Có một anh chàng tiều phu làm mất rìu chặt cây của
mình, anh ta nghi ngờ cậu bé nhà hàng xóm ăn cắp rìu. Cho nên mỗi cử chỉ đi đứng
của cậu bé anh ta đều nghĩ rằng đó là cử chỉ của kẻ ăn cắp.
Từ đó cứ mỗi lần nhìn thấy những biểu hiện trên nét mặt của cậu bé, anh ta cho
đó là nét mặt của kẻ ăn cắp. Nghe cậu bé nói chuyện cũng cho là giọng nói của kẻ
ăn cắp... Trong suy nghĩ của anh ta, nhất cử nhất động của cậu bé đều giống kẻ
ăn cắp rìu.
Rồi một hôm sau, anh ta lên núi tìm thấy lại cây búa của mình bỏ quên trên trên gò đất. Từ đó, anh ta nhìn mọi cử chỉ và hành động của cậu bé nhà hàng xóm không giống kẻ ăn cắp như trước đây anh vẫn nghĩ nữa.
Qua câu truyện ngụ ngôn này ta thấy rằng trong cuộc sống cần có những suy nghĩ khách quan hơn, đừng như anh chàng tiều phu đã để thành kiến của mình lấn át lí trí. Khi gặp chuyện gì thì chúng ta phải biết bình tĩnh nhìn mọi việc một cách khách quan thì mới tìm ra giải pháp phù hợp, đừng vội nghi ngờ người khác khi không đủ căn cứ.