Không một nguyên thủ quốc gia nào trên
thế giới không nói yêu hoà bình, vậy mà chiến tranh vẫn hàng ngày đang diễn ra.
Vậy chiến tranh là gì? Nói đến chiến tranh có lẽ ai cũng biết. Chiến tranh thế
giới, chiến tranh việt nam, chiến tranh ái quốc, chiến tranh xâm lược, chiến
tranh tôn giáo, chiến tranh sắc tộc, chiến tranh hệ phái v.v..
Hội nghị giả định.
Hôm nay cộng đồng triết
học Việt Nam triệu tập các vị đến đây với mục đích để cùng các vị trao đổi,
giúp các vị giải đáp câu hỏi “chất” của hiện tượng chiến tranh là gì? Xin hỏi
các vị: Theo quan điểm của các vị thì nguyên nhân nào đã tạo ra các cuộc chiến
tranh?
Nước Mĩ nói: vì các nước ương bướng và độc
tài, vì dân chủ và tự do.
Nước Anh nói: vì các nước không mở cửa
thị trường.
Nước Nga nói: vì lý tưởng cộng sản.
Nước Việt Nam nói: vì đôc lập dân tộc,
vì áp bức bóc lột.
Nước Nhật nói: vì Trung Quốc bành trướng
đất đai.
Nước Trung Quốc nói: vì Mĩ muốn lãnh đạo
thế giới.
Vân vân…
Vậy kết cục của chiến tranh là gì?
Chúng ta thấy, dù người có quyền uy tột
đỉnh thế nào đi nữa nhưng khi nằm xuống thì cũng chỉ là cái xác khô cằn mà
thôi. Dù có bỏ ra bao nhiêu năm xây dựng sự nghiệp, mở mang lãnh thổ, lãnh hải,
lãnh địa, kiến tạo các công trình đồ sộ, những lăng tẳm vĩ đại, nhưng khi chết
thì cũng nằm trong cái hố không đầy ba thước.
Dù cho có chinh phục được bao nhiêu quốc
gia, thôn tính được bao nhiêu đất đai, ốc đảo, xưng hùng xưng bá thế nào thì cuối
cùng vẫn chỉ là một nắm xương tàn, không giá trị hơn một hạt cát trong sa mạc.
Hạt cát nếu biết mình cũng chỉ là cát bụi không hơn không kém nên khiêm tốn nằm
yên, nhưng con người thì cứ mãi miết, lăng xăng với những ước mơ viễn vong, chẳng
ý thức được đời người cũng chỉ vài chục năm có là mấy so với cát bụi đã hiện hữu
hàng triệu năm.
Biết là như thế, nhưng trong thực tế,
làm người, ai cũng có những ý kiến và quan điểm riêng và người nào cũng có lý
trong ý kiến – quan điểm của mình. Cho dù người khác cho rằng quan điểm và ý kiến
đó sai nhưng đối với họ, điều họ thực hiện chính là lẽ phải. Cũng vì bất đồng
quan điểm và ý kiến nhau mà con người cứ mãi tìm cách gây gỗ nhau, vì cái gì
đúng với người này nhưng chưa chắc đã đúng với người khác.
Con người ăn thịt nói: "vật dưỡng
nhơn". Con hổ đang đói bảo: " nhơn dưỡng vật". Con muỗi khen:
"máu loài người thơm quá". Chân lý chỗ nào?
Do vậy, các quan điểm như phải trái,
đúng sai, tốt xấu chỉ có giá trị tương đối, chịu ảnh hưởng của ý thức hệ, ý thức
dân tộc, chịu tác động của môi trường giáo dục và phụ thuộc vào không gian – thời
gian. Điều hôm nay mình nhận thức là đúng nhưng ngày mai lại nhận định ra mình
đã sai; quan điểm ấy tại nơi này thì hợp lý nhưng ở nơi khác thì lại rất vô lý.
Túm lại một chùm là, một đất nước, một
chế độ, một dân tộc, một tôn giáo, một hệ phái, một con người có hiểu biết thì
phải biết vượt lên trên các sự phân biệt, các nhận thức ấy và không nên bắt ai
phải tuân thủ theo ý kiến của mình. Chỉ có những kẻ điên rồ thiếu hiểu biết, độc
đoán, cực đoan mới đòi hỏi mọi người xách gói đi theo quan điểm của mình. Và kết
quả ai cũng muốn bảo vệ quan điểm và ý kiến của mình, bảo vệ lợi ích cho cá
nhân, cho dòng họ, cho đất nước của riêng mình mà có chiến tranh.
Cuối cùng vị tổng thống Mỹ
phát biểu: "Chân lý thuộc về kẻ mạnh" (Mạnh kinh tế, mạnh quân sự khí
tài, cái gì mạnh cũng là chân lý)