BÃO.....

Sau khi đi qua đảo Luzon (Philippine), bão Maysak nhanh chóng suy yếu, tuy nhiên sức tàn phá của nó cũng rất đáng kể.

Khi phóng viên đài truyền hình phỏng vấn một nạn nhân của cơn bão, ông ấy nói ông cảm thấy rất may mắn và cám ơn Thượng Đế đã bao dung, độ lượng và từ bi cứu mạng ông.

Chúng tôi nghĩ cũng có những người khác đang than thở với Thượng Đế rằng nhà cửa họ đã tan hoang và người thân họ đã bị giết chết. Một Thượng Đế toàn năng, hiểu biết và định đoạt mọi chuyện. Kể cả chuyện làm ra trận bão giết người ấy.

Trong đầu chúng tôi như thường lệ, có hàng loạt câu hỏi:

1/ Có thể là vì một số người đã phạm lỗi gì đó với Thượng Đế nên Ngài trừng phạt họ bằng cách tàn phá tài sản và giết chết người thân họ. Nhưng làm sao ai có thể gọi hành động đó là “từ bi” được?

2/ Nhưng có những đứa bé sơ sinh cũng bị chết; chúng có tội gì trừ “tội ban đầu” vì được sinh ra do bởi chính quyết định của Thượng Đế?

3/ Những người sống sót cám ơn Thượng Đế đã tha tội và tha mạng họ. Tại sao Ngài chỉ tha thứ cho một số người mà không tha thứ cho các người khác? Có thể vì Ngài có lý do gì đó (“con người chỉ có thể đoán thôi chớ không thể hiểu được”), nhưng hành động đó làm sao có thể gọi là “bao dung, độ lượng”?

4/ Nếu Thượng Đế trừng phạt một số người vì tội gì đó (mà họ cũng không biết) thì tại sao họ lại đi than thở với Ngài? Nếu công an thành phố bắt giam một người bán thuốc lá lậu thì họ có than thở với đồng chí công an không?

5/ Nếu những người nầy không biết họ đã làm gì mà bị trừng phạt như vậy thì làm sao họ có thể hoán cải được? Và trừng phạt mà không mở đường cho cơ hội để hoán cải thì có phải là vô ích không? Và trừng phạt lối đó thì làm sao có thể gọi là phát xuất từ lòng thương yêu được?

6/ Trong lúc đang bão, chắc chắn hầu như ai cũng cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi. Thượng Đế có nghe những lời cầu nguyện nầy không? Tại sao lời cầu nguyện có vẻ chỉ hiệu nghiệm cho một số người mà thôi?

Tương tự, giá cà phê trong nước hiện giờ bị sụp giảm so với giá cuối niên vụ năm 2014, bao đại lý điêu đứng vì trữ hàng và khối tiền lãi vay mượn từ ngân hàng bị mắc kẹt trong đó.

Có bao nhiêu đại lý, bao nhiêu công ty thì có bấy nhiêu người chủ mất ăn mất ngủ. Có người thì đi cầu xin thánh thần, có người thì đi coi thầy sửa cửa kho hàng, có người thì cho rằng do năm tuổi mắc hạn "tam tai", người có vốn (phước) thì thản nhiên và đa phần ngồi đó chịu trận.

Có lý nào thần thánh trù dập người này cứu vớt người kia? Có lý nào tuổi tác tạo ra ảnh hưởng kẻ này né tránh người kia? Có lý nào phong thuỷ, lỗ ban, địa lý, phương hướng gần gũi nhà này xa lánh nhà kia?
Ngẫm lại mà xem, tất cả do đâu? 

Thật ra, khi phước lộc, nhan sắc, thọ mạng.... chủ nhân không đủ, ai rồi cũng muốn tìm cách vay mượn bên ngoài để bổ sung, để thực hiện ý muốn của mình. Cho nên, là thọ mạng, là nhan sắc, là kinh tế... dù có thông minh tính toán và tiên đoán, đều phải chịu tính rủi ro cả.

Lúc thả gà ra vườn thì phải lường trước sự thất thoát khi vay bắt mới được, có đúng thế không?

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...