Nhiều người bị "bóng đè" khi
ngủ rất hoảng loạn và lo lắng cho rằng nó liên quan đến tâm linh. Tuy nhiên, hiện
tượng này chứng tỏ sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Theo Boldsky, liệt thân khi ngủ (sleep
paralysis), dân gian thường gọi là “bóng đè" là hiện tượng một người không
thể cử động trong lúc ngủ. Trạng thái này có thể kéo dài từ vài giây đến vài
phút, thậm chí lâu hơn, thường xảy ra ngay trước khi bạn chìm vào giấc ngủ hay
gần tỉnh dậy.
Các nhà khoa học phát hiện trong khoảng
90 phút đầu của giấc ngủ, bộ não con người rất kích động, các giấc mơ đạt mức
cao trào. Nếu cơ thể ở trong trạng thái mệt mỏi hay lo lắng về một
vấn đề gì đó, trí não có thể tạo những kịch bản quái dị nhất trong khi bạn
hoàn toàn nằm yên.
Khi đó, người bị "bóng đè" sẽ
cảm thấy mình đang trong trạng thái mơ màng nhưng có cảm giác rất tỉnh táo và
nhận thức được hình ảnh, âm thanh xung quanh. Tuy nhiên họ không thể cử động
hay nói. Các hiện tượng này khiến họ sợ hãi và hoảng loạn.
1. Bóng đè
khiến bạn có cảm giác như đã chết rồi
2. Hầu
hết những người đã trải qua hiện tượng bóng đè thường mô tả cảm giác như mình
đã chết rồi hoặc đang ở lưng chừng của cái chết.
Dưới góc độ khoa học, vùng vỏ não được
kích thích rất mạnh khiến con người trở nên tỉnh táo, không khác gì lúc thức.
Thế nhưng lúc này, những mối liên hệ thần kinh giữa não với các bộ phận cơ thể
lại chưa được khai thông. Kết quả là người bị bóng đè cảm thấy tê liệt giống
như có ai đang đè chặt tay chân mình vậy.
2. Bóng đè đáng sợ hơn cả một cơn ác mộng
Theo tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng và
nghiên cứu sinh của Học viện of Sleep Medicine - Michael Breus, bóng đè đáng sợ
hơn cả những cơn ác mộng.
Bởi lẽ trên thực tế, khi bạn đi vào giấc
ngủ sâu (REM - mi mắt chuyển động nhanh), hệ thần kinh của bạn đã được nghỉ
ngơi, gần như là bị tê liệt. Hiện tượng bóng đè khiến cho hệ thần kinh của bạn
đi ngược lại với nguyên tắc đó.
Chính vì thế, người bị "bóng
đè" sẽ cảm thấy mình đang trong trạng thái mơ màng nhưng có cảm giác rất tỉnh
táo và nhận thức được hình ảnh, âm thanh xung quanh. Tuy nhiên họ không thể cử
động hay nói được. Bởi vậy, bóng đè khiến nạn nhân thấy vô cùng sợ hãi và hoảng
loạn.
3. Bóng đè có thể liên quan đến ảo giác
Không giống những hình ảnh trong giấc mơ
mờ mờ, ảo ảo, những ảo giác này xảy ra khi tâm trí bạn hoàn toàn tỉnh táo và
ngay cả khi đã mở mắt.
Dù hiếm gặp nhưng theo nhà nghiên cứu
Breus, người bị bóng đè còn có thể cảm nhận được hiện tượng này bằng cả thị
giác và thính giác. Sự sợ hãi tột độ khiến cho nhịp tim của nạn nhân tăng cao,
đập thình thịch trong đêm vắng.
4. Bạn không thể tự đánh thức mình dậy
Nhiều người từng trải qua hiện tượng này
cho biết, khi gặp bóng đè, họ có thể cử động được ngón chân, ngón tay hay cơ mặt
nhưng để ngồi dậy bình thường thì không thể.
Dường như lúc đó, bạn sẽ rơi vào tình trạng
như bị ai đó kéo lại mà không thể giải thoát được mình. Theo tiến sĩ Michael
Breus, cơ địa mỗi người một khác và bạn sẽ không thể tự thức dậy được, bạn chỉ
có thể chờ nó đi qua mà thôi.
5. Bóng đè là hiện tượng tự nhiên và ai
cũng có thể rơi vào trạng thái đó
Hiện tượng bóng đè đi vào giấc ngủ hoàn
toàn tự nhiên và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng và
nhận thức ở mỗi người thì khác nhau.
Có những người chỉ bị một vài lần trong
đời, một cách ngẫu nhiên, tại những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống. Một
nghiên cứu đã chỉ ra, hiện tượng bóng đè xảy ra hầu hết ở lứa tuổi sinh viên và
người có tiền sử bệnh tâm thần.
6. Bóng đè có thể liên quan đến việc mất
ngủ
Theo tiến sĩ Breus, những người mất ngủ,
hay ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Và điều này khiến cho nguy cơ
họ gặp bóng đè càng cao.
Bởi lẽ đó, bạn cần chú ý chăm sóc giấc
ngủ cả về chất lượng và số lượng. Khi bạn ngủ nhưng lại thức dậy quá nhiều lần
trong một đêm sẽ khiến giấc ngủ của bạn không sâu. Bên cạnh đó, việc ăn quá no,
uống rượu trước khi ngủ cũng khiến giấc ngủ không đủ "ngon", rất dễ kết
bạn với bóng đè.
7. Trên thực tế chưa ai xác định được
nguyên nhân chính xác của hiện tượng này
Rất nhiều tài liệu y tế có niên đại từ
thế kỷ X hay cuộc nghiên cứu lâm sàng được tiến hành bởi người Hà Lan vào năm
1664 trên một cơ thể phụ nữ 50 tuổi đã ghi lại về hiện tượng bóng đè... nhưng vẫn
chưa có bất kỳ nghiên cứu nào đưa ra được lời giải chính xác về hiện tượng này.
Hầu hết nghiên cứu đều chỉ ra rằng,
stress, trầm cảm hay gene di truyền là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
8. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng
minh bóng đè có thể giết được bạn
Tiến sĩ Breus cho biết: "Nghiên cứu
chỉ ra rằng, bóng đè không gây ra thiệt hại vật chất nào cho cơ thể và cho tới
nay, chưa có trường hợp tử vong nào được báo cáo.
Trong một vài nền văn hóa, hiện tượng
bóng đè được dựng lên để răn đe cũng như hù dọa con người. Để có thể tránh gặp
hiện tượng này, cách tốt nhất là bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Những giấc ngủ
ngon, sâu giấc, sẽ giúp bạn đánh bại hiện tượng này".
Nguyên nhân của hiện tượng bóng
đè là thiếu ngủ. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, chu kỳ giấc ngủ của bạn
sẽ gặp trục trặc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu gia đình từng có
người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, bạn cũng phải đối mặt với nguy cơ gặp
"bóng đè".
Theo một số nghiên cứu, hiện tượng
này xảy ra chủ yếu với những người làm việc căng thẳng, có vấn đề tâm lý, thiếu
ngủ dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể... Tuy nhiên, đối với nhiều người, nó chỉ
xảy ra một hoặc hai lần và hiếm khi trở thành bệnh mãn tính.
(nguồn: khoahocthuongthuc)