HÃY SUY NGHĨ LẠI

Hai cô bé Dina Bunggal, 9 tuổi và Princess Diansing, 3 tuổi đang tìm cách băng qua một con đường ở thành phố Zamboanga (Philippines) thì một chiếc xe máy chạy quá tốc độ lao tới. Một nhân chứng tên Jovito Urpiano cho biết anh thấy vật gì đó lao ra ngoài như tên bắn đến chỗ chiếc xe máy hướng về phía hai bé gái.

Lúc đầu anh Urpiano chỉ nghĩ ai đó đã ném chú chó ra để chặn đường chiếc xe máy, nhưng sau đó Urpiano nhận ra rằng chính chú chó này đã tự mình lao ra để cứu hai đứa bé.

Chú chó này có tên là Kabang, được cha của 2 em bé trên nhặt được trên một cánh đồng lúa rồi mang về nhà nuôi cho đến lúc trưởng thành.

Hành động của Kabang đã cứu hai cô bé thoát chết, tài xế lái xe máy cũng chỉ bị xây xát nhẹ. Tuy nhiên, anh hùng bốn chân nằm dài trên một vũng máu và thoi thóp thở. Toàn bộ mũi và hàm trên của Kabang bị cuốn vào bánh xe máy.

Câu chuyện của Kabang gây xúc động trên toàn thế giới. Thông qua sự vận động của cô y tá Karen Kenngott, sống tại New York, nhiều người đã quyết định quyên góp tiền cho chú chó này điều trị dứt điểm vết thương trên mặt của mình.

Tuy không thể tái tạo hoàn toàn khuôn mặt cho Kabang, các cuộc phẫu thuật đã giúp nó tránh được nhiễm trùng và có thể sống một cách bình thường bên chủ cũ.

Hiện nay, trước vấn nạn giết hại động vật nói chung và loài chó nói riêng một cách dã man, Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng chó bị giết hại cao nhất. Dường như người ta không quan tâm đến tiếng kêu la thảm thiết của những con vật trong lò mổ, vô tâm trước nỗi đau của chúng. Đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng vì tình yêu thương sự sống muôn loài, vì giữ gìn đạo đức trong tâm mỗi người, điều này không nằm ngoài tinh thần từ bi trong Đạo Phật.

“Từ thuở sơ khai ban đầu, khi trái đất vẫn còn là một hành tinh đơn độc, chưa có sự sống của muôn loài. Từ những nhân duyên nào đó, cùng với sự phát triển của tự nhiên, các sinh vật đơn bào bắt đầu xuất hiện, hình thành sự sống. Qua lịch sử phát triển, các sinh vật nguyên sinh ấy dần tiến hoá, từng bước trở thành nhiều chi loài và tiến hoá thành cả con người.

Có thể nói mọi loài đều có liên quan mật thiết, đều có chung một tổ ấm ban đầu, dù là người hoặc chim, thú, cá, tôm,…. Tất cả đều liên hệ với nhau. Bởi vậy muôn loài trên trái đất này đều phải yêu thương nhau, bảo vệ lẫn nhau. Hơn nữa mỗi loài là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái, thiếu đi một loài thì sẽ gây mất cân bằng tự nhiên, chính vì thế việc bảo vệ các loài động vật là vô cùng quan trọng.

Hiện nay các nơi đều nêu cao những khẩu hiệu bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ sinh thái, mọi người đều lên án những hành vi săn bắt thú rừng và đặt ra luật pháp để bảo vệ động vật hoang dã rất nghiêm ngặt. Nhìn vào ta nghĩ rằng con người đang có những suy nghĩ tích cực, có tình yêu đối với động vật. Thế nhưng có một điều ẩn đằng sau đó mà rất ít người chịu nhìn nhận và ngăn chặn, đó chính là nạn ăn thịt chó. Tại sao lại nói như vậy? Vì ta có thể thấy rằng: Chó là loài động vật thân quen với con người. Nó được nuôi trong gia đình, trở thành người bạn với trẻ em, người đồng hành với thân chủ, cùng ta trải qua bao sóng gió.

Dân gian có câu “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nhà nghèo”. Thật vậy, dù người chủ có giàu có hoặc nghèo hèn, dù cuộc sống có nổi trôi, bấp bênh hay êm ấm, hạnh phúc thì chó vẫn luôn ở bên cạnh, cùng con người sẻ chia vui buồn, san sẻ những đắng cay, ngọt bùi. Chó làm ta vui vẻ, quên đi những nỗi nhọc nhằn, chó có thể quấn quýt bên ta, không những thế, nó còn có thể xoa dịu đi những nỗi buồn, những nỗi đau của chúng ta. Dù mưa gió, bão bùng nó vẫn một mực trung thành. Đã có nhiều câu chuyện kể về những chú chó không tiếc thân mình lao vào hiểm nguy để cứu chủ mình… Những hành động ấy thật cao quý, đẹp đẽ, mà loài vật dù không có nhiều trí khôn nhưng có thể làm được cho người chủ, người bạn mình. Thử hỏi trong trường hợp đó, nếu là con người thì có sẳn sàng hy sinh thân mình để cứu lấy người khác không? Những câu hỏi ấy luôn xoáy sâu trong lòng chúng ta, và chúng ta luôn tự hỏi rằng loài chó trung thành là vậy, tại sao con người lại nhẫn tâm giết thịt và ăn chính người bạn thân thiết thiết của mình?”

Ông ngoại chúng tôi kể lại, ngày xưa ông cũng hay ăn thịt chó. Nhưng có lần cắt cổ con chó nhà, lỡ để sảy mất. Chiều trở về, cổ vẫn còn dính máu me nhưng khi gặp ông, nó vẫn mừng rỡ, ngoắt đuôi! Kể từ đó ông bỏ hẳn, không ăn thịt chó nữa. Lâu nay, người ta vẫn hay nói về lòng trung thành và sự thông minh của loài chó, câu chuyện trên là một minh chứng thực sự thuyết phục.

Do đó chúng ta ý thức được rằng:

- Chó là người bạn thân thiết của con người, giết hại chó là giết hại người bạn của chính mình, đó là hành động dã man, vô lương tâm.

- Ăn thịt chó là tiếp tay cho tội ác.

- Quả báo bệnh tật, đau khổ, cô đơn, vì đã phản bội lại chính loài vật trung thành với mình.

- Tất cả muôn loài đều có quyền được sống và ta phải tôn trọng sự công bằng đó.

- Vì đạo đức chúng ta hãy bảo vệ, chăm sóc chó như người bạn đồng hành thân thiết trong cuộc sống.

- Chúng ta cần nâng cao ý thức yêu thương, chăm sóc, bảo vệ loài động vật này nhiều hơn.

- Chó là loài động vật cực kỳ thông minh, có tầng số tâm linh cao. Khi giết một con chó làm nó đau đớn, giận dữ, sợ hãi thì chúng sẽ tiết ra chất độc ở trong thịt, mà khi ăn thịt đó con người cũng đồng thời ăn cả chất độc này. Cho nên, với người không hiểu biết, họ ăn thịt chó thấy có vẻ ngon nhưng người ăn không ngờ mình đã ăn phải thịt nhiễm nhiều độc tố. Vậy có nên ăn thịt chó không, khi mà món ăn này không chỉ gây ra đau đớn cho con vật thông minh gần gũi với con người, mà còn mang đến nguy cơ về sức khỏe đối với người ăn thịt nó. Ở thời đại này, thực phẩm đã đầy đủ hơn, chúng ta có nhiều sự lựa chọn nên không cần phải ăn thịt chó. Hơn nữa, dù pháp luật không cấm, không bắt thành tội nhưng Luật Nhân Quả cao hơn sẽ xử tất cả.

Hãy chấm dứt nạn đánh cắp chó, buôn lậu và đối xử tàn nhẫn bằng cách truy cập vào địa chỉ website dưới đây và ký tên:



Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...