Thuở xưa, có anh chàng nọ, con nhà giàu,
đẹp trai học giỏi… Anh sẽ là mẫu người lý tưởng hoàn toàn nếu không có cái tật
ưa bắt chước thiên hạ chạy theo thời trang.
Thấy bạn bè đeo kính trắng, có vẻ sang
trọng và trí thức, anh cũng đi khám mắt và mua một chiếc. Bác sĩ tuyên bố anh bị
cận. Thế là anh chàng tậu ngay một cặp kính cận, gọng vàng hẳn hoi.
Anh chàng mua kính mới, chứng chóng mặt
buồn nôn lập tức biến mất… nhưng khổ nỗi, anh lại bị chảy nước mắt sống cả
ngày. Ðành phải tìm một bác sĩ khác vậy.
Vị bác sĩ thứ ba, một
người du học từ ngoại quốc về, quả quyết anh bị chứng loạn thị và đề nghị nên
mua một cặp kính khác. Lần này anh thấy sự vật lùi ra xa thay cho chứng chảy nước
mắt sống.
Và, cứ thế, mỗi cặp kính mới
lại mang đến cho anh một chứng bệnh mới. Ðể trị bệnh, anh đành phải thay kính
liên tục… Cho đến một hôm trợt chân vấp té, anh đột nhiên thấy trời đất phong
quang, mọi vật sáng sủa rõ ràng hiện ra trước mắt.
Mừng vô kể anh bước vội về
nhà, người nhà chào anh, ngạc nhiên hỏi:
- Ủa, cặp kính anh làm sao
thế?
Anh lột kính, cầm lên
xem, hóa ra đôi tròng kính đã vỡ đâu mất, từ cú trợt chân khi nãy.
Từ đó, anh chàng không thèm
mang cặp kính nào nữa cả.
(Theo Axit Nêxin, trong “Những người thích đùa”)
= = = = =
Trong câu chuyện trên,
điều buồn cười và lý thú nhất là anh chàng đó, vốn biết rõ mắt mình không bệnh,
không đau, nhưng vì lòng háo danh, ưa thích thời trang, chạy theo mốt mà anh cố
tình hành hạ đôi mắt của mình.
Đó là anh chàng của câu chuyện, còn những
anh chàng trong đời thường thì mắt bị bệnh thiệt! Nhưng mắt bị bệnh gì khó mà tự
biết. Viễn, cận, loạn, quáng gà, kéo mây, cườm mắt hay lẹo mắt…….?Ư
Nào ai biết được, nhờ bác sĩ thôi! Nhưng
đa số bác sĩ bây giờ ai cũng đều đeo kính cả. Mắt yếu, mắt cận, mắt loạn…..bác
sĩ cũng phải đeo mà. Bác sĩ cũng bệnh, cũng ăn, ăn uống, cũng ngủ, cũng hít thở,
cũng có những cố tật như bệnh nhân cả, có ai tài giỏi chi đâu, (chưa phải là
"vô thượng y vương") nên chả trách gì có lúc bác sĩ cũng là bệnh
nhân, bệnh nhân có khi là bác sĩ! Khác chăng là bác sĩ thì được đào tạo, có kiến
thức, có chuyên môn, biết đọc bệnh án - kết quả xét nghiệm, biết kê toa, cho
đơn thuốc, được đội-mặc áo blouse trắng……. và thực tế thì chẳng có bác sĩ, y
sĩ, dược sĩ nào dám tuyên bố mình không cần đeo kính vì đã làm chủ “….. bệnh…”,
vì vậy hầu hết tất cả chúng ta đều là bệnh nhân đau mắt thứ thiệt, nên việc đo,
chụp, xét nghiệm phải nhờ đến máy, cắt kính, đeo kính, tròng mắc tròng rẻ, gọng
đẹp gọng xấu thì tự chọn lựa mà giải quyết lấy.
Trong thời buổi này, bệnh nhân nào đau mắt
và có ý muốn chữa trị thực sự mà gặp được bác sĩ có y đức, có lương tâm, có được
chỗ chăm sóc sức khỏe tốt một chút thì được coi như may mắn lắm rồi. Cho nên
đôi lúc còn lệ thuộc sự hên xui, “phước chủ may thầy”.
Bên cạnh đó, có bệnh nhân đau mắt thực sự
nhưng không tự nhận ra mình có bệnh, chỉ tỏ ra trí thức hiểu biết, háo danh, chạy
theo mốt, chạy theo thời trang, chạy theo phong trào, chạy theo danh lợi, tỏ vẻ
là đạo sư, thể hiện bản ngã…… nên sắm kính, đeo kính thì xã hội rắc rối to.
Mua kính, sắm kính, đeo kính mà không biết
đeo để làm gì, sử dụng ra sao, nên mỗi ngày có khi ngồi tại chỗ hay ra đường cứ
xăm soi chuyện hàng xóm, moi móc việc thiên hạ, kết quả triệu chứng nhức đầu,
chóng mặt, buồn nôn, nước mắt sống….. là chuyện chả trách ai được.
Trong gia đình, chồng vợ - anh em, ngoài
xã hội, thế giới - tôn giáo cứ mãi bất hòa, gây hấn, tự tử, chém giết nhau đều
bắt nguồn từ sự bất đồng quan điểm chỉ vì ai cũng “lỡ” nhìn theo mỗi kiểu kính
khác nhau nên “lầm” là vậy.
Y học hiện nay khi tìm hiểu nguyên nhân
gây ra bệnh lý, người ta không còn cực đoan kết luận bệnh này là do cái này cái
kia đơn lẻ gây ra nữa mà sử dụng thuật ngữ “gốc tự do”. Chính “gốc tự do” mới
là nguyên nhân gây ra bệnh. Nói một cách khác, đó là từ “gốc” các yếu tố môi
trường sinh sống, môi trường làm việc, thói quen ăn uống, thói quen hít thở, giờ
giấc sinh hoạt….. “tự do”, tự ý, tư duy – hành động, thừa mứa, xa đà, xa đọa,
thiếu quản lý bản thân trong “ăn, mặc, ở.…” là nhân, là duyên, là nguyên nhân,
là “gốc tự do” đưa đến bệnh tật của “mắt”.
Tóm lại, kính râm thì đeo trời nắng,
kính trắng thì đeo trời mưa, kính vừa vừa thì đeo buổi tối, kính cận thì thấy gần,
kính viễn thì thấy xa, kính loạn thì....... loạn các thứ kính. Ở đời luôn có
các loại kính, miễn sao kính nào có lợi cho mình – cho người, đừng khổ mình –
khổ người thì đeo, đeo lúc nào, vì sao đeo...... mình đeo thế này, người đeo thế
nọ, đeo thế nào mà phát sinh điều có ích, tăng trưởng điều có ích cho mình -
cho người mỗi giờ, mỗi ngày thì đeo và ai cũng có lý khi sử dụng chiếc kính của
mình cả, nên cứ hãy dùng chiếc "kính trọng" để kính nhau một chút!
Và cuối cùng mong rằng lúc
nào đó, không còn ai đeo cái kính nào hết, để sóng mũi khỏi bị dấu vết do chiếc
gọng kính vàng hằn lên. Chiến tranh, giặc giã, võ mồm, võ miệng chấm dứt. Hòa
bình, trật tự, “ngồi lim dim mắt nhìn xuống” thì sướng biết mấy.