"Lo sợ là điều tai hại nhất, phá hoại
nhiều hơn cả". Ðó là phát biểu của một y sĩ. Trong quan điểm của vị y sĩ
này lo sợ là kẻ giết người.
Thần thoại Ả Rập kể rằng: Một hôm dịch tả
gặp đoàn thương gia tiến về thủ đô Bát-đa. Người dẫn đầu đoàn xe hỏi hắn:
- Dịch tả đi đâu mà vội vàng thế?
Dịch tả trả lời ngắn gọn:
- Ta về Bát-đa giết hại năm trăm mạng
người.
Vài ngày sau đó, trên đường từ Bát-đa trở
về, đoàn thương gia lại gặp dịch tả. Người hướng dẫn đoàn tức giận mắng hắn:
- Nhà ngươi nói rằng chỉ giết hại có năm
trăm người, mà bây giờ con số người chết tại bát-đa lên đến một nghìn. Nhà
ngươi thật dối trá.
Dịch tả ôn tồn trả lời:
- Không, ta nói thật. Ta chỉ giết có năm
trăm người không hơn không kém. Chính là nỗi lo sợ đã giết chết số người còn lại
đó.
*
* *
Sợ hãi đã làm thay đổi thế giới, giết chết
niềm tin, hy vọng và lạc quan. Chính sợ hãi kết hợp với sự thông minh hơn các
loài khác mà con người mãi gom góp và tích lũy thực phẩm, sự sản nên phát sinh
sợ hãi, mất mát, mới có sự lũng đoạn, hơn thua, chiến tranh giặc giã liên miên.
Các loài vật có thể ăn thịt lẫn nhau
nhưng chúng không có tích lũy, không có sợ mất vì vậy không đến nổi xáo trộn,
thay đổi môi trường sống tự nhiên. Chính lòng sợ hãi của con người làm đảo lộn
và suy thoái tự nhiên. Các nhà tâm lý đã nói nhiều về lo sợ. Nhưng không ai tìm
ra nguồn gốc của lo sợ. Đơn giản sợ hãi chính là sợ cái tôi bị hủy diệt, sợ cái
tôi bị đánh cắp…
Có lẽ nguyên nhân bắt nguồn từ khi
A-đam, con người đầu tiên lỗi điều răn của Chúa, ông đã lo sợ và đi ẩn mình. Kể
từ đó, lo sợ ám ảnh mãi trong dòng giống loài người chăng?