Theo kết quả của những công trình khảo cổ từ
đầu thế kỷ 19 đến nay, cái nôi của nền văn minh Tây Phương đã được xác nhận là
vùng đồng bằng rộng lớn ở miền Cận Đông.
Đất đai của vùng này rất phì nhiêu vì nó đã
được tạo nên bởi đất bồi từ những con sông dài gồm có sông Nil (Ai Cập) sông
Jordan (Palestine) sông Syria và nhất là hai dòng sông Euphrate và Tigris đều
xuất phát từ Tiểu Á để cùng đổ vào vịnh Ba Tư. Nếu ta tô màu các miền đồng bằng
phì nhiêu này trên bản đồ, ta sẽ thấy hiện lên một hình vòng cung trông giống
như một cái lưỡi liềm chạy dài từ Ai Cập qua Palestine, Jerusalem, Babylon (tức Iraq và
Koweit ngày nay) đến vịnh Ba tư. Các nhà khảo cổ gọi vùng ngày là Vùng Lưỡi
Liềm Phì Nhiêu Cận Đông (The Fertile Cressent of the Near-East).
Để truy tìm các di vật của nền văn minh tại
vùng này, rất nhiều cuộc đào xới qui mô của các nhà khoa học ngành khảo cổ
thuộc nhiều quốc tịch đã được thực hiện trong hai thế kỷ qua. Tuy nhiên, phải
đợi đến cuối thế kỷ 19, do những sự tình cờ, các nhà khảo cổ đã may mắn phát
giác ra những tấm đất sét phơi khô (sun-baked clay tablets) có ghi những dấu
hiệu kỳ lạ.
Cho tới nay, người ta đã thu lượm được hàng
chục ngàn tấm đất sét phơi khô. Đa số các tấm đất sét này có cỡ trung bình
khoảng 10cm x 20cm, một số ít có hình lăng trụ (prism) hoặc hình trục lăn
(cyclinder). Sau nhiều chục năm nghiên cứu kiên nhẫn, các nhà khảo cổ trên khắp
thế giới, nhất là tại các phân khoa khảo cổ thuộc các trường Đại Học Mỹ, Pháp,
Anh, Thổ Nhĩ Kỳ. . . đã phát giác ra những tấm đất sét khô đó chính là những
"cuốn sách" của dân tộc Sumerians, giống người đầu tiên định cư tại
Babylon. Người Hy Lạp gọi Babylon là Mesopotamia, tức Lưỡng Hà Châu (Meso: In
The Middle, Potamia: Rivers). Các nhà khảo cổ đã lập ra một môn học chuyên
nghiên cứu về ngôn ngữ của dân tộc này gọi là Sumerology. Những nỗ lực của các
nhà khoa học khảo cổ đã đưa đến kết quả là hầu hết những "cuốn sách"
của dân tộc Sumer đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Thoạt đầu, người Sumerians phát minh ra loại
chữ tượng hình (pictographic characters) nhưng chỉ trong một thời gian ngắn sau
đó, loại chữ này được thay thế bằng hệ thống chữ viết ghi âm (phonetic system
of writing) gồm có 18 dấu hiệu tượng trưng cho 18 âm căn bản. Các dấu hiệu này
phần lớn đều có hình tam giác, góc nhọn, hình thoi nhọn đầu... trông giống như
những cái nêm cối. Do đó các nhà khảo cổ gọi nó là Cuneiform, do căn ngữ La
tinh "Cunei" có nghĩa là cái nêm (wedge).
Tới giữa thế kỷ 20, nhiều bộ tự điển và sách
dạy văn phạm về loại chữ này đã được xuất bản khiến cho công cuộc dịch thuật cả
một kho tàng vĩ đại những sách cổ của dân tộc Sumer trở nên dễ dàng hơn. Nhờ
đó, cánh cửa bí mật của lịch sử văn minh Tây phương đã được mở rộng. Loại chữ
viết đầu tiên của dân tộc Sumer được phỏng định đã xuất hiện vào năm
3150 TCN. Đây là cái mốc quan trọng đánh dấu lịch sử nhân loại. Tất cả những gì
xảy ra trước năm 3150 TCN đều được coi là Thời Tiền Sử (prehistoric).
Dò tìm các đấu tích do con người để lại trên
các vách đá, trong các hang động và khảo nghiệm các vật dụng do con người chế
tạo bằng đá, bằng đồng, gỗ, đất nung... Các nhà khảo cổ đã dần dần tìm hiểu
được lịch sử tiến hóa của loài người trong moị sinh hoạt của đời sống cá nhân
và tập thể cho tới giới hạn thời gian 25 ngàn năm.
Để có một ý niệm khái quát về thời tiền sử
này, thiết tưởng cũng nên đề cập qua về những cái mốc thời gian quan trọng
(viết theo tài liệu Archaeology in The Land of The Bible của Avraham Negev -
Shoken Books N.Y.1977) :
- Thời Đồ Đá Cổ Đại (Old Stone Age) từ 25.000
-10.000 Trước Công Nguyên (TCN) , con người chỉ biết săn bắt, hái lượm và sống
trong hang động.
- Thời Đồ Đá Trung Đại (Middle Stone Age)
10.000-7500 TCN, con người biết trồng cấy, thuần hóa thú vật, chế tạo gạch và
đồ gốm. Một số thành phố nhỏ xuất hiện với thành quách vây quanh. Đáng chú ý là
thành phố Jericho được xây cất tại đồng bằng sông Jordan ở phía bắc
Biển Chết (The Dead Sea) vào khoảng 8000 năm TCN. Cho tới nay, người ta tin
rằng đây là thành phố đầu tiên trong lịch sử nhân loại đánh dấu sự chuyển hướng
của con người từ cuộc sống lang thang du cư đến cuộc sống định cư.
- Thời Đồ Đá Cận Đại (New Stone Age) 7500-4000
TCN. Nhiều làng mạc và thành phố xuất hiện, ngừời ta biết trồng trọt nhiều loại
hoa màu và cây ăn trái, nuôi nhiều loại gia sức. Tục lệ thờ cúng xuất
hiện.
- Thời Đồ Đồng (Chacolitic) 4000-3150 TCN.
Đồng (copper) nguyên chất được xử dụng để chế tạo dụng cụ. Con người biết xây
dựng nhà nhiều tầng và biết làm hầm (basement) để trú ngụ.
- Thời Đồng Thau (Bronze Age) 3150-1200 TCN.
Người ta biết pha thiếc vào đồng nguyên chất để chế tạo hợp kim cứng hơn. Đồng
thời chữ viết được phát minh tại Sumer chấm dứt thời tiền sử. Chữ
viết của người Do Thái (Hebrew), mãi tới hơn 1000 năm sau mới xuất hiện. Cũng
trong Thời Đồng Thau, những con đường giao thông qua biển Địa Trung Hải và trên
bộ đã nối liền các thành phố trong vùng Lưỡi Liềm Phì Nhiêu với nhau. Nền văn
minh của Sumer (tức Babylon) đã lan rộng tới toàn vùng, nhất là tại
Ai Cập và Do Thái. Điều đáng chú ý là cách đây 3400 năm (1400 TCN), ngôn ngữ
của dân tộc Sumer đã trở thành một ngôn ngữ quốc tế cho vùng Lưỡi Liềm Phì
Nhiêu này. Các nhà khảo cổ đã tình cờ tìm thấy nhiều tấm đất sét ghi chữ hình
nêm (cuneiform) của Babylon tại Tell Amarina trên bờ sông Nil (Ai Cập). Sau khi
nghiên cứu mới biết đó là những văn kiện ngoại giao giữa vua thuộc dòng Kassite
của Babylon và Pharaoh Tutankhamen của Ai Cập.
Các tài liệu này cũng đề cập tới những tranh
chấp khiếu nại về các vấn đề buôn bán, triều cống, việc hôn nhân giữa hoàng gia
hai nước với nhau. Đặc biệt là các tấm đất sét này còn in dấu ấn (seal) được
khắc theo hình vẽ do những trục lăn tạo ra để thay cho chữ ký.
Tất cả các khám phá này cho thấy Babylon là
nguồn gốc văn hóa rất quan trọng đối với Do Thái. Các Kinh Thánh Cựu Ước của Do
Thái hầu như đã chép lại hoặc mô phỏng từ các huyền thoại hay từ các tôn giáo
của Babylon. Sở dĩ sau này ít ai biết nguồn gốc đầu tiên của Kinh Thánh là
Babylon vì vào thế kỷ 4 TCN, Babylon đã bị hoàn toàn phá hủy bởi một cơn lụt
lớn do sự đổi dòng đột ngột của sông Euphrate. Babylon đã bị chôn vùi dưới lớp
cát sa mạc từ 24 thế kỷ qua nên thế giới không còn ai biết tới dân tộc Sumer là
tác giả của các huyền thoại đó.
Sơ lược lịch sử của dân tộc Sumer và
địa danh Babylon.
Theo sự tường thuật của nhà bác học H.
Mellersh, tác giả nhiều cuốn sách giá trị đặc sắc về lịch sử và khảo cổ, trong
đó có Archaeological Section của bộ Great Encyclopedic Dictionary và cuốn Sumer
and Babylon (NY Crowell 1965), xin tóm lược như sau:
Babylon là một thành phố cổ mà trước đó nhiều
thế kỷ nó được gọi là Sumer. Babylon nằm trên vùng châu thổ tả ngạn sông
Euphrate và ở vị trí gần nhất với sông Tigris, ngang vĩ tuyến 30. Hàng chục
ngàn năm về trước, giống người khôn ngoan như chúng ta hiện nay (homo sapiens)
đã biết chăn nuôi và trồng trọt. Khoảng 6000 năm TCN, những người "homo
sapiens" từ các vùng đồi núi tràn xuống vùng châu thổ phì nhiêu định cư.
Cuộc sống định cư là nguồn gốc phát sinh nền văn minh. Danh từ Civilization do
căn ngữ Latin "Civis" có nghĩa là dân cư (citizen). Cuộc sống định cư
muốn được ổn định phải có tổ chức và sự kiểm soát nên đã nảy sinh ra chính
quyền (government) và chấm dứt thời kỳ bộ lạc.
Luật pháp và tục lệ phát triển. Hai loại người
chiếm ưu thế trong xã hội này là vua quan và tu sĩ. Hàng loạt đô thị mọc lên
trên miền châu thổ của hai con sông Euphrate và Tigris là Larsa, Lagash, Erech
Isin, Ur và Eridu. Thành phố Ur và Eridu nằm về phía Nam của Babylon
và gần giáp biên giới Kuwati ngày nay. Ur nổi tiếng trong thế giới Kitô Giáo,
thậm chí Giáo Hoàng Jean Paul II cũng dự tính đi thăm thành phố này trong năm
2000.
Sách Sáng Thế Ký (Genesis) là cuốn sách đầu
tiên của bộ Thánh Kinh Cựu Ước đã nói tới thành phố Ur như sau : "Thành
phố Ur là nơi sinh trưởng của Terah. Terah dẫn con trai là Abraham và con dâu
(vợ Abraham) là Sarah đi từ UR đến miền đất Canaan để lập quốc Do Thái".
Sau này các nhà học giả nghiên cứu các huyền thoại của dân Sumer đã
phát giác ra là Thánh Kinh Cựu Ước đã chép lại gần nguyên văn câu chuyện thần
thoại ở Babylon. Chuyện kể rằng : Vị Thần Đất ở thành phố Ur là Thần Terah sinh
ra nam thần Abarama và nữ thần Sarai . Sau lớn lên thần Abarama đã lấy em gái
mình làm vợ... giống như Kinh Thánh Cựu Ước như đã trích ở trên.
Vì lý do những chuyện thần thoại của Babylon
đã được truyền bá từ xa xưa trong khắp vùng Cận đông và vùng Địa Trung Hải nên
tiếng La tinh từ xưa đã du nhập tên vị thần Đất "TERAH" của Babylon
làm nguyên ngữ của chữ "TERRA" nghĩa là Đất. Sau đó đến lượt Pháp ngữ
mượn tiếng Terra của Latinh làm căn ngữ cho chữ "LA TERRE" cũng nghĩa
là Đất. Chữ "Ur" theo tiếng Sumer có nghĩa là Ánh Sáng
(Light) cũng tương tự như người Pháp gọi Paris là "Kinh Thành Ánh
Sáng" vậy. Khám phá này cho thấy Abraham đã từng được coi là tổ phụ của
các dân tộc Do Thái và Ả Rập, đồng thời cũng là ông tổ của các đạo thờ Chúa
(trong đó có Công Giáo Việt Nam) không phải là nhân vật có thật mà chỉ là nhân
vật thần thoại của Babylon.
Người Babylon biết nung gạch và chế ra hồ để
xây nhiều ngôi đền theo hình tháp có đáy hình tròn rất lớn. Họ xây những đường
đi bậc thang chung quanh tháp theo hình xoắn ốc. Trên đỉnh tháp là một ngôi đền
nhỏ. Loại đền thờ hình tháp này gọi là Ziggurat. Có nhiều tháp rất cao, tới cả
100 mét. Đây là nguồn cảm hứng cho người Do Thái viết chuyện tháp Babel trong
Kinh Thánh Cựu Ước. Người Babylon tưởng tượng cứ xây tháp thật cao sẽ có lúc
đụng tới trời. Họ tin Babylon là cái cổng của trời vì chữ Babylon được cấu tạo
bởi hai chữ Bab là trời (god) và ili là cái cổng (gate). Babylon chính là Gate
of God (Cổng trời).
Vào năm 1917, nhà khảo cổ nổi tiếng người Anh
là Sir Leonard Wooley tổ chức một cuộc khai quật thành phố Ur và ông rất ngạc
nhiên đã khám phá ra nhiều mồ chôn tập thể. Ngôi mộ lớn nhất là mộ nữ hoàng
Shubad. Trong mộ có một cái hang rộng với những bộ xương người nằm ngay ngắn
thành nhiều hàng với đầy đủ dấu tích của quần áo, nữ trang, yên ngựa và vũ khí.
Bên dưới cái hang này là một con đường dốc dẫn xuống một cái hang hình vuông
rộng lớn hơn, tại đó có mộ của nữ hoàng. Dọc đường đi có những bộ xương của một
đàn bò (oxen) và chung quanh mộ nữ hoàng là những bộ xương của các nhạc sĩ vì
bên cạnh họ có những cây đàn hạc (harps). Tất cả đều nằm ngay ngắn thứ tự chứng
tỏ không hề có một sự phản kháng nào. Bên cạnh mỗi bộ xương có một cái tách
chứng tỏ họ đã uống thuốc ngủ hoặc thuốc an thần để đi vào kiếp sau với nữ
hoàng một cách êm ái.
Thành phố Ur được xây cất vào khoảng năm 5000
TCN ( đọc sách dẫn chiếu tới đây, nơi trang 16-18, kẻ viết bài này chợt liên
tưởng đến vụ tự sát tập thể của những người thuộc giáo phái
"Adventist" Cổng Trời ở San Diego cách đây mấy năm. Thật không ngờ
tâm linh của những người Kitô Giáo đương thời của chúng ta chẳng khác gì tâm linh
của những người sơ khai (primitive) ở Ur cách đây trên 7000 năm!) .Từ thời đó,
người Babylon biết khai thác mỏ lấy đồng và thiếc). Họ biết pha 10% thiếc vào
đồng nấu chảy để hòa với nhau thành hợp kim gọi là thau để đúc thành các vật
dụng cứng như lưỡi cày, vũ khí, mũi tên, bánh xe.
Họ là những người đã chế ra bánh xe và từ đó
tạo ra những toa xe (wagon) hoặc xe chở người do ngựa hoặc bò kéo. Vàng
được dùng làm nữ trang và thiếc được dùng để làm các tượng thần.
Mỗi thành phố là một quốc gia đô thị (giống
như Quốc gia Đô thị Vatican = Stato Citta del Vaticano) và thường hay có chiến
tranh với nhau.( giống như quân của giáo hoàng kéo đến tấn công quốc gia đô thị
Florence, quê hương của nhà danh họa Michel Angelo vào thế kỷ 16 tàn sát trên
3000 người dân tại đây). Với những phát minh về bánh xe và thau, họ đã làm cho
ngành giao thông thương mại phát triển. Với lưỡi cày cứng, họ làm cho đồng
ruộng được cày sâu nên hoa màu tươi tốt hơn. Nhưng đồng thời với những vũ khí
cải tiến, chiến tranh giữa họ với nhau cũng đẩm máu và tàn phá ghê gớm hơn. Sau
đây là một trích đọan rút ra từ một trang báo National Geographic Magazine phù
hợp với nội dung của các phần đã trình bày :
(An awsome record of human achievement defines
the history of Mesopotamia - the Land between the rivers. Traditional
birthplace of man for Jews, Christians and Muslim. It provided seed and soil
for nearly all that is good and evil in modern life, litterature, medicine and
science, despotism and warfare. Unprotected by natural barrier at the mercy of
unpredictable rivers, the region endured and profited from legion of invaders
and migrants whose blood mingles with that today Iraq. Babylon had been
the capital more than a thousand years when it was shacked by the Assyrians in
689 B.C., under Nebuchadnezza, it rose phoenix-like to become the greatest city
in the world. Traditional birthplace of Abraham, the Royal City of Ur was
abandoned in the fourth century B.C. after the Euphrate changed course ,
leaving UR enclosed by desert. Artifacts excavated at Eridu date from before
5,000 B.C. fixing it as Mesopotamia 's oldest city. IRAQ' S ANCIENT
HERITAGE. National Geographic Magazine May- 1991)
Trong số các phát minh của dân tộc Sumer,
sự phát minh ra chữ viết cuneiform phải được kể là quan trọng hơn cả. Nhờ đó
nhà vua đã có thể ban ra các chỉ thị cho các viên chức, quân lính và thần dân.
Các tu sĩ làm ra các bài kinh, các câu thơ, các huyền thoại lưu truyền khắp dân
gian và lan sang các nước lân cận. Họ không thể tưởng tượng được những huyền
thoại do họ sáng tác đã làm thay đổi bộ mặt thế giới một các sâu rộng cho tới
ngày nay. Thí dụ như chuyện Noah đóng tàu lớn để tránh nạn lụt (người Sumer gọi
Noah là Nipishtim). Huyền thoại về Đấng Cứu Thế Tammuz (Tammuz, The Savior)
người Do Thái dịch ra là Messiah từ thiên niên kỷ thứ hai TCN. Năm 332 TCN,
Alexander the Great chinh phục toàn vùng Cận Đông, trong đó có Do Thái và
Babylon mở đầu thời kỳ truyền bá văn hóa Hy Lạp (Hellenistic Period) kéo dài
180 năm từ 332 đến 152 TCN. Hầu hết mọi người Do Thái trí thức đều nói và viết
tiếng Hy Lạp. Do đó,toàn bộ Kinh Thánh Cựu Ước đã được dịch sang tiếng Hy Lạp
trong thời kỳ này. Sau này, từ giữa đến cuối thế kỷ I sau Công Nguyên, các Kinh
Thánh Tân Ước đều được người Do Thái viết bằng tiếng Hy Lạp, mặc dù Chúa Jesus
và các tông đồ đều không biết tiếng Hy Lạp và cũng không biết tiếng Hebrew mà
chỉ nói tiếng Aramic là ngôn ngữ của người Syria. Người ta dịch chữ Messiah
(Đấng Cứu Thế) ra tiếng Hy Lạp là Christos. Anh và Pháp phiên âm thành Christ.
Các cha cố Tây Ban Nha sang Việt Nam truyền đạo gọi Chúa Cứu Thế là
Cristo. Công Giáo Việt Nam phiên âm thành Ki-ri-xi-tô. Sau này giáo
hội Công Giáo ViệtNam đã bỏ không xài danh từ Ki-ri-xi-tô nữa vì nghe nó
có vẻ vừa Tây vừa dài quá nên rút gọn lại thành "Ki-tô".
Xin đừng lầm "Ki Tô" phiên âm từ
tiếng Tây Ban Nha CRISTO với "Gia-tô" là tiếng người Hoa phiên âm tên
của JESUS. Nguời Hoa viết là "Gia Tô" nhưng phát âm thành "Giê
Su" vì các vần "T" trong tiếng Việt người Hoa phát âm thành
"S". Thí du: Tam Đa thành Samtor, Tam nguyên thành sám mắn, Đại tiểu
thành Tài-sỉu, Tây Cống thành Sài Gòn v. v... Trên thế giới này chỉ có Đạo Kitô
tức Christianity chứ không có đạo nào gọi là Đạo Giê Su hay đạo Gia Tô (never
Religion of Jesus) như người Việt mình ngày xưa thường gọi sai.
Kitô là huyền thoại xuất phát từ Babylon đã có
từ nhiều ngàn năm trước Công Nguyên. Còn Jesus là một gã thợ mộc Do Thái, thất
học mù chữ, sinh khoảng năm thứ 4 TCN, cao 6 ft, nặng 12 stones rưỡi ( đơn vị
đo lường thời cổ của Do Thái ) tương đương 1 mét 82 và 79 kí lô. Jesus đã được
thần thánh hóa bằng huyền thoại Kitô của Babylon (Jesus was Christed to become
God!) để trở thành Ngôi Lời Nhập Thể hay Nhập Tràng cho những kẻ ngu thờ
phượng.
Khi Alexander the Great chiếm Cận Đông thì
Babylon đã bị trận lụt lớn phá hủy được ít lâu. Alexander muốn phục hồi nền văn
minh rực rỡ của Babylon và có ý chọn Babylon làm thủ đô của đế quốc Hy Lạp. Ý
định này chưa thành thì ông đã qua đời (Sumer and Babylon, H. Mellersh, Crowell
NY 1965, P.80 )
Người Hy lạp rất khâm phục các vườn treo ở
Babylon và coi những vườn này là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ. Tuy
những vườn này được gọi là vườn treo (hanging gardens) nhưng thực ra không phải
là treo mà đã được xây dựng ở trên sân thượng rất rộng của các lâu đài đồ sộ
như hoàng cung hay trên nóc các đền thờ lớn, khiến cho từ xa nhìn lên mọi người
đều có cảm tưởng như các vườn đó được treo lơ lửng trên trời! Người Babylon gọi
xứ sở của họ là Khu Vườn Ở Phía Đông (tiếng Sumer là Gan Eden) Người
Do Thái ví thiên đàng như Vườn Địa Đàng của Babylon. Tôn giáo của dân Sumer coi
Babylon là bản sao của Thiên đàng (a replica of Heaven). Người Sumer ngụ
ý thành phố của họ là Ánh Sáng (cũng như Ur là Ánh Sáng): Đến với Babylon là đi
tìm ánh sáng mặt trời ở phương Đông! Do nguồn gốc vườn Địa Đàng (Gan-Eden / Garden
of Eden) của Babylon, những tu sĩ Do Thái viết Kinh Cựu Ước đã phịa ra chuyện
Adong Evà được Chúa tạo ra tại vườn Địa Đàng là tổ tiên loài người và biến câu
chuyện thần thoại về việc Adong Evà ăn trái cấm thành Tội Tổ Tông (The Original
Sin). Vào thế kỷ thứ 4, nhà thần học số một của Kitô Giáo là Augustin đã dựa
vào chuyện Vườn Địa Đàng trong Cựu Ước viết sách nguyền rủa phụ nữ: "Mỗi
phụ nữ là một Eva, các người là cái cổng của quỉ dữ. Các người là kẻ đào ngũ
đầu tiên khỏi luật của Chúa. Các người đã tàn phá đàn ông - hình ảnh của Chúa.
Chỉ vì cái tội đào ngũ của các người mà Con của Thiên Chúa phải chết" (Do
you know that you are each an Eve. You are the Devil's gateaway. You are the
first deserter of divine law. You so carelessly destroyed man - god's image. On
account of your desertion, even The Son of God had to die - "On Female
Dress". Augustin). Từ lý thuyết của Augustin, Vaticanđã đẻ ra
luật nam tu sĩ độc thân, luật không cho phụ nữ làm linh mục, óc kỳ thị phụ nữ
và coi họ như cái bẫy cám dỗ đàn ông phạm tội..
Augustin cho rằng mọi người đều mắc tội tổ
tông truyền kiếp vì đã sinh ra do sự giao cấu của cha mẹ. Đức Mẹ Maria không
giao cấu với Chúa Thánh Thần và sinh ra Chúa Jesus mà vẫn còn trinh nên chỉ có
Chúa Jesus và Đức Mẹ Maria là không bị nhiễm tội tổ tông. Augustin đã vin vào
thần thoại Gan Eden của Babylon để xây dựng nên giáo lý "Đức Mẹ Vô Nhiễm
nguyên tội" - Thánh Bổn mạng của Địa Phận Bùi Chu yêu quý !.
Augustin là người Algérie, là cha đẻ của giáo
hội Kitô nguyên thủy và cũng là người sáng lập hệ tư tưởng Tây phương. Tư tưởng
của ông nhiễm nặng tư tưởng của Babylon qua trung gian Cựu Ước Do Thái. Nền văn
minh Babylon đã lan ra khắp Tây phương do sự bành trướng của Kitô Giáo trong
2000 năm qua.
Trong 6 thế kỷ đầu Công Nguyên, toàn vùng Bắc
Phi Ai Cập, các nước Cận Đông cho tới Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Âu Châu đều nằm trong
vùng ảnh hưởng của Kitô Giáo. Hồi Giáo bắt đầu bành trướng vào đầu thế kỷ thứ
7. Năm 630 họ chiếm Jerusalem. Đến giữa thế kỷ 8, đế quốc Hồi Giáo chiếm toàn
vẹn vùng Bắc Phi, Ai Cập, các nước từ vùng Cận Đông đến Thổ Nhĩ Kỳ và biến các
nước Kitô giáo này thành các quốc gia Hồi Giáo. Nhưng dù là Kitô Giáo hay Hồi
Giáo, tất cả cũng đều cùng một nguồn gốc văn hóa của Do Thái vốn là hậu duệ của
Babylon.
Babylon ngày nay chỉ còn là một bãi sa mạc
hoang vu đầy những gò đống và hang lỗ chằng chịt do sự khai quật của các nhà
khảo cổ và do dân quanh vùng đào lấy gạch về xây nhà riêng. Người ta đã cố gắng
làm nhiều con sông đào để dẫn nước vào vùng sa mạc này nhưng vô ích, nó vĩnh
viễn không bao giờ trở lại thành "Vùng Lưỡi Liềm Phì Nhiêu" như xưa.
Con cháu của Mahomét đã xây cất một thủ đô khác là Baghdad cách đống tro tàn
Babylon khoảng 80 dặm về phía Bắc và ở phía bên kia của Lưỡng Hà Châu.
Tìm hiểu thêm về những phát minh đầu tiên của
dân tộc Sumer:
Nhà bác học của ngành khảo cổ người Mỹ Sumuel
Noah Kramer, sinh vào cuối thế kỷ 19, đặc biệt chú ý đến văn hóa Babylon và bỏ
ra gần cả cuộc đời nghiên cứu chữ viết cuneiform của người Sumerian. Ông trở
thành giáo sư chuyên dạy về môn khảo cổ học tại Đại Học Pennsylvania. Ông
và các đồng sự hoàn thành bộ tự điển 18 tập về ngôn ngữ Sumerian. Năm 1956,
giáo sư Kramer cho xuất bản lần đầu tác phẩm "History begins at Sumer".
Từ đó cho đến 1980, với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan văn hóa Hoa Kỳ, ông đã đi
đến nhiều bảo tàng viện trên thế giới sao chép các di vật thâu lượm được ở
Babylon để nghiên cứu và bổ túc cho tác phẩm của ông. Tới nay, tác phẩm History
begins at Sumer đã được tu chính và tái bản lần thứ tư (1994). Theo
tác giả thì người ta có thể liệt kê tới 39 phát minh đầu tiên của nhân loại là
do dân tộc Sumer, đại lược như sau:
Ngoài những phát minh nổi tiếng trong thế giới
cổ mà người ta biết xuất phát từ Babylon là bánh xe, vòng tròn có 360 độ, một
giờ có 60 phút, hợp kim đồng pha thiếc, dẫn thủy nhập điền... Dân
tộcSumer còn là tác giả của nhiều sản phẩm văn hóa và những phát kiến đầu
tiên thuộc nhiều lãnh vực:
-Về giáo dục, người Sumer đã mở
trường dạy học sau khi đã phát minh ra chữ viết vào cuối thiên niên kỷ thứ tư
trước Công Nguyên (khoảng 3150 TCN). Họ gọi trường học là "nhà của những
tấm đất sét" (clay tablet house) gọi thầy giáo là cha (school father) học
trò là con (school son) phụ giảng là anh lớn (big brother). Học trò bị phạt kỷ
luật bằng roi hay bằng gậy. Năm 1934, một nhà khảo cổ Pháp đã khai quật tại
thành phố Mari một ngôi trường học có nhiều hàng ghế bằng đất sét, mỗi ghế ngồi
được một, hai hoặc ba người. Tới nay, người ta đã phát giác thêm nhiều ngôi
trường học tại Nippur, Snippa và UR. Những di vật đáng chú ý là bộ tự điển Sumer -
Akkadian (ngôn ngữ của giống dân Ả Rập lai Do Thái). Sách lịch sử kể chuyện các
đời vua tại UR và Nanshe từ thượng cổ đến vua Sargon (2600 TCN).
Năm 1895, các nhà khảo cổ tìm thấy hai cột
hình trụ lớn bằng đất sét. Hai cột này được đưa về trường Đại Học Yale để nghiên
cứu. Sau hơn hai mươi năm làm việc cần mẫn của những người trí thức quyết tâm
phụng sự chân lý, công cuộc nghiên cứu về dịch thuật mới hoàn tất. Theo giáo sư
François Thureau Dargin thì hai cột trụ này là hai cuốn sử ghi chép các trận
chiến và nhiều sử liệu về các vua chúa tướng lãnh dưới triều đại Entemena (3000
TCN). Ngoài ra, người chép sử cũng mô tả các sinh hoạt kinh tế xã hội trong đời
sống dân chúng, trong đó có cả việc nhà vua đặc miễn cho dân Lagash không phải
đóng thuế trong 30 năm. Ta có thể coi đây là những cuốn sử đầu tiên của loài
người.
Năm 1951, các nhà khảo cổ tìm thấy 19 tấm đất
sét tại Nippur, được xác định niên đại vào khoảng 2400 TCN. Đáng chú ý là những
tấm đất sét này đã ghi lại tư tưởng của dân tộc Sumer nghĩ về con
người và cuộc đời. Theo họ, con người đã được sinh ra từ đất sét và được sinh
ra để phục vụ các vị thần (con người phải phục vụ tôn giáo chứ không phải tôn
giáo phục vụ con người). (Sumerian thinkers firmly convinced that man was
fashioned of clay and created for one purpose only: to serve gods by supplying
them with food, drink or shelter so that they might have leisure for their
divine activities - sách dẫn chiếu tr. 101). Quan niệm này đã ăn sâu vào đạo Do
Thái, đạo Kitô và đạo Hồi. Tín đồ các đạo này đều tin rằng Thiên Chúa đã tạo ra
con người từ đất sét để con người thờ phụng kính mến Chúa trên hết mọi sự. Mọi
người Tây phương chịu ảnh hưởng của các đạo này tới nay vẫn tin rằng con người
đã được sinh ra từ đất sét. Có lẽ từ quan niệm thiếu nhân bản đó, người Tây phương
cũng như những tín đồ Ki Tô Giáo đã coi rẻ con người và đã gây nhiều cuộc thánh
chiến đẫm máu để bảo vệ tôn giáo bất chính của mình .
(Riêng một nhận định này cũng đủ cho ta thấy
giá trị nhân bản cao đẹp của tam giáo Phật Khổng Lão đã ăn sâu vào tâm thức
Việt Tộc đầy tình người chúng ta. Công Giáo đã xâm nhập nước ta hơn bốn trăm
năm, nhưng rõ ràng là tôn giáo phi nhân tính này không thể bắt rễ sâu trong
lòng dân tộc Việt Nam. Nó chỉ có thể xâm nhập và phát triển trên đất nước
ta bằng bạo lực của bọn xâm lược hoặc bằng những thủ đoạn lừa gạt gian manh đối
với những người kém hiểu biết mà thôi. Cho đến muôn đời sẽ chẳng bao giờ có
được một thứ văn hóa hòa đồng "Tứ Giáo Đồng Nguyên" như ước mong của
những kẻ lãnh đạo cái thứ "Đạo Vô Đạo" này. Công Giáo La Mã chỉ là
một tà đạo đã được sinh ra để loài người nguyền rủa cho đến muôn đời. Tham vọng
của mọi kẻ lưu manh chính trị muốn dùng Công Giáo La Mã để xâm phạm chủ quyền,
sinh mạng và danh dự Việt Nam sẽ mãi mãi chỉ là một ảo tưởng của
những kẻ mơ ngủ giữa ban ngày.
Trước khi tìm ra những di vật tại Babylon, mọi
người vẫn tin rằng Sách Cách Ngôn (Biblical Books of Proberb) trong kinh Thánh
Cựu Ước Do Thái là sách cách ngôn cổ nhất. Sau đó, nhiều sách cách ngôn của Ai
Cập đã được tìm ra và được xác nhận niên đại trước sách cách ngôn của bộ Kinh
Thánh Cựu Ước nhiều thế kỷ. Tới khi các tấm đất sét ghi cách ngôn của Sumer được
phát giác, mọi người mới vỡ lẽ ra là các sách cách ngôn nói trên đều là vay
mượn từ Babylon. Năm 1934, giáo sư Edward Chierra thuộc đại học Pensylvania
công bố bản dịch các cách ngôn từ các tấm đất sét thu lượm tại Nippur được xác
định niên đại là thế kỷ 18 TCN.
Năm 1937, hàng trăm bản đất sét ghi cách ngôn Sumer lưu
trữ tại Bảo tàng viện Istambul (Thổ Nhĩ Kỳ) được nhiều nhà ngôn ngữ học Sumer (Sumerologists)
nghiên cứu, các bản dịch được công bố trong các năm 1951-1952 tạo thành một bộ
sưu tập khổng lồ về các cách ngôn cổ của Babylon. Ta có thể đơn cử một số câu
cách ngôn tiêu biểu của dân tộc Sumer :
- Người nghèo chết sướng hơn sống vì khi có
muối thì không có bánh mì, khi có bánh mì lại không có muối (The poor man is
better dead than alive. If he has bread, he has no salt. If he has salt, he has
no bread)
- Tiêu xài hoang phí ta sẽ chết, biết tiết
kiệm sẽ sống lâu. (We are doomed to die, let us spend. We will live long, let
us save).
- Giấc ngủ của người siêng năng làm việc rất
ngon lành. (The sleep of a labouring man is sweet).
- Càng có nhiều tiền của càng lo nghĩ nhiều.
(Who multiplies possession multiphies worry).
Nhiều tấm đất sét khác kể chuyện ngụ ngôn
tương tự như chuyện ngụ ngôn của Aesop (Aesopic Fables). Thí dụ như chuyện cãi
nhau giữa Mùa Đông và Mùa Hè. Cuộc tranh luận giữa hạt lúa, cây cối và cánh
đồng... Qua các chuyện ngụ ngôn này, các nhà khảo cổ nhận thấy người Sumerians
đã biết sắp xếp mọi vật thành từng cặp đối lập (tương tự như dịch lý) nhất là
trong lãnh vực nông nghiệp: Chim đối với cá, mùa hè đối với mùa đông, nhà nông
đối với người chăn cừu (văn hóa nông nghiệp đối lập với văn hóa du mục), cái
cuốc đối với cái cày, cây lớn đối với cây sậy... (sách dẫn chiếu tr. 132-133).
Điều thích thú hơn nữa là các nhà khảo cổ phát giác những chuyện kể trong các
tấm đất sét này có nhiều chuyện tương tự như trong sách Sáng Thế Ký (Genesis)
là cuốn sách đầu tiên của bộ Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái. Chẳng hạn như chuyện
phân rẽ giữa trời và đất, chuyện con người được nặn ra từ đất sét, chuyện anh
em giết nhau (như chuyện Cain và Abel trong Cựu Ước) quan niệm về Nước Chúa
(Kingdom of God).
Chuyện thần thoại "Enki và
Ninhursag" là một chuyện thơ dài 278 dòng được ghi trên tấm đất sét có 6
cột, hiện lưu trữ tại Bảo tàng Viện Đại Học Pennsylvania (bản sao lưu tại BTV
Louvre-Paris) được công bố năm 1945 trong No.1 Bulleting of the American of
Oriental Research.
Chuyện kể rằng: Dilmun là đất của sự sống
(land of the living) rất sạch và sáng, ở đó không có bệnh tật và sự chết. Đó là
khu vườn thiêng liêng (a divine garden của hai người Enki và Ninhursag. Enki là
thủy thần (water god), Ninhursag là thổ thần (earth god). Họ là cha mẹ đầu tiên
của dân tộcSumer.
Trong khu vườn thiêng này, tám vị thần ở trên
trời trồng 8 cây đặc biệt và cấm không ai được phép ăn. Một hôm, do sự cám dỗ
của một vị thần hai mặt (two-face god) là Isimud, Enki đã vi phạm luật trời ăn
luôn cả tám cây cấm. Sau đó, Enki bị đau tám bộ phận trong người. Vợ chàng là
Ninhursag tức giận, nguyền rủa chồng sẽ phải chết vì tội vi phạm luật của các
vị thần và nàng bỏ nhà ra đi. Một con chồn đến gặp Enki và hứa sẽ đi tìm
Ninhursag về cho chàng. Con chồn tìm được Ninhursag và dẫn nàng về nhà đoàn tụ
lại với chồng. Nàng Ninhurag ngồi bên cạnh chồng khấn vái tám vị thần để chữa
tám bộ phận của chồng bị đau. Vị thần chữa xương sườn đau có tên là Ninti. Theo
ngôn ngữ Sumer chữ Nin là bà (lady), chữ ti là xương sườn (rib) và
cũng có nghĩa là sinh sản. Do đó, Ninti vừa có nghĩa là "lady of the
Rib" và cũng có nghĩa là "The Lady who makes life".
Người Do Thái vay mượn chuyện này để sáng tác
chuyện Adam và Eva ăn trái cấm trong vườn địa đàng và chuyện Thiên Chúa lấy
xương sườn của Adam để tạo ra Eva. Trong ngôn ngữ Sumer, tiếng
"ti" vừa có nghĩa là xương sườn vừa có nghĩa là sinh sản nhưng trong
ngôn ngữ Hebrew, tiếng 'ti" có nghĩa là xương sườn và tiếng có nghĩa là
sinh sản là hai tiếng biệt lập. Tuy nhiên, ý nghĩa của chuyện huyền thoại Sumer nhấn
mạnh đến điểm: Trước khi vi phạm luật cấm của các vị thần, con người sống hạnh
phúc không biết đau khổ, bệnh tật và không phải chết (trường thọ bất tử). Chính
sự vi phạm luật trời của hai vị tổ tiên đã khiến tất cả con cháu muôn đời phải
đau khổ, phải chết và đặc biệt là các bà mẹ phải đau đớn khi sinh con. (Sách
dẫn chiếu tr. 141- 147).
Ngoài những sáng kiến đầu tiên về giáo dục,
toán học và nhất là về tôn giáo tín ngưỡng, ngườiSumer là dân tộc đầu tiên
đã sáng chế ra lưỡi cày kim loại đúc bằng hợp kim đồng pha thiếc (10%). Họ cũng
là những người đầu tiên lập hồ nuôi cá kiểng trong nhà, tìm cách trồng rau,
trái hoa màu dưới bóng râm của các cây cọ (Shade tree gardening) để tránh ánh
nắng chói chang và các cơn bão cát sa mạc.
Về chính trị và luật pháp, họ đã biết cách tổ
chức các định chế dân chủ tương tự như lưỡng viện quốc hội: Những tấm đất sét
có niên đại 3000 TCN ghi cuộc tranh luận trong buổi họp của những người đàn ông
võ trang quyết định việc nên hòa hay chiến (tương tự như war congress). Quyết
định của buổi họp này phải được đưa lên Hội đồng của các niên trưởng, trong đó
ý kiến của vua là tối hậu, tương tự như Thượng viện (Senate). Họ tổ chức việc
xét xử tội phạm thiếu nhi riêng rẽ với việc xét xử người lớn.
Qua trên một thế kỷ sưu tầm, hiện nay các nhà
khảo cổ đã thâu lượm được nhiều chục ngàn tấm đất sét của dân tộc Sumer, trong
đó có đủ loại văn kiện luật pháp như khế ước, di chúc, biên lai, quyết định của
tòa án. Trong đó có nhiều bản ghi chép cùng một chuyện phạm pháp và quyết định
của tòa án đã được thâu lượm từ nhiều địa điểm khác nhau. Người ta ước đoán đó
có thể là những án lệ đầu tiên được phổ biến trong giới luật pháp để làm khuôn
mẫu cho các việc xét xử tội phạm trong hệ thống luật pháp quốc gia.
Babylon là nguồn gốc của các tôn giáo xây dựng
giáo lý trên huyền thoại. Các đạo thờ Chúa đều là những tôn giáo xây dựng giáo
lý trên căn bản là những huyền thoại của Babylon. Riêng Công Giáo La Mã là đạo
đã được sao chép gần như nguyên bản tôn giáo của Babylon. Vì vậy, Hội Nghiên
Cứu Thánh Kinh Ralph Woodrow California đã rất hữu lý gọi Công Giáo
La Mã là "THE MODERN BABYLON MYSTERY RELIGION".
Phúc Âm Khải Huyền của Thánh Gioan có lời chép
bằng chữ lớn rằng: "TÔN GIÁO HUYỀN THOẠI BABYLON VĨ ĐẠI LÀ MẸ CỦA LŨ
ĐIẾM THỐI VÀ CỦA NHỮNG CHUYỆN KHỦNG KHIẾP TRÊN TRÁI ĐẤT NÀY" ( MYSTERY
BABYLON THE GREAT, MOTHER OF HARLOTS AND ABOMINATIONS OF THE EARTH - Revelation
17: 1 - 6 ).
mời xem tiếp: Huyền Thoại Và Tội Ác
mời xem tiếp: Huyền Thoại Và Tội Ác
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...