TÌNH CẢM TRẺ CON VỚI NGƯỜI LỚN

Có 1 em nhỏ về nhà khoe với ba:

"Ba ơi hôm nay ba cho con 5 đồng con ăn hết 2 đồng.

Còn 3 đồng hồi nãy con đi ngang thấy 1 ông già nghèo khổ xin ăn nên con đã lấy 3 đồng tặng cho ông già đó."

Ba: Đâu bàn tay nào của con biết đưa cho người nghèo đâu đưa tay cho ba hôn coi.

Con: Liền đưa 2 tay lên.

Ba: Ba hỏi tay nào con đưa tiền cho, sao con đưa 2 tay lận?

Con: Thưa ba khi con cho ông cụ đó con đưa bằng 2 tay ạ.

Ba: Ai dạy con biết cho người nghèo bằng 2 tay?

Con: Ba quên sao? Hôm bữa ba mới đọc cho con nghe 1 câu chuyện đó.

Ba: Câu chuyện gì?

Con: Dạ câu chuyện Kính trọng người già và người nghèo đó.

Nay con nhớ câu chuyện đó nên con tặng bằng 2 tay.

==  ==    ==  =   ==

Khi mình dạy cho con điều lành, điều hay lẽ phải đôi khi rất có lợi, mình lớn tuổi rồi, bận nhiều việc nên mình đọc rồi đôi khi mình quên không nhớ nhưng trẻ nhỏ chưa vướng bận gì nhiều nên ghi nhớ rất sâu, rất rõ những gì ba mẹ dạy cho trẻ lúc còn nhỏ.

Nếu mình muốn bố thí cho người ta thì phải nhớ rằng mình phải bố thí, phải tặng cho người ta bằng 2 tay để cho người nhận tiền ấy không bị mặt cảm, không bị buồn tủi khi người ta vứt tiền cho mình.

Dù mình tặng cho người nghèo nhưng nhớ là phải đưa 2 tay cho trịnh trọng để đừng làm tổn thương người nhận đó. Nhiều khi mình cho người ta 5 đồng nhưng đưa bằng 1 tay hay vứt đó và hông nhìn họ thì đôi khi người ta nhận nhưng người ta bị tổn thương lắm, người ta cảm thấy như bị khinh rẻ.

Khi mình cho người ta 5 đồng nhiều khi mình chỉ có Phước và giảm đi cái Đức. Phước là cái của mình cho, Đức là ở chỗ hành động của mình.

Nếu làm vậy thì chỉ tăng Phước và đôi khi giảm Đức thì rất uổng.
Đức đôi khi lại quan trọng hơn Phước nữa.

Có Phước nhiều thì ta sẽ có tiền tài vật chất, có nhà đẹp...

Có Đức thì sẽ được nhiều người kính trọng, tuy hông giàu nhưng không ai coi thường mình cả. Người có tiền mà không có Đức đôi khi lại bị người khác coi khinh.

(Sưu tầm)