CHÙM NHO MƠ ƯỚC

Một con cáo đi ngang vườn nho của người. Thấy một chùm nho chín mọng, treo lơ lửng. Cáo thèm rỏ dãi, cố đứng trên hai chân sau, với hai chân trước để hái. Loay hoay hì hục mãi, cáo mệt bở hơi tai, thở hồng hộc mà vẫn chưa nếm được trái nào. Cuối cùng, cáo liếm mép bỏ đi.

Cho đỡ tức, cáo ta tự an ủi:
- “Còn xanh lắm!”

Lép Tôn đã kể lại câu chuyện ngụ ngôn trên trong quyển sách học vần của ông. Chuyện chấm dứt khi con cáo bỏ đi, để lại lời bình phẩm “còn xanh lắm.”

Tác giả không nói gì thêm nhưng chúng ta có thể hiểu rằng, nếu với hái được chùm nho ngon lành đó, cáo ta sẽ không nói như vậy.

Trên thực tế, không có chú cáo nào thốt ra câu nói và có hành động như trên, tương tự như loài người đa sự của chúng ta. Nếu chùm nho “danh vọng, tiền tài, nhan sắc, quyền lực...." nằm trong tay ta thì hái được dễ dàng, giá mà ta không mệt nhoài, bở hơi tai vì nó… thì có lẽ ta sẽ không thèm thuồng bỏ đi, sau khi hạ một câu: "vì bão!" "đã hoàn tất kế hoạch!" "Ðộc lắm!” “Dở lắm!” “Ẹ lắm!"...v.v..và nhăn nhăn.

Nếu chỉ vì cái ước muốn chủ quan mà người ta đã vội đầu tư năng lượng, để rồi kết quả không như mong đợi thì quả thật "ê mặt" như chú cáo già của Lép Tôn.

Trong cuộc sống, đã bao lần chúng ta với hái những chùm nho như thế thất bại đó là cơ hội để con người ta nhận thức đó là sự tất yếu và một lẽ thường tình. Khi thất bại, người ta thường sẽ thu minh lại, mặc dù bị cảm giác đè nặng rất khó chịu, nhưng người ta vẫn rán tìm một lý do nào đó để vớt vát, che đậy thất bại của mình.

Cũng nhờ những lần như thế mà lòng tự hào háo thắng trong con người mình bị rơi rụng bớt theo năm tháng và tuổi tác. Đó là lý do tại sao người ta thường nói: "khi người ta càng có tuổi, người ta càng trở nên trầm tỉnh, biết cân nhắc trong các quyết định của mình".