Có
bao giờ bạn tự hỏi chính mình rằng: Sống để làm gì? Nếu sống để tồn tại theo
quy luật tự nhiên thì đó là cách sống thụ động và không có ý nghĩa.
Do
đó, sống không chỉ là tồn tại mà phải biết chuyển hóa cuộc sống của mình sao
cho ý nghĩa và có ích cho đời.
Có nhiều người sống không biết mình sống để làm gì? Đó là lối sống của những người không có mục đích, không có lý tưởng và hoài bão. Đây là điều mà rất nhiều người mắc phải. Nhiều người buông xuôi cuộc sống của mình, phó thác cho dòng đời đẩy đưa, sống với quan điểm: Sống qua ngày để chờ qua đời. Tựa như một chiếc xe mới mua về để trùm mền, không có ích gì cho cuộc đời và luôn cảm thấy cuộc sống vô vị, nhàm chán.
Rất
nhiều nguyên nhân khiến họ có lối sống tiêu cực như thế. Chẳng hạn như vì hoàn
cảnh, họ không được người lớn định hướng, giáo dục về cách sống đẹp. Hoặc họ bị
thất bại nên buông xuôi mọi thứ. Hay họ là một người không biết vươn lên và tự
vạch lối tìm lý tưởng sống cho mình. Để rồi 24 tiếng trôi qua lại trống trãi và
vô nghĩa. Những người như vậy rất dễ sinh ra những tật xấu, như ông bà ta có
câu “Nhàn cư vi bất thiện”.
Trên
cuộc đời tồn tại 2 hạng người: Một là sống cho mình, hai là sống cho mình và sống
cho người. Đặc biệt còn rất ít người sống cho người khác. Đây là cách sống tuyệt
vời, cao đẹp nhất. Thường đó là cách sống của những người lãnh đạo tinh thần
như Đức Phật, hoặc những anh hùng liệt sỹ, hay những nhà khoa học, bác học hi
sinh cả đời mình trong phòng thí nghiệm để phát minh ra những thành tựu cho nhân
loại.
Đối
với những người sống cho riêng mình, họ là người đáng nguy hiểm. Vì sao? Bởi một
người sống không có lý tưởng, chỉ biết sống và nghĩ cho bản thân mình thường
hay chiều chuộng nhu cầu của thân, rồi hành động theo chính bản năng của mình.
Và chúng ta cũng biết rằng, bản năng con người đáng sợ hơn cả loài cầm thú.
Một
câu chuyện xảy ra ở vùng miền Bắc, người đàn ông trung niên để ý đến một cô gái
hàng xóm. Canh lúc gia đình cô ta đi vắng, ông tìm cách tán tỉnh cô ấy nhưng bị
từ chối quyết liệt. Vì bị mất sỉ diện nên ông đã nghĩ cách hãm hại gia đình cô
gái ấy bằng cách phun thuốc trừ sâu vào giếng nước trước nhà. May thay khi dùng
nước, cô kịp phát hiện ra nên không nhận phải hậu quả từ việc trả thù này.
Hay
câu chuyện án mạng rầm rộ cả nước thời gian qua tại Bình Phước. Vì thù hằn gia
đình người yêu mà kẻ sát nhân đã ra tay giết hại dã man tất cả người trong gia
đình cô gái ấy.
Những
ví dụ trên cho ta thấy, bản năng của con người thật sự rất nguy hiểm. Khi quá rảnh
rỗi hoặc không có lối sống đẹp, thường hành động theo bản năng của mình. Nếu
không đạt được nhu cầu sẽ không kiểm soát được bản năng, dễ dàng gây ra những
hành động vượt xa đạo đức của con người một cách đáng sợ như vậy. Còn con thú,
nếu nó không đạt nhu cầu thì thôi chứ không nghĩ đến cách khác để hãm hại, đưa
con vật khác vào đường cùng.
Trong
một xã hội rất cần tồn tại đạo đức. Đạo đức không tạo ra tiền, nhưng nếu không
có đạo đức thì không ai sử dụng được đồng tiền một cách hạnh phúc cả. Và nếu một
cộng đồng không có mặt của người có đạo đức thì chúng ta đừng mong rằng được sống
trong sự bình an như bây giờ. Vì thế, đừng nghĩ có tiền là có tất cả. Nhất là
những gia đình khá giả, đưa tiền bạc cho con cái xài phun phí, không giáo dục
con cái về đạo đức thì chắc chắn chúng sẽ trở thành kẻ thù của nhau mà thôi.
Cuộc
sống không có đạo đức sẽ tạo ra những lớp người như thế. Cho nên, Đức Phật
không ban tặng cho chúng ta ngọc ngà, châu báu, Ngài tặng cho chúng ta lối sống
đạo đức, biết nhân quả, tội phước.
Xem
thêm: 10 bí quyết giúp bạn được mọi người yêu quý
Thực
tế còn cho thấy rằng: Những người sống không có lý tưởng, vô dụng thường sống
theo hai lối:
1. Hãm hại và chiếm đoạt tài sản của người
khác.
Không
ít những vụ án chặt tay cướp điện thoại, giết người cướp của. Chúng xem nỗi đau
của người khác, sinh mạng của người khác quá rẻ túng mà chỉ biết một điều duy
nhất rằng: Phải làm sao có tiền để ăn xài, hưởng thụ, bất chấp tất cả. Vì thế,
hòa thượng Huyền Diệu có viết rằng: Nếu anh thực sự là một con người thì xin
anh nếu không làm lợi ích cho chúng sanh thì đừng làm đau khổ chúng sanh.
**
Lời dạy này như lời thức tỉnh về sự suy tàn của đạo đức con người trong xã hội
hiện đại này. Một xã hội càng hiện đại, rộng lớn thì dường như tệ nạn càng xuất
hiện nhiều hơn. Do đâu? Đó là do nhu cầu của con người ngày càng tăng cao mà
không biết cách tự kiềm chế. Sống quá nuông chiều nhu cầu cá nhân để rồi bất chấp
mọi thứ để hành động theo bản năng hung ác của mình để đạt được điều mong muốn.
Bản năng con người đã rất khó kiềm chế mà nếu chúng ta cứ tiếp thêm những nhu cầu
khác từ bên ngoài và không kiểm soát, không biết điểm dừng thì hậu quả chính là
tệ nạn xã hội.
2. Dựa dẫm vào người khác
Đây
là lối sống rất tầm thường, hèn nhát. Trong khi cuộc sống có những người tàn tật,
họ vẫn biết vươn lên làm chủ lấy mình để không làm gánh nặng cho người thân và
xã hội. Nhưng lại có người tay chân đầy đủ, khỏe mạnh lại có lối sống dựa dẫm,
bám víu vào sức lao động của người khác.
Vì
thế, người học Phật phải là người có lý tưởng sống đúng đắn, không chọn lối sống
vì bản thân mình, lừa gạt hay dựa dẫm vào người khác mà phải có ý chí vươn lên,
đạt ước mơ của mình bằng sự nỗ lực, cố gắng tự thân. Thêm vào đó là phải biết sống
hi sinh và phục vụ cho đời, cho đạo.
Đừng
nghĩ rằng sống như thế là thiệt thòi cho chính mình. Đức Phật dạy người Phật tử
cách sống từ bi, hỷ xả, bố thí, bao dung, nhẫn nhục không phải để đẩy đưa cuộc
sống của chúng ta khó khăn, bế tắc, thua thiệt. Dạy như vậy giúp chúng ta sống
có ý nghĩa, sống ý nghĩa, từng bớt gọt dũa, bào mòn đi tính phàm phu của mình từ
đời này qua đời khác.
Đừng
sống theo lối thờ ơ, ích kỷ cho bản thân mình trước những khó khăn, bất hạnh của
người khác vì như thế là tự chúng ta tạo nên lối sống lãnh cảm, mất cảm xúc. Và
biết đâu, cuộc đời chúng ta cũng sẽ rơi vào những lúc khó khăn như thế?
Hãy
tạo nên lối sống đẹp, lối sống có ý nghĩa và cống hiến. Một người càng hi sinh
cho đời, cuộc sống càng ý nghĩa hơn và họ sẽ thấy giá trị của mình trong cuộc đời,
an vui hơn, tự tại hơn. Và ngược lại, một người chỉ biết sống ích kỷ, gom hết
vào bản thân mình thì cuộc sống chắc chắn sẽ rất vô vị, nhàm chán.
Là
cư sĩ tại gia, chúng ta phải nêu gương sống của có những vị thời Đức Phật như Cấp
Cô Độc, Vi Sa Kha, Vua Ba Tư Nặc, hoàng hậu Mạc Lỵ,… để cùng đưa Phật pháp vào
đời xây dựng đạo đức cho xã hội. Biết sống vì người khác, chia sẻ và thực hiện
những điều tốt đẹp cho đời và cho người, có thể chịu thiệt một chút nhưng đổi lại,
chúng ta sẽ tạo nên ý nghĩa cho cuộc sống của bản thân mình.
Những
người biết sống vì người, vì thiên hạ chính là những người phi thường, chẳng hạn
như nhà khoa học Edison chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày và thời gian còn lại ông cống
hiến cho khoa học dể tạo nên những thành tựu phục vụ cho đời sống của nhân loại.
Và đó cũng là lý do mà hình ảnh những người cha người mẹ luôn trở thành một biểu
tượng bất diệt thiêng liêng vì cả cuộc đời, sống chỉ để hi sinh cho con cái mà
quên đi bản thân mình.
Tóm
lại, chủ đề bài viết Sống không chỉ tồn tại muốn gửi gắm đến chúng ta rằng, phải
biết đặt mục đích sống cho bản thân minh, bởi có mục đích sống mới vượt qua được
những hạn chế của bản thân, mới đạt được hoài bão của mình và biết cống hiến
cho đời. Cách sống như thế sẽ tạo nên cái nhìn tích cực giảm thiểu đi mặt tiêu
cực trong cuộc đời của chúng ta.
Dựa vào bài giảng: Sống không chỉ tồn tại – của Thầy Phước Tiến
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...