CHÓ GẶM XƯƠNG KHÔ

"Chó đói mừng lắm, tha khúc xương khô đến chỗ vắng, dùng hai chân trước giữ chặt khúc xương, gặm lấy gặm để. Càng gặm, máu và nước dãi của chính nó càng chảy ra, ban đầu chó tự thấy sung sướng vì ngỡ máu và nước dãi trong khúc xương chảy ra, nhưng rốt cục, nó chỉ nuốt máu và nước dãi của mình do góc cạnh bén nhọn của xương cắt rách miệng nó, nhọc mệt, khốn khổ mà đói vẫn hoàn đói, lát sau con chó gục chết bên cạnh khúc xương khô." Tương tự, loài người cũng tự mình mỗi ngày ra sức giành giựt và cố gắng gặm "tài, sắc, danh, lợi..." lấy mồ hôi và nước mắt làm niềm vui thoả mãn, tiếp tục “hì hục” mà không cảm thấy mệt mỏi, tự đánh lừa mình cho đến khi sức mòn lực kiệt.

Tiếng hống sư tử từ ngàn năm vẫn còn vang vọng “Biển có thể cạn, núi có thể mòn, quả đất có thể băng hoại nhưng khổ đau không bao giờ chấm dứt đối với người còn vô minh và dục vọng" (kinh Tương Ưng III, chương 1, phẩm 5, tr. 267).