Sự chán nản là
một trạng thái tĩnh, nó không biểu hiện bởi những cơn la hét, đập phá... ngược
lại, nó thể hiện qua mức độ kích thích tình cảm của một người, từ lười biếng, bồn
chồn, cáu kỉnh. Và đương nhiên, đi kèm theo đó là những cảm xúc tiêu cực.
Loại thứ nhất
là chán nản vô tư. Nó có nghĩa là bao quanh bạn là sự buồn chán, cảm thấy mệt mỏi
nhưng vẫn có thể kiểm soát ở thế cân bằng. Hay nói đơn giản, bạn không quan tâm
đến thế giới và muốn thu lại trong chiếc vỏ ốc của mình.
Loại thứ 2 là chán nản được định mức. Lúc này, cảm xúc đã được kích
thích nhiều hơn và có xu hướng hơi tiêu cực. Người trong trạng thái này muốn
làm cái gì đó nhưng lại không biết mình phải làm gì. Hay nói đơn giản, họ đang
mơ hồ, "buồn nhưng không hiểu vì sao buồn".
Đi tìm sự chán
nản là loại thứ 3 mà các chuyên gia nói đến. Người trong trạng thái này luôn bồn
chồn, thích làm theo cảm xúc và luôn có những suy nghĩ tiêu cực.
Loại chán nản
cuối cùng mà Goetz và cộng sự thừa nhận sẽ khiến chúng ta có những phản ứng
tiêu cực nhất. Người ở trong trạng thái này luôn bất mãn, không hài lòng, thậm
chí giận dữ, hung hăng với mọi người xung quanh.
Để tiến hành
đo được những trạng thái buồn chán chính xác nhất, các nhà khoa học đã trang bị
cho 63 sinh viên đại học và 80 học sinh trung học ở Đức chiếc máy kỹ thuật số
cá nhân cầm tay (PDA). Những chiếc máy này được lập trình để kêu ngẫu nhiên 6 lần/ngày,
khiến người tham gia phải trả lời một loạt câu hỏi họ cảm thấy ra sao vào thời
điểm đó. Nếu nhận được câu trả lời là buồn chán, những người tham gia tiếp tục
được phỏng vấn về tâm trạng hiện tại khi trải qua nỗi buồn đó.
Thật bất ngờ
khi các chuyên gia đã phát hiện ra loại chán nản thứ 5 mang tên "chán nản
thờ ơ". Họ thấy rằng, những người trải qua sự chán nản thờ ơ này cũng có cảm
xúc tiêu cực nhưng không gây ra phản ứng mạnh như hung hăng, cáu kỉnh với người
xung quanh.
Những người
này thường không quan tâm đến mọi việc xung quanh, không thể hiện cảm xúc rõ
ràng ở từng vấn đề, với họ, cứ "lập lờ", vô tâm với mọi việc, dễ dẫn
đến trầm cảm.
Qua nghiên cứu
trên, các chuyên gia nhận định, sự chán nản có thể nghe như vô hại nhưng đừng
đánh giá thấp sức phá hoại của nó. Cố gắng nhìn thẳng vào vấn đề, bạn mới có thể
tránh được cạm bẫy chết người này.
Nghiên cứu được
đăng trên tạp chí Motivation and Emotion