không phải chỉ là những lời nói suông, hay những hành động qua loa lấy lệ. Mà nó thật sự xuất phát từ tấm lòng thiện lương của họ.Phụ nữ Nhật ngày nay cũng vậy, họ luôn quan tâm đến vẻ đẹp tâm hồn. Đặc biệt là họ rất coi trọng việc trau dồi hiểu biết về “Đạo” của mình. Có thể nói “Đạo” được người Nhật áp dụng rất nhiều vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, tâm luôn có “Đạo” – dùng “Đạo” để chỉ đạo việc tu tâm dưỡng tính.

Biên dịch: Thanh Thanh
Biên tập: Tuệ Minh