Mục Lục
---------<><><>----------
* Chương 1 - Giã Biệt Thiên Đường
* Chương 2 - Rong Ruổi
* Chương 3 - Tình Yêu & Hạnh Phúc
* Chương 4 - Hiện Thân Của Chúa
* Chương 5 - Tỏa Sáng
* Chương 6 - Trở Lại Thiên Đường
-----------------------------------------------
GIÃ BIỆT THIÊN ĐƯỜNG* Chương 2 - Rong Ruổi
* Chương 3 - Tình Yêu & Hạnh Phúc
* Chương 4 - Hiện Thân Của Chúa
* Chương 5 - Tỏa Sáng
* Chương 6 - Trở Lại Thiên Đường
-----------------------------------------------
Thái Vũ kết thúc xong nhạc khúc sonate của Chopin, cất bản nhạc,
kéo tấm vải nỉ đậy giàn phím lại, kéo nấp đậy cây piano, rồi đứng lên. Mẹ chàng
âu yếm hỏi:
– Dây thánh giá đâu, sao con không đeo hở Vũ?
– Thưa mẹ, hôm tắm sông vừa rồi con đã đánh
rơi.
Vũ hơi ngượng chàng không quen nói dối, nhất là nói dối với mẹ.
Thật ra ba ngày trước, khi đi ngang cầu, chàng đã tháo dây thánh giá trên cổ và
ném xuống dòng sông.
Cha chàng lấy tẩu thuốc ra hỏi:
– Sao ngót mấy tháng nay con không đi lễ?
– Thưa cha, con bận bài vở ở lớp nhiều quá,
với con thấy điều đó cũng không cần thiết lắm.
Mẹ chàng tròn xoe mắt chưa kịp nói gì thì cha chàng gắt lên:
– Con nói cái gì không cần thiết? Làm con
chiên của Chúa, mỗi tuần đi lễ một lần mà tính bỏ luôn hở?
Thái Vũ đứng tựa cây đàn piano ôn tồn đáp:
– Thưa cha, con thấy để dành thì giờ đó làm
việc khác có lợi hơn.
Nỗi
bất mãn nhà thờ âm ỉ của Vũ mấy năm nay đã đến lúc bùng vỡ. Cha chàng run run:
–
Mày tính bỏ đạo hả...
–
Xin cha và mẹ hãy bình tĩnh nghe con trình bày. Lúc này khoa học đã tiến bộ quá
xa rồi và cũng đã soi sáng được những sai lầm của tôn giáo xuất phát từ những
thế kỷ đơn sơ lạc hậu. Tại sao chúng ta cứ giữ mãi những giáo điều lỗi thời
phản tri thức. Nếu Chúa đã tạo nên thế gian và con người thì thiên tai chiến
tranh, bệnh hoạn và sự ác độc của con người do ai tạo ra. Những vấn đề rất đơn
giản như vậy mà chúng ta không chịu suy xét, cứ nhắm mắt tin tưởng một chiều
mãi.
Con
thấy đã đến lúc phải cởi bỏ những gì lỗi thời từ những thời đại mà con người
còn quá ngây thơ trong tư duy và tín ngưỡng. Thế giới mỗi ngày mỗi tiến bộ.
Những quan niệm từ xưa cần phải xét lại cho hợp với thời đại mới. Con không
muốn giam mình mãi trong ngục tù của lòng tin mù quáng...
–
Chúa ơí! Tao cho mày ăn học để hôm nay mày dạy khôn tao và phản bội với Chúa.
Không có khoa học gì hết! Mày nói cái gì lỗi thời, Chúa lỗi thời hả?
–
Thưa cha, xin cha đừng giận, hãy bình tĩnh suy xét lời con nói có vô lý hay
không. Con công nhận là tín ngưỡng nào cũng cố gắng dạy con người ăn hiền ở
lành, nhưng cũng đã trói buộc thêm nhiều mê tín, dị đoan và huyền hoặc. Khi con
người trông đợi một phép lạ từ cõi giới xa xăm, liền đó họ đánh mất sự nỗ lực
của chính họ trong việc xây dựng cuộc sống thực tế nơi thế gian này. Tín ngưỡng
luôn luôn đồng nghĩa với sự kiềm hãm phát triển con người. Tất cả những công
trình khoa học dường như đều được xây dựng bởi những người dám qua mặt tôn giáo.
–
Trời ơi! Tất cả sự khôn ngoan của mày chỉ dùng để công kích Chúa. Lạy Cha chí
Thánh! Xin các quỷ satan ra khỏi tâm hồn đứa trẻ tội lỗi này. Trời ơi! Không lẽ
tao đã sinh ra và nuôi nấng một đứa con phản nghịch.
–
Thưa cha.
–
Không có cha con gì với mày hết...
Mẹ Vũ ngồi chết lặng không nói được lời nào. Người cha căm giận
cực độ. Gian phòng khách đầm ấm này đã chứng kiến biết bao nhiêu là hạnh phúc
của gia đình Vũ, bỗng hôm nay chứng kiến một cuộc xung đột giữa hai thế hệ mà
tâm hồn họ đã trở thành đối kháng. Những chiếc ghế nệm bọc nhung sang trọng màu
vàng sậm vây quanh chiếc bàn gỗ cẩm lai mặt kiếng dày. Góc phòng là cây đàn
piano to lớn hiệu Yamaha của Nhật. Giữa trần nhà treo một giàn đèn hoa thủy
tinh lộng lẫy. Khung cửa sổ trông ra khu vườn. Gần cửa là những chậu hoa cúc,
hoa mai, ngọc nữ... Xa hơn là những tàng cây teck to lớn phủ bóng mát đầy sân.
Ở trên cao của bức tường là bệ thờ Chúa Jésus đang bị đóng đinh trên thập giá.
Đầu Người đội mũ gai gục xuống. Đôi bàn tay rướm máu vì cây đinh to đóng vào
đấy. Quanh Người là chiếc khố vải đơn sơ vì bọn lính bắt Người đã đoạt lấy
những chiếc áo dài. Cạnh sườn bên trái còn hiện rõ một vết thương rỉ máu, máu
của Người đã đến để cứu chuộc tội lỗi thế gian.
–
Thưa cha, xin cha hãy thương con, hãy cho phép con tự tìm lấy lẽ sống mà con
thấy hợp lý. Đừng buộc con phải nhắm mắt cúi đầu đi theo lối mòn tăm tối dẫn
đến sai lầm và vô lý. Làm sao con có thể chấp nhận truyền thuyết tạo dựng trời
đất trong Cựu Ước khi mà ngày nay khoa học đã giải thích gần đầy đủ về sự thành
hình của cả vũ trụ với những chứng minh phức tạp và logic nhất. Làm sao con có
thể tuân phục mãi những giáo điều Catholic khi mà trái đất đã xoay quanh mặt
trời và những vì sao không còn xoay quanh trái đất. Làm sao con có thể tin mãi
nơi một Đấng toàn năng khi mà chỉ có thuốc kháng sinh mới đẩy lui được bệnh tật
của con người, chỉ có những bác sĩ lành nghề mới tách đôi hai đứa trẻ song sinh
dính nhau, chỉ có tên lửa mới đưa con người vượt xa vào cõi không gian vô tận.
Thưa cha, con thiết nghĩ con người phải được tự do trong tư tưởng. Không ai có
quyền cột trói tư tưởng con người đi theo những thiên kiến lỗi thời và phi lý.
Những chuyện thần thoại chỉ còn là những cổ vật trưng bày trong viện bảo tàng
văn hoá chứ không thể là ánh sáng dẫn đường cho con người được nữa.
–
Trời ơi! Mày phải chấm dứt ngay những luận điệu ác quỷ như vậy, đừng để nhơ bẩn
gia đình này bởi sự mất đức tin của mày. Tao không thể chấp nhận có một người
con như mày được nữa.
–
Thưa cha, xin cha đừng giận. Từ lâu con giữ kín những ý nghĩ của mình vì biết
nói ra cha và mẹ sẽ buồn. Nhưng con thấy tâm hồn con bất an khi phải nghĩ theo
cách này và sống theo cách khác. Con không muốn sống một cách giả dối. Con muốn
sống thật với con người mình. Niềm tin vào nhà thờ đã sụp đổ trong lòng con và
con không muốn che đậy những điều đó. Con tin vào đôi tay, trái tim và khối óc
của con người mới có thể đem lại cuộc sống tốt đẹp nơi trần gian này hơn là
đánh mất thì giờ vào việc cầu nguyện vô ích. Hãy để thì giờ làm lợi ích cho mọi
người có lẽ con người sẽ hạnh phúc hơn. Con biết cha và mẹ thương con, nhưng con
xin cha và mẹ hãy để cho con tìm lấy lẽ sống của mình. Con đã vâng lời cha và
mẹ trong tất cả mọi việc từ trước đến nay chưa hề trái ý. Nhưng con chỉ xin
riêng việc này cha và mẹ cho con tự do.
–
Mày trái ý tao việc này tức là trái ý tất cả. Tao và mẹ mày cũng như ông nội
mày đã sống tất cả vì Chúa. Máu của dòng dõi này là máu của Chúa. Nếu mày chối
Chúa thì mày không còn là người của gia đình này nữa. Trời ơi! đau đớn cho tôi
chưa!
Hai
đứa em gái của Thái Vũ, Thúy và Lan đứng nép sau cánh cửa và rướm nước mắt.
Chuyện xảy ra quá bất ngờ không ai có thể tiên liệu được. Chúng vẫn tự hào về
sự êm ấm của gia đình, về người anh trai lỗi lạc trong tất cả mọi khía cạnh.
Thật vậy, bạn bè chúng thường thèm khát có một người anh như anh của chúng. Đạo
đức và tài năng của Thái Vũ như ánh sao chói sáng cả vùng. Nhưng không hiểu vì
sao hôm nay chàng tuyên bố từ chối Chúa.
Trên
bệ thờ, Tượng Chúa vẫn đứng gục đầu trong cái chết đau thương như để tượng
trưng cho nỗi khổ đầy ắp cả trần gian này. Loài người chìm mãi trong khổ đau và
tội lỗi. Đấng Cứu Thế đã đến để cứu vớt tội lỗi cho họ và chịu chung nỗi đau
khổ với họ. Máu nơi trái tim Người đã đổ ra và biến thành sự sống tuôn vào lòng
muôn người qua bao nhiêu thế hệ. Nhân danh Người, họ đã cố gắng thương yêu giúp
đỡ nhau. Nhưng cũng nhân danh Người, lắm khi họ làm khổ nhau.
Chúa
vẫn đứng đó oai hùng và bất động, như vẫn lắng nghe mọi sự tôn vinh cũng như
chống báng mình một cách bình đẳng.
Thái
Vũ đã kiên cường giữ đức hạnh từ bấy lâu nay và hôm nay chàng vẫn kiên cường
bảo vệ ý kiến của mình.
–
Thưa cha, con cảm thấy hạnh phúc khi con thương yêu và phụng sự cho mọi người
chung quanh hơn là cố gắng kính tin một Thượng đế do trí tưởng tượng của mình
tạo ra. Con nghĩ rằng nếu đem so sánh hình ảnh Thượng đế của từng người đã
tưởng tượng ra trong óc họ, thì có lẽ chẳng Thượng đế nào giống Thượng đế nào.
Như vậy Thượng đế đã tạo ra con người hay chính con người đã tạo ra Thượng đế.
Những bức vẽ Đức Chúa trời của Michelangelo rõ ràng chỉ là sản phẩm của riêng
ông ta chứ đâu phải đó là một Thượng đế khách quan thật sự. Buồn cười nhất là
con người lại bị ràng buộc bởi một điều do chính họ bịa ra. Đôi khi nhân danh
một Thượng đế được tạo ra từ thời kỳ đồ đá mà con người đã từng giết nhau không
thương xót. Chỉ có trí thông minh và sự kiêu căng của con người mới tạo ra một
Thượng đế theo hình ảnh của họ và chỉ có quan niệm trọng nam khinh nữ mới gán
cho Thượng đế hình ảnh người đàn ông.
Dường
như không kềm được nữa, cha Vũ chụp lấy cái lọ gạt tàn thuốc trên bàn ném mạnh
vào đầu Vũ.
–
Mày muốn tạo ra Thượng đế thì ra khỏi nhà này mà tạo, tao đuổi mày kể từ ngay
bây giờ, thằng lộn dòng lộn giống! Từ nay tao không muốn còn trông thấy mày
nữa. Mày không được gọi tao bằng cha và không được ở trong nhà này nữa.
Cha Vũ vốn đã từng được ông nội Vũ truyền thụ võ nghệ từ lâu. Trong cơn tức giận ông đã ném cái lọ đúng phương pháp ném ám khí. Vũ nghiêng đầu né, nhưng cái lọ vượt qua bên cổ để lại vết xược dài rướm máu. Rồi nó va vào tường vỡ tung rơi mảnh xuống cây đàn piano vang lên những tiếng đau đớn.
Cha Vũ vốn đã từng được ông nội Vũ truyền thụ võ nghệ từ lâu. Trong cơn tức giận ông đã ném cái lọ đúng phương pháp ném ám khí. Vũ nghiêng đầu né, nhưng cái lọ vượt qua bên cổ để lại vết xược dài rướm máu. Rồi nó va vào tường vỡ tung rơi mảnh xuống cây đàn piano vang lên những tiếng đau đớn.
–
Cha sẽ được toại nguyện.
Vũ
đáp rồi bước vào phòng. Mẹ Vũ bật khóc nức nở.
Sáng sớm hôm sau, khi mọi người chưa thức giấc, Vũ đến nhìn
tượng ông nội trên tủ của chàng giây lâu rồi xách va li quay ra.
Trước
hết Thái Vũ đi đến nhà Bằng, người bạn tri kỷ từ lâu. Bằng là người không theo
tôn giáo nào và cũng chẳng chống đối tôn giáo nào. Vũ thuật lại cho bằng nghe
mọi chuyện và muốn nhờ Bằng giới thiệu lên nhà bà dì ở Sài Gòn để tìm việc làm.
Bằng hỏi :
–
Mày bỏ học hả, năm nay hết phổ thông rồi thi Đại học tới nơi còn định đi đâu
nữa. Tao nghĩ mày ở tạm nhà tao cho qua chuyện, đợi bố mày nguôi giận rồi về
xin lỗi ổng là xong. Đi đâu làm chi cho rắc rối.
Vũ đáp:
–
Nào giờ mày biết tính tao, mỗi việc gì ta đã quyết định tao đều suy nghĩ rất kỹ
từ trước và không bao giờ đổi ý. Lâu lắm rồi tao thấy công việc của nhà thờ quá
vô lý. Mày còn nhớ chuyện nhà bác học Galilée bị giáo hội giam cầm vì đã tuyên
bố trái đất quay quanh mặt trời không? Họ cũng đốt sống Bruno khi ông ta cho
biết ngoài trái đất còn rất nhiều hành tinh tương tự. Họ dùng giáo quyền để đàn
áp khoa học. Họ nhân danh điều thiện để làm việc ác độc. Họ tưởng tượng những
chuyện huyền hoặc và buộc tín đồ phải tin theo. Thế kỷ này con người đã đặt
chân lên sao Hỏa rồi mà những quan niệm sai lầm đó còn tồn tại thì cũng lạ
thật. Tao sẽ tự tìm lấy lẽ sống trong tình thương yêu và phụng sự của mọi người
chung quanh và trả lại Chúa những chuyện hoang đường thần thoại.
–
Tao thấy mày điên gàn sao đâu. Bao nhiêu người cùng tin Chúa và sống nhăn cho
tới bây giờ chứ có ai chết đâu. Khi không mày bỏ Chúa rồi bỏ nhà đi lang thang
kỳ cục.
–
Nhưng tao sẽ điên nhiều hơn nếu tao trở lại sống trong tình trạng bất đồng quan
điểm đó. Tao không còn có thể mở miệng nói “xin Chúa cho con ngày hai lần no
đủ” vì bố tao phải làm việc bằng đôi tay và khối óc của chính mình. Mày còn nhớ
câu chuyện động đất ở Lisbonne tháng 11 năm 1755. Ba chục ngàn người bị chôn
vùi trong đó có cả các tín đồ đang cầu nguyện tại Thánh đường vì nhằm ngày lễ
Thánh. Tao không thể hiểu họ còn có thể cho rằng Chúa đã tạo ra mọi chuyện nữa
hay không. Rồi, cùng thờ Chúa Kitô mà Thiên Chúa giáo đã tàn sát tín đồ Tin
Lành nhân ngày lễ Thánh St.Bartholomy.
Cuối
cùng tao thấy con người cần khước từ những tín ngưỡng cũ rích đó, chỉ cần hợp
nhau xây dựng lại cuộc đời theo tinh thần khoa học và luật pháp là đủ. Tín
ngưỡng là nhu cầu của người nguyên thủy và hạng vua chúa phong kiến, không còn
là nhu cầu của con người thời đại điện toán hôm nay nữa.
–
Mày đi như vậy rồi chừng nào trở về.
–
Tao sẽ trở về khi một trong hai điều sau đây xuất hiện: hoặc là bố mẹ tao đổi ý
định, bỏ Chúa, gọi tao về; hoặc là chính tao đổi ý định, bỗng trở lại tin Chúa
và tìm về.
–
Tao không thấy ai điên như mày.
Nhưng Bằng cũng chìu Vũ, viết thư cho người Dì ở Sài gòn và đưa
Vũ ra bến xe.
Thái
Vũ sinh ra trong một gia đình công giáo nhiều đời ở Vĩnh Long. Bà Vũ mất sớm,
ông Vũ ở vậy nuôi cha Vũ cho đến ngày lớn khôn. Ông là một địa chủ giàu có.
Trong thời đất nước loạn ly, các phe phái và các tôn giáo ở Miền Tây nổi dậy
làm chính trị, ông và các bạn phải học võ để tự vệ. Một bậc thầy từ Bình Định
vào và truyền dạy võ nghệ cho họ. Vì ông Vũ giàu có và quý trọng mọi người nên
ông đã phụng dưỡng bậc thầy đúng mức đồng thời giúp đỡ bạn bè tích cực. Những
môn võ bí truyền cao siêu nhất, vị thầy đều truyền riêng cho ông Vũ. Ông trở
nên đam mê võ thuật lạ lùng và dành hầu hết thì giờ để luyện tập. Trước khi qua
đời, vị thầy đã tổ chức một cuộc thi đấu giữa các môn sinh để chọn người chưởng
môn phái. Dĩ nhiên không ai khác hơn, ông của Vũ đã thắng tất cả bạn bè mình và
được giao quyền chưởng môn. Họ hẹn nhau đến thế hệ con sẽ tổ chức thi đấu để
tìm người chưởng môn kế tiếp. Nhưng cha Vũ không phải là người đam mê nghệ
thuật quá đáng. Ông mê kinh doanh hơn. Ông đã bán gần hết đất để đầu tư vào
công thương nghiệp và thành công mỹ mãn. Vì ông không chuyên cần luyện tập nên
ở thế hệ của ông, quyền chưởng môn lọt qua một người khác. Họ lại hẹn nhau đến
thế hệ cháu để thi đấu tiếp tục. Vũ ra đời trong niềm khát vọng của ông Vũ là
dành lại quyền chưởng môn cho dòng họ mình. Ông biết rằng những người bạn già
của ông không có được những ngón bí truyền. Con ông thua họ vì lười biếng luyện
tập mà thôi. Nếu cháu ông siêng năng, quyền chưởng môn sẽ trở lại không mấy khó
khăn. Chính ông đã đặt tên Thái Vũ, Nguyễn Thái Vũ cho người cháu đích tôn khôi
ngô đỉnh ngộ này, với hy vọng chàng sẽ nuốt trọn sở truyền của ông. Tuy nhiên
ông ngại tuổi già đã đến mà Vũ thì còn nhỏ. Cha Vũ, Thái Hoàng, lập gia đình
muộn nên ở thế hệ Vũ, Vũ là người nhỏ tuổi nhất. Ông rất sốt ruột khi những đứa
bé bên kia bắt đầu luyện cước tập quyền trong khi Vũ mới chập chững biết đi.
Ông bế Vũ trong tay mà nhìn thời gian qua một cách chậm chạp uể oải..
Cha
Vũ là người mê doanh nghiệp. Ông đạt kỳ vọng nơi Vũ sẽ trở thành người kế
nghiệp cho ông. Mục tiêu mà ông đặt cho chàng là bằng tiến sĩ kinh tế học.
Chàng phải đạt cho được mảnh bằng này để đủ sức điều khiển những doanh nghiệp
của ông. Sau ngày Miền Nam giải phóng, ông chuyển sang hình thức hợp doanh và
đóng góp tài quản lý của mình để duy trì cơ sở. Ông được Nhà Nước tín nhiệm
giao quyền chủ nhiệm cơ sở và tất cả công việc đều trôi chảy êm xuôi.
Ông
đi hỏi cưới mẹ Vũ vì mỗi khi đi lễ nhà thờ, thấy bà ngồi đánh đàn piano cho ban
Thánh ca. Bà hiền hậu và đẹp đẽ như một thiên thần. Gia đình của bà cũng giàu
có, có nhiều vườn tược ở vùng Long Hồ. Cuộc hôn nhân của họ rất tốt đẹp hạnh
phúc. Bà học đánh đàn piano khi còn đi học ở Sài Gòn. Khi Vũ chào đời, niềm kỳ
vọng mà bà đặt nơi Vũ là chàng trở thành một nghệ sĩ piano tài giỏi.
Vũ
có đầy đủ dáng dấp cho mỗi kỳ vọng đó. Thân thể chàng khỏe mạnh và trí óc minh
mẫn làm cho hy vọng của ông nội bừng cháy. Gương mặt thông minh và tính tình
trầm tĩnh làm cho hy vọng của cha chàng sáng rực. Nét đẹp của dáng đi, ánh mắt,
mũi miệng, mái tóc quăn lơi lới, vẻ mơ màng của nghệ sĩ làm cho hy vọng của mẹ
chàng tràn ngập.
Ba người đặt kỳ vọng nơi chàng và xé chàng ra làm ba mảnh. Vừa được sáu tuổi, khi chàngg bắt đầu tập gò từng mẫu tự thì chàng cũng phải ngồi khẳng khiu bấm từng phím đàn đầu tiên. Và ông nội cũng bắt đầu lôi chàng ra vườn dạy đi những bước tấn căn bản. Chàng vốn ngoan ngoãn và chịu khó nên ai dạy gì chàng cũng cố gắng học tập. Đến khi cả ba người nhận thấy rằng chàng không còn thì giờ nghỉ ngơi nữa thì họ bàn với nhau chia thời khóa biểu học tập cho chàng. Không khí gia đình Vũ rất hoà thuận nên họ cùng nhường nhịn nhau. Vũ có được một thời khóa biểu hợp lý để học tập và nghỉ ngơi.
Ba người đặt kỳ vọng nơi chàng và xé chàng ra làm ba mảnh. Vừa được sáu tuổi, khi chàngg bắt đầu tập gò từng mẫu tự thì chàng cũng phải ngồi khẳng khiu bấm từng phím đàn đầu tiên. Và ông nội cũng bắt đầu lôi chàng ra vườn dạy đi những bước tấn căn bản. Chàng vốn ngoan ngoãn và chịu khó nên ai dạy gì chàng cũng cố gắng học tập. Đến khi cả ba người nhận thấy rằng chàng không còn thì giờ nghỉ ngơi nữa thì họ bàn với nhau chia thời khóa biểu học tập cho chàng. Không khí gia đình Vũ rất hoà thuận nên họ cùng nhường nhịn nhau. Vũ có được một thời khóa biểu hợp lý để học tập và nghỉ ngơi.
Khi
chàng bắt đầu trở nên rắn chắc thì ông nội dạy chàng tới tấp. Những thế đá phức
tạp, những cú đánh hiểm hóc lần lượt tuôn chảy vào chàng. Chàng thông minh và
khéo léo lạ thường làm ông nội rất mừng rỡ. Chàng đi những bài quyền nhanh nhẹn
và uyển chuyển. Chàng luyện thân pháp rất tài tình. Những môn nhào lộn ngược
xuôi đều thành thạo. Mẹ chàng thấy vậy lo lắng mua thịt cá và các món bổ dưỡng
để bồi dưỡng sức khỏe cho chàng nhưng ông chàng gạt đi bảo:
“Ăn
thịt cá làm con người mạnh ồ ạt lúc đầu nhưng không bền bĩ dẻo dai được. Chỉ
nên ăn nhiều đậu nành và đồ légume thôi.”
Rồi
ông bổ những thang thuốc bắc về cho chàng uống để trợ sức. Cha chàng thì dặn mẹ
cho chàng uống thêm calcium và các vitamin cần thiết. Chàng lớn như thổi trước
sự săn sóc của mọi người.
Điều
mà ông nội căn dặn kỹ lưỡng nhiều lần là:
“Con phải tuyệt đối không được suy nghĩ gì trong khi luyện tập.
Vì khi thi đấu, không ai có thì giờ suy nghĩ. Các chiêu thế tuôn ra như chớp
nhoáng. Các võ sĩ chỉ có trực giác chứ không có suy nghĩ. Ai suy nghĩ là thua.
Hơn nữa, khi tâm không suy nghĩ, nội lực sẽ phát sinh. Đây là điểm bí truyền mà
Tổ Sư đã dạy cho ông.”
Vũ
vâng lời. Chàng tập đánh lại từng chút một và kiểm soát không cho tâm suy nghĩ
mông lung.
Rồi
ông nội lại dạy cho Vũ luyện khí công. Ông cho chàng ngồi tréo hai chân lên
nhau lưng thẳng, hai tay đan vào nhau để ngửa lên hai lòng bàn chân. Ông bảo:
“Bây
giờ con thở vào thở ra cho đều đặn.”
“Bây
giờ con chú ý vào Đan Điền, đó là một điểm ở dưới rốn. Chú ý nhẹ nhàng nhưng kỹ
lưỡng. Hơi thở của con sẽ vào đến Đan điền và làm cho bụng con thoi thóp theo
từng hơi thở.”
“Con
chú ý hết tâm lực vào đấy và mọi tư tưởng sẽ dừng lại.”
Mới
ban đầu Vũ còn bị tư tưởng bất chợt khởi lên. Nhưng dần dần thuần thục, mỗi khi
Vũ chú ý vào Đan Điền thì tư tưởng đều dừng lại bất động. Chàng ngồi luyện khí
công như vậy mỗi đầu hôm trước khi đi ngủ và cuối hôm sau khi thức giấc. Đến
khi chàng ngồi suốt một giờ không bị loạn tưởng thì ông nội mừng lắm. Lâu ngày
chàng nhận thấy một nguồn sức mạnh kỳ lạ, rất êm ả nhưng rất sung mãn, xuất
hiện nơi vùng bụng dưới.
Ông
đào hai cái hố tròn cách nhau năm tấc và sâu năm tấc. Ông bảo chàng nhảy từ
dưới hố lên bờ. Khi đã quen rồi thì chàng nhảy từ hố bên này sang hố bên kia,
và nhảy trở lại. Ông may cho chàng cái quần có nhiều túi đựng cát. Chàng phải
mặc cái quần nặng trĩu đó để tập nhảy. Ông bảo:
“Không
phải con nhảy bằng sức mà con nhảy bằng Ý. Con giữ tâm thanh tịnh và khi nhún
chân nhảy, chú ý nâng cả người mình đi qua hố bên kia. Nguồn nội lực nơi Đan
điền sẽ hỗ trợ cho con.”
Vũ
rất thông minh, khi nghe như vậy liền biết sử dụng Ý TƯỞNG cho việc luyện tập
ngay lập tức. Nhưng mới ban đầu Ý của Vũ chưa phát huy tác dụng. Vũ nhảy còn
nặng nề lắm. Lâu ngày từ nơi tâm thanh tịnh, Ý của Vũ bắt đầu phát huy tác dụng
và nguồn Nội lực tự động xử lý một cách khéo léo. Chàng cất người lên nhảy qua
hố bên kia một cách nhẹ nhàng. Vốn là người trong nghề, ông nội Vũ thấy chàng
tung người một cách êm ái như vậy thì biết Ý của Vũ đã bộc phát. Nội lực của chàng
đã bắt đầu xuất hiện. Ông mừng lắm.
Ông đào hố sâu dần, sâu dần được một thước, và Vũ cũng cất mình nhảy từ hố này sang hố kia một cách êm ả như vậy với cái quần nặng trĩu cát bên trong.
Ông đào hố sâu dần, sâu dần được một thước, và Vũ cũng cất mình nhảy từ hố này sang hố kia một cách êm ả như vậy với cái quần nặng trĩu cát bên trong.
Một
hôm, nhân mùa xoài chín, hai ông cháu ngồi uống nước chanh dưới bóng cây, ông
chỉ trái xoài lơ lửng treo trên cây cao hơn ba thước bảo:
“Cháu
nhảy lên hái trái xoài đó xem.”
Bỗng
nhiên Vũ tự tin mình có thể làm được, chàng dạ một tiếng rồi đứng dậy hít một
hơi dài, nhiếp tâm thanh tịnh, tung người nhảy lên với sức mạnh của Ý. Người
chàng vọt lên như một mũi tên, chàng đưa tay chụp trái xoài và rơi xuống nhẹ
nhàng như một cánh chim. Hai đứa em gái của chàng trông thấy reo lên ầm ĩ :
“Anh
Vũ hay quá!”
Ông
gọi hai đứa lại dặn không được tiết lộ với ai.
Ông treo một bao cát nặng và bảo Vũ tập đánh. Ông bảo:
“Cũng
vậy, con đánh bằng Ý chứ không phải đánh bằng sức. Cũng tâm không suy nghĩ đó,
con trụ hơi ở Đan điền và khởi tưởng đánh cái bao này bật xa qua bên kia.”
Vũ
vâng lời và từ công trình luyện khí công mỗi đêm, chàng đánh bật cái bao cả
trăm kg tung lên như trái bong bóng. Chàng phải tập đủ cách, đấm, chém bằng
cạnh bàn tay, vỗ bằng lòng bàn tay, vỗ bằng ức bàn tay, đập bằng lưng bàn tay,
chụp bằng năm ngón tay, đánh bằng chỏ theo chiều hướng, đá bằng gót, đá bằng ức
bàn chân, đá bằng cạnh bàn chân, đánh bằng vai... Và cách nào cũng đạt sức mạnh
như nhau. Thấy Vũ gần đạt được đỉnh cao, ông nội đi thăm các bạn bè cũ và hẹn
hò năm kế (Vũ được 16 tuổi) sẽ tổ chức thi đấu.
Trở
về, ông đem các tuyệt chiêu ra dốc truyền cho Vũ ráo riết. Ông bảo Vũ trực tiếp
đấu với ông. Ông nội Vũ đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng dáng dấp còn khỏe mạnh, da
dẻ hồng hào, đôi mắt tinh anh, chòm râu và mái tóc bạc phơ khiến ông thanh
thoát như một ông tiên trong truyện cổ tích.
Vũ
có thân hình vạm vỡ như tượng lực sĩ của Hy Lạp nhưng vẫn có vẻ thanh tú nghệ
sĩ chứ không có vẻ thô kệch. Ban đầu chàng không dám tấn công ông nội mạnh mẽ
vì ngại ông tuổi già sức yếu. Nhưng lạ thay, ông thoăn thoắt tránh đòn như tuổi
thanh niên 17. Vũ bắt đầu tin ông nội còn nguyên bản lĩnh nên dồn thêm sức tấn
công. Hai ông cháu đấu với nhau dữ dội ngoài vườn khiến cả nhà chạy ra xem. Lúc
đầu Vũ còn xuất chiêu chậm và ông nội cũng tùy thuận với tốc độ đó để tránh đòn
và phản công. Nhưng dần dần Vũ tăng tốc độ lên và ông cũng tăng theo. Cha mẹ và
hai em Vũ còn trông thấy những chiêu thế trước. Nhưng lát sau hai người vờn
nhau như hai bóng mờ. Tiếng tay chân chạm nhau vang ra huỳnh huỵch nghe khủng
khiếp. Mẹ Vũ sợ hãi nắm tay cha Vũ như muốn nhờ ông gọi họ dừng lại. Hai đứa em
gái tròn mắt sợ sệt. Chỉ có cha Vũ có vẻ hài lòng thích thú vì thấy Vũ đạt được
trình độ vượt hơn mình quá xa.
Đến
khi hai người dừng tay lại thì cha Vũ hoan hô sung sướng. Mẹ Vũ chưa hết hồi
hộp. Ông Vũ bảo:
“Vũ
gần bằng ông rồi.”
Ông vui sướng không gì tả xiết và bảo mẹ Vũ:
“Mai
con làm món bánh xèo đãi cha và Vũ nhé!”
Năm
sau khi Vũ được 16 tuổi, đến ngày ước hẹn, ông nội bảo cả gia đình cùng đi xem
dự cuộc thi đấu để tranh chức chưởng môn. Vũ rất khổ tâm vì việc này. Từ nhỏ
chàng đã được mẹ dạy rằng hãy nhường nhịn đừng tranh hơn với mọi người vì Chúa
bảo:
“Ai
dành lên đầu sẽ trở thành kẻ sau chót.”
Nhưng
để làm vui lòng ông nội, người đã khổ công tập luyện cho chàng từ bấy lâu nay,
nên Vũ đành phải thuận ý.
Địa điểm thi đấu là một võ đường ở vùng chợ Lách do bạn ông mở ra dạy học trò. Ngày hôm đó những môn đệ ưu tú thuộc thế hệ Vũ đều tụ tập trở về. Họ đều trên hai mươi tuổi nhưng thân hình cũng xấp xỉ Vũ mà thôi.
Địa điểm thi đấu là một võ đường ở vùng chợ Lách do bạn ông mở ra dạy học trò. Ngày hôm đó những môn đệ ưu tú thuộc thế hệ Vũ đều tụ tập trở về. Họ đều trên hai mươi tuổi nhưng thân hình cũng xấp xỉ Vũ mà thôi.
Người
chưởng môn thuộc thế hệ cha Vũ đứng ra tuyên bố cuộc thi đấu này và yêu cầu mọi
môn đệ đến chào ông nội Vũ, người chưởng môn đầu tiên của thế hệ trước. Các môn
đệ trẻ đều đến chào ông Vũ theo nghi thức nhà võ và lui về vị trí của mình.
Từng
cặp được chọn ra thi đấu. Có lẽ có sự cố ý sắp xếp, Vũ được chọn ra đầu tiên.
Nếu thắng, Vũ phải đấu với người kế tiếp. Nếu thua, coi như bị loại hẳn. Như
vậy, người thắng cuộc thi đấu này phải có sức khỏe dẻo dai để đấu với gần hai
mươi người liên tiếp. Ông Vũ biết ý đồ của họ và dự định buộc phải cho nghĩ sau
mỗi trận đấu.
Ông
đã sáng suốt khi không cho Vũ ăn thức ăn động vật. Thức ăn thực vật giúp Vũ dẻo
dai lạ thường.
Ngay
từ thế tấn công đầu tiên, Vũ đã nhận ra rằng những đối thủ của chàng rất kém về
nội lực, tức là sức mạnh của ý xuất phát từ tâm thanh tịnh và nguồn lực ở Đan
điền. Họ chỉ mạnh ở bắp thịt mà thôi. Vũ nhường họ tấn công mười chiêu đầu và
phản công ở chiêu thứ mười một là lập tức loại họ ra khỏi vòng chiến đấu. Chàng
không nở đánh mạnh ngại họ bị nội thương, chỉ dùng ý hất họ văng hẳn ra ngoài
đường giới hạn. Ý lực rất tuyệt diệu. Khi không muốn đánh chấn thương ai, Vũ có
thể điều khiển cho họ văng bổng lên mà nội tạng họ không bị tổn hại. Hoặc chàng
vỗ một chưởng ở bụng, hoặc chàng đá một cước ở mông là người họ như bị nhấc
bổng lên đưa ra ngoài rơi vào đám người xem đấu.
Tiếng
hoan hô Vũ vang cả võ đường khiến Vũ thấy hổ thẹn.
Trong
số người thi đấu, chỉ có một người kéo dài được với chàng hơn năm mươi chiêu vì
người này có sáng kiến chế biến nhiều thế mới lạ. Nhưng dù sao thiếu nội lực là
thiếu tất cả. Vũ vẫn gạt đòn của anh ta và đánh một chỏ vào bụng dưới. Sở dĩ Vũ
phải hất họ văng ra khỏi đường giới hạn vì người thua ở trong phải bị gục hẳn.
Vũ không muốn đánh họ đến ngã gục. Chỉ hất họ văng ra khỏi sân là họ bị loại.
Một
người khác là cô gái hơn hai mươi tuổi làm Vũ lúng túng vì không biết phải đánh
vào chỗ nào để đẩy cô ta ra ngoài Vũ hoang mang né đòn đỡ thế mà chưa tìm ra
cách giải quyết. Chàng không muốn chạm tay vào người cô gái. Cô gái rất nhanh
nhẹn và sở trường về những lối đá đẹp mắt. Cô đá liên tiếp mười mấy thế đá nguy
hiểm. Vũ giả vờ lui dần đến gần đường giới hạn. Và chàng chụp chân cô vừa đá.
Cô búng luôn chân còn lại vào mặt Vũ. Vũ nghiêng mặt né đòn và ném cả người cô
ta ra ngoài sân.
Chức
chưởng môn của thế hệ thứ ba được giao lại cho Vũ. Niềm khát khao từ bấy lâu
nay của ông nội đã mãn nguyện, ông sung sướng cực điểm.
Những
môn đệ dự đấu vừa rồi đến chào mừng Vũ và hẹn được đến học hỏi thêm ở Vũ những
điều họ chưa biết. Họ đều đồng một nhận xét rằng Vũ rất có lòng nhân từ và một
mãnh lực phi thường. Tuy nhiên Vũ không tấn công nhiều nên họ chưa biết những
chiêu thế của chàng đặc biệt ra sao. Vũ bẽn lẽn đáp:
“Em
chỉ may mắn chứ không có hay ho gì. Ông em còn khỏe mạnh lắm. Các anh chị hãy
đến hỏi han thêm với ông em đi.”.
Sau
cuộc thi đấu đó, ông Vũ trở nên yếu sức dần. Năm sau vào một ngày cuối thu, ông
cho gọi mọi người thân quen từ trước đến. Ông từ giã mọi người rồi nằm ngay ngắn
trên giường thiếp dần dần vào giấc ngủ ngàn thu. Bác sĩ có mặt cho rằng ông Vũ
chết một cái chết sinh lý chứ không phải cái chết bệnh lý. Bác sĩ cho biết y
học hiện đại đang nghiên cứu về vấn đề này và tìm cách đem đến cho mọi người
già một cái chết sinh lý êm thấm như vậy. Riêng Vũ cho rằng ông nội biết trước
giờ chết và dùng khí công để nhiếp tâm lại giữ được vẻ bình thản êm ái trước
khi ra đi, mặc dù bên trong cũng có những sự đau nhức nào đó.
Vị
linh mục làm phép xức dầu và giải tội cho ông Vũ thì bảo rằng:
“Cụ
Thái Chương đã sống suốt một đời đức hạnh, thường thương yêu và giúp đỡ mọi
người, Cụ đã làm đẹp lòng Chúa và cái chết êm thấm này biểu hiện Chúa đã đưa cụ
về thiên đường để sống mãi mãi bên Chúa.”
Cha
và mẹ Vũ có vẻ vui lòng vì câu nói của vị linh mục nhưng Vũ cười nhạt không tin.
Quả
thật ông Vũ rất tử tế với tất cả mọi người. Ông xem nhẹ vật chất và dùng nó để
ban phát cho mọi người. Ngay cả khi cha Vũ chưa bán hết ruộng đất, những huê
lợi do tá điền nộp hàng năm, ông Vũ cũng đều dùng vào những việc từ thiện. Nhà
ai có chuyện đều thấy ông có mặt để kịp thời giúp đỡ. Ông mua quan tài để tặng
cho những người qua đời mà gia đình họ nghèo khó. Gia đình ai bệnh hoạn đều
được ông đến thăm nom và giúp đỡ gạo thóc tiền bạc. Có lần ở xóm bên kia một
ngôi nhà bị hỏa hoạn, ông Vũ đã bán hết số vàng dành dụm bấy lâu để cất lại căn
nhà cho họ.
Tiếng
đồn tốt đẹp về cụ Thái Chương lan xa đến khắp các vùng. Vũ lớn lên trong vòng
tay của ông và tiếp nhận đạo đức cao cả đó.
Khi
gia tài về tay mình, ông Thái Hoàng đã bán hết số ruộng đất xa nhà để đầu tư
vào công thương nghiệp. Nhưng ông Vũ vẫn dặn phải trích ra một số lợi nhuận để
làm việc từ thiện. Ông Thái Hoàng vâng lời cha và nhờ cụ làm các việc từ thiện
theo ý muốn.
Sau
khi ông mất, Vũ không còn phải luyện tập võ nghệ khẩn trương như trước nữa.
Chàng chỉ giữ hai thời luyện khí công ban đêm và tập các bài quyền cao cấp cùng
các tuyệt chiêu đặc biệt mà thôi. Ông Thái Hoàng yêu cầu Vũ dành thì giờ vào
bài vỡ nhiều hơn nữa.
Cha
Vũ để ý việc học hành của con cái rất kỹ. Vũ phải luôn luôn giữ hạng nhất lớp ở
mỗi tháng. Có lần vào năm lớp sáu, Vũ bị tuột xuống hạng nhì. Cha Vũ cằn nhằn
mẹ và ông Vũ gần cả tháng. Ông đổ thừa tại hai người dành hết thì giờ mà Vũ học
kém đi. Mẹ Vũ không nói gì. Nhưng ông nội Vũ nghe cằn nhằn mãi phát cáu, gắt
lên:
“Thì
học cũng phải có khi nhất khi nhì chứ. Con người ta còn đứng hạng chót nữa thì
sao. Hồi trước có bao giờ mày cho tao xem một cái bảng danh dự hạng nhất nào
đâu mà bây giờ mày bắt nó phải đứng hạng nhất mãi ?”
Cha Vũ trả lời:
“Thì
con hơn cha là nhà có phúc.”
Vũ thấy tình hình căng thẳng quá nên cố gắng một chút và dành
lại hạng nhất để làm vui lòng cha. Từ đó cho đến lớp 12, không bao giờ Vũ tuột
xuống hạng nhì nữa.”
Bạn
bè Vũ ngạc nhiên về trí nhớ của Vũ. Bài học ở lớp đã được Vũ thuộc lòng gần hết
rồi chứ không cần phải về nhà học lại. Các giáo viên khen Vũ có trí nhớ bẩm
sinh rất tốt. Nhưng Vũ tự xét và tìm nguyên nhân của nó. Chính công phu luyện
tập khí công mỗi đêm đã khiến cho tâm hồn Vũ yên tĩnh. Khi nghe giảng bài, Vũ
không bị các tư tưởng vẩn vơ nhiễu loạn nên tiếp thu vào não rất kỹ càng trọn
vẹn. Bạn bè Vũ không tiếp thu kỹ bằng Vũ vì họ thường bị những ý nghĩ vẩn vơ
làm nhiễu loạn khiến họ không ghi vào “bộ nhớ” những điều được nghe một cách
trọn vẹn.
Vũ
khổ tâm khi phải cố gắng giữ vị trí hạng nhất như thế vì trong thâm tâm chàng
không muốn nổi bật hơn ai. Chàng chỉ muốn đứng hạng chót để cho ai cũng hơn
mình. Mỗi khi nhà trường tổ chức thi thể dục thể thao các môn chạy đua, bơi
lội, lớp Vũ đề buộc Vũ phải đi dự vì họ thấy chàng vạm vỡ khỏe mạnh. Hơn nữa
những lần tắm sông chung với nhau, họ thấy Vũ bơi như con tàu rẻ sóng. Nhưng Vũ
đã làm họ thất vọng vì trong những cuộc đua như vậy, Vũ đều về mức sau chót. Vũ
nghĩ:
“Ở
môn này ta không bị bố mẹ hay ông buộc phải đoạt giải, thôi thì tha hồ nhường
nhịn.”
Và chàng chạy tụt dần về phía sau.
Một
lần nhà trường yêu cầu Vũ dự thi học sinh giỏi toán của Tỉnh. Đến ngày thi Vũ
cáo bệnh trốn ở nhà nghĩ. Việc này cha Vũ không biết gì.
Vũ
cũng rất giỏi về môn văn vì tâm hồn chàng rất nghệ sĩ. Những bài văn của chàng
thường được giáo viên giữ lại để làm bài mẫu cho các lớp khác.
Những
lần nhà trường tổ chức hội diễn văn nghệ Vũ luôn luôn sử dụng organ. Ở lứa tuổi
mười mấy của Vũ và tiếng đàn của Vũ khiến mọi người vô cùng thích thú.
Cả
trường đều thấy trước tương lai xán lạn đang chờ đón Vũ.
Nhưng
mẹ Vũ yêu âm nhạc hơn và mong muốn Vũ trở thành một pianist xuất sắc. Từ khi
mới 6 tuổi, bà đã kèm Vũ bấm từng phím đơn giản theo Methode de Rose và Methode
de Schmoll. Chàng có sức tập trung cao độ, ít bị nghĩ vẩn vơ nên đánh đàn rất
chỉnh, ít bị lỗi.
Những
buổi lễ nhà thờ bà đem Vũ theo để thay thế mình dần dần. Chú bé hơn mười tuổi
ngồi chễm chệ giữa giàn phím đệm những bài thánh ca réo rắt làm rung động những
người có mặt trong giáo đường.
Họ
nhìn Vũ bằng ánh mắt thán phục và khen ngợi Vũ với mẹ chàng. Điều này làm bà
hãnh diện hơn cả.
Những
đêm noêl ăn Réveillon tại nhà, Vũ đệm cho cả nhà hát vang:
“Đêm
đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng
lừa. Nơi hang Bêlem, ánh sáng tỏa lan tưng bừng, nghe trên không trung tiếng
hát thiên thần vang lừng.
Đàn hát (tiếng hát réo rắt)
Tiếng ca (dư âm vang xa)
Ôi! Chúa Thiên Tòa giáng sinh vì ta
Người hỡi (hãy tiến bước tới)
Đến xem (nơi hang Bêlem)
Đây Chúa Thiên Tòa giáng sinh thấp hèn
Nữa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn dương trần.
Người ban ân phúc đến cho muôn dân lầm than. Nơi hang
Bêlem thiên thần xướng ca. Đây Chúa Thiên Tòa giáng sinh thấp hèn !"
Và mẹ chàng cất tiếng hát Solo
“Đêm Thánh vô cùng
Giây phút tưng bừng
Đất với trời, se chữ đồng
Đêm nay có Đấng sinh ra cứu muôn người…”
Khi
trình độ khá hơn, bà cho Vũ tập những tuyệt tác của Beethoven, Mozart, Chopin,
Wagner... Những bài này đánh vất vả như tập võ vì có khi trong một phách phải
lướt qua gần mười nốt. Bà thích nghe Vũ đánh đàn vào những đêm thứ bảy lúc cả
nhà có mặt đầy đủ. Vũ đã trưởng thành trong hoài bão của bà. Vũ hay đánh cho mẹ
nghe bài Sérénade.
“Chiều buông nhẹ xuống...
Và phải chăng là lúc
Ta nói cho nhau nghe đời sau...”
Hoặc là Lac de Côme trong Methode Rose, mà âm điệu chơi vơi kỳ
lạ.
Nhưng thỉnh thoảng chàng lại thích chơi những bài nhạc Việt Nam
tiền chiến như :
“... Đường xưa lối cũ có em tôi tóc xanh bay mơ màng.
Đường chiều dịu nắng dáng em đi áo nâu in đường trăng
... Đường xưa còn đó vẫn nắng lên vẫn trăng treo nghiêng đồi. Mà hình bóng cũ thiếu trong tôi những khi nghe chiều rơi...”
... Đường xưa còn đó vẫn nắng lên vẫn trăng treo nghiêng đồi. Mà hình bóng cũ thiếu trong tôi những khi nghe chiều rơi...”
Hoặc bài Hương xưa :
“Người ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hòa lòng có mơ xa
Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò
Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò
Còn đó, bóng tre êm ru
Còn đó, con đò đợi chờ
Còn đó, những đêm sao mờ hồn ta
Mênh mông nghe sáo vi vu...
Ôi, thời Hoàng kim quá xa chìm trong phôi pha, chờ đến
bao giờ tái sinh cho người. Đời lập từ những đêm hoang sơ, thanh bình như bóng
tre đơn sơ. Nay đời tan biến trong hư vô chất đầy từng mồ oán thù. Máu xương
tơi bời nhiều mùa thu...
Người ơi, chiều nao có nắng vàng hiền hòa tỏa khắp nơi
nơi
Người ơi, chiều nao có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi...
Người ơi, chiều nao có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi...
Hai
đứa em gái của chàng cũng được mẹ dạy piano nhưng không đạt được sự điêu luyện
như chàng. Mỗi khi tìm được bản nhạc mới nào, chúng đem về bắt Vũ đệm cho chúng
hát:
“Này hỡi chú chim non nho nhỏ
Lời hát líu lo như muốn ngỏ
Cuộc sống quanh ta như xao động
Như bầu trời xanh trong ước mơ
Này chú chim ơi cho nhắn gởi
Lời hát tin yêu trong trái tim mọi người
Cuộc sống hôm nay tuy vất vả
Nhưng cuộc đời ơi ta mến yêu
Ta đã nghe trong tim mình
Tình yêu thương đang rộng mở
Ta đã nghe trong tim mình
Tình yêu thương với bao người.”
Ngoài
việc dạy piano, mẹ Vũ còn dạy chàng đạo đức rất kỹ lưỡng:
“Con
hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi
mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn
mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương
yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy
luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy
giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về
lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã
chiếm chỗ.
Con hãy vui bằng niềm vui của mọi người, đừng tìm vui cho
mình bởi sự vinh quang, danh vọng và tiền bạc. Khi có người nào được sung sướng
bởi con hay bởi một lý do nào khác, con hãy thấy đó là niềm sung sướng của
chính con. Hãy đồng hóa niềm vui người thành niềm vui của mình.
Và
chỉ như vậy con mới dập tắt được sự đố kỵ hành hạ trong tâm hồn mình. Chúng ta
thường đố kỵ khi thấy người khác được thành công và lén lút vui mừng khi thấy
người khác thất bại. Chỉ có phương pháp đồng hóa niềm vui này mới bứng lên gốc
rễ của thói quen xấu xa đó.
Rồi
trong đời con sẽ gặp nhiều người ganh ghét con. Họ sẽ mưu hại hoặc nhục mạ con.
Khi ấy con hãy giữ lòng mình như ánh sáng mặt trời chiếu soi cả núi đồi hay
thung lũng, hãy giữ vững tình thương yêu với họ, tha thứ cho họ và lắng đi nổi
bực tức giận hờn. Thế gian đau khổ bởi vì họ quan niệm “mắt đền mắt, răng đền
răng”. Nhưng chúng ta hãy khác đi, hãy đền trả sự xúc phạm của họ bằng lòng bao
dung và nhẫn nhục của mình.
Mẹ
cũng muốn dạy con lòng khiêm hạ. Nhưng khiêm hạ tự nó không có ý nghĩa. Khi con
kính trọng ai, con được gọi là khiêm hạ trong lúc đó. Nếu số người trong cuộc
đời được con kính trọng rất nhiều, thì con được gọi là khiêm hạ. Nếu số người
mà con kính trọng quá ít, thì con được gọi là người tự cao. Nhưng người kém cỏi
sẽ được gọi là người khiêm hạ vì ai cũng đáng cho họ kính trọng và người tài
năng sẽ được gọi là người tự cao vì rất ít người vượt hơn họ để cho họ kính
trọng. Trong cái chân lý khách quan này con hãy tự tìm ra lối thoát bởi vì con
là người tài giỏi nhiều mặt. Con hãy luôn luôn suy xét tìm kiếm nơi mỗi người
một điểm cao quý nào đó để con có thể đặt lên niềm kính trọng. Đừng như kẻ tầm
thường chỉ bới móc những lỗi lầm của người để chỉ trích khinh chê.
Còn
vô vàn những đức hạnh mà mẹ muốn con tự nghiệm lấy trong đời sống của chính
mình. Mẹ muốn con, đứa con rất mực thương yêu của mẹ, phải trở thành suối nguồn
tình thương chảy vào sa mạc cuộc đời đang nóng bỏng bởi hận thù và tội lỗi...”
Vũ
tiếp nhận tất cả những lời dạy đó vào sâu tận đáy lòng mình và đã thể hiện một
cách trọn vẹn. Vũ luôn luôn để mắt xem những bạn bè chung quanh có thiếu thốn
điều gì để âm thầm giúp đỡ. Chàng hay xin mẹ tiền để mua cây viết máy cho người
này, mua chiếc mũ cho người kia. Kể cả quần áo, tiền bạc, sách vỡ Vũ đều lần
lượt giúp đỡ bạn bè khi đoán biết họ đang cần. Những ngày cuối năm gần Tết và
sắp nghĩ hè. Vũ xin mẹ một số tiền lớn để mua vải biếu từng giáo viên của chàng
vì chàng biết trong lúc đất nước chưa được giàu mạnh thì đồng lương của giáo
viên rất ít ỏi. Điều may mắn cho Vũ là cả bố mẹ và ông nội đều là những người
thích làm việc từ thiện và đều giàu có. Mặc dù đã thuộc về bên chồng, mẹ Vũ vẫn
được ông bà ngoại cho tiền đều đặn. Vũ hay rủ hai đứa em gái cùng đi thăm những
gia đình nghèo ở quanh vùng để tặng quà cho họ. Mỗi khi các em Vũ thấy đứa bé
nào có vẻ rách rưới, chúng liền xin tiền để may quần áo cho đứa bé đó. Những
người dân chung quanh thì thầm với nhau:
“Cụ
Thái Chương thế nào thì mấy đứa cháu giống hệt như vậy.”.
Một
lần Vũ đi trên đường phố thấy đứa bé ngơ ngác băng qua đường sắp bị một chiếc
xe hơi đụng phải và mọi người đều nín thở kinh hãi trước tai nạn sắp xảy ra
trong chớp mắt. Người lái xe không còn xoay trở kịp. Vũ buông tập vỡ trên tay
xuống, vọt người tới như một làn chớp, đá vào mông đứa bé khiến nó văng bổng
vào lề đường, còn mình đứng lại dùng Ý lực chịu đựng sức mạnh của chiếc xe lao
tới.
“KK.ÉT...”
Người lái xe đạp thắng và bánh xe lết dài trên đường nhựa bốc khói.
Người lái xe đạp thắng và bánh xe lết dài trên đường nhựa bốc khói.
“Bing!”
Chiếc xe va vào người Vũ như chạm một khối cao su. Chiếc xe mang theo Vũ thêm một đoạn đường mới dừng lại. Mọi người hốt hoảng chạy tới vây quanh xem sự thể ra sao. Vũ đứng dậy xiểng niểng rồi té xuống. Mọi người đỡ Vũ ngồi dậy. Mặt chàng tái mét. Người lái xe bước ra bế Vũ lên xe để đem đi bệnh viện. Những người bạn Vũ nhặt lấy tập vỡ của Vũ rồi chạy tới hỏi Vũ. Trong khi đằng xa nhân viên giao thông đã xuất hiện để lập biên bản và giải quyết.
Chiếc xe va vào người Vũ như chạm một khối cao su. Chiếc xe mang theo Vũ thêm một đoạn đường mới dừng lại. Mọi người hốt hoảng chạy tới vây quanh xem sự thể ra sao. Vũ đứng dậy xiểng niểng rồi té xuống. Mọi người đỡ Vũ ngồi dậy. Mặt chàng tái mét. Người lái xe bước ra bế Vũ lên xe để đem đi bệnh viện. Những người bạn Vũ nhặt lấy tập vỡ của Vũ rồi chạy tới hỏi Vũ. Trong khi đằng xa nhân viên giao thông đã xuất hiện để lập biên bản và giải quyết.
Vũ ngồi trong xe thều thào hỏi:
“Đứa bé ra sao rồi?”
Bấy
giờ mọi người mới chợt nhớ quay ra thì đứa bé cũng lồm cồm đứng dậy, tay chân
bị xơ xác chút đỉnh. Ai cũng ca ngợi Vũ giải quyết quá nhanh chóng. Vũ yêu cầu
người công an thông qua mọi vấn đề vì chàng không việc gì, chỉ hơi chấn động
chút xíu. Vũ nhờ đưa về nhà và nằm nghỉ học vài ngày. Ông Vũ sắc thuốc bắc trị
bầm tức cho Vũ uống. Qua vài hôm Vũ trở lại bình thường. Những ngày đó ông Vũ
buộc Vũ luyện khí công suốt ngày để điều chỉnh cơ thể bị chấn thương. Mẹ Vũ vừa
lo lắng cho Vũ vừa hài lòng trước nghĩa cử cao đẹp của con mình. Cha mẹ đứa bé
tìm tới nhà Vũ và hết lời cảm ơn Vũ. Nhưng từ đó mọi người không còn quên tài
nghệ siêu phàm của Vũ nữa.
Đạo
đức và tài năng của Vũ như hương thơm lan xa cả vùng.
Thỉnh
thoảng lắm chàng mới có thì giờ dắt hai em đi về Long Hồ thăm quê ngoại. Anh em
Vũ thích bơi xuồng đi chơi trên sông rạch. Vũ thổi Harmonica cho mấy đứa em hát
vang:
“Con kênh xanh xanh những mùa êm ả nước trôi...
Bên nhau ta xây dựng bài tình ca thắm tươi”
Ba
người, ông nội, bố và mẹ đã xé người Vũ ra thành ba mảnh riêng rẻ. Họ chỉ chung
nhau một điều là: nhà thờ. Họ đều hài lòng vì Vũ đã đạt được yêu cầu mà họ mong
mỏi. Nhưng mà điều không bao giờ họ ngờ tới Vũ lại là con người của TRIẾT LÝ.
Chàng sống cho mọi người và làm đầy đủ bổn phận với họ nhưng trong thâm tâm
chàng luôn luôn suy tìm chân lý. Chàng luôn luôn khát khao về CÁI TUYỆT ĐỐI.
Hạnh phúc chân thật là gì?
Lẽ sống tuyệt đối là gì?
Đó
là những câu hỏi xoáy mãi trong tâm tư chàng. Chàng nghiên cứu triết lý của các
triết gia Tây phương như Platon, Socrate, Voltaire, Kant, Spinosa, Marx...
chàng xúc động sâu xa trước những lời dạy của chúa Jésus:
“Vào
bữa tiệc vượt qua cuối cùng của Chúa. Chúa lấy khăn và chậu lau chân cho từng
môn đồ của mình. Các môn đồ sợ hãi không dám nhận sự tôn kính đó. Chúa bảo:
–
Nếu các con không để ta rửa chân, các con không còn là đệ tử ta nữa !
Vì
thế các môn đồ phải ngồi yên cho Chúa rửa chân. Xong Chúa trở lại bàn ngồi và
bảo:
“Hôm
nay, ta là Chúa các con và là thầy các con, đã cúi xuống để rửa chân cho các
con, thì mãi mãi về sau các con phải cúi xuống để thương yêu và phụng sự cho
mọi người !”
Tuy nhiên hệ thống thần học của Catholic làm Vũ nghi ngờ vì nó
mâu thuẫn với khoa học quá. Chàng khắc khoải tìm một hướng sống đúng với lẽ
phải hơn là tin vào một đức Chúa Trời toàn năng nào đó. Sự chuyên chế của giáo
hội trong thời Trung Cổ và phục hưng làm Vũ bất mãn. Nỗi bất mãn về giáo điều,
giáo hội âm ỉ kéo dài ngót mấy năm trời trong lòng người con trai thông minh và
khát khao tuyệt đối này. Chàng gượng đi lễ nhà thờ vào mỗi sáng chủ nhật nhưng
không nghe thấy gì. Đôi khi chàng nhìn về những góc trời xa lạ và tự hỏi nơi
nào có thể giúp chàng tìm ra chân lý. Dường như đôi cánh chim phiêu bạt của
tuổi trẻ đã vỗ trong lòng Vũ, và gia đình với những ấm êm của nó không còn thỏa
mãn chàng nữa.
Nỗi
bất mãn nhà thờ, sự thúc giục của chân lý luôn luôn ray rứt Vũ. Chàng muốn đem
những suy tư của riêng mình trình bày với bố mẹ, nhưng chàng biết họ sẽ không
chấp nhận.
Mẹ chàng không thể biết tại sao Vũ hay hát bài Go away:
“One day, you see that I have gone
Though morrow make rain so
I follow the sun (repeat)
And now the time have gone and
So my love I must go
And though I lose the friend in
The end you will know
One day, you see that I have gone
For morrow make rain so
I follow the sun”
(Rồi một ngày bạn chợt thấy rằng tôi đã ra đi dù trong
ngày mai ấy mưa bay tầm tả. Nhưng tôi vẫn phải đi về phía ánh mặt trời.
Rồi bây giờ quảng tháng ngày của thương yêu đã qua mất để
cho tôi cần để ra đi.
Và mặc dù tôi phải xa người bạn thân yêu, nhưng cuối cùng
bạn sẽ hiểu.
Và một hôm bạn chợt thấy rằng tôi đã ra đi dù trong ngày
mai ấy mưa bay tầm tả.
Tôi vẫn phải đi về phía ánh mặt trời )
Cái
gì đến phải đến. Sự bùng vỡ của nỗi bất mãn đã xảy ra và Vũ đã ra đi, gửi lại
khung trời Vĩnh Long của mười tám năm êm ả.
Chiếc
xe đò lăn bánh. Bằng hẹn được sớm gặp lại Vũ. Họ vẫy tay chào nhau.
Vũ giã biệt Thiên đường của gia đình,
Thiên đường của tuổi thơ, và, Thiên đường của Chúa.
xem tiếp: * Rong Ruổi
xem tiếp: * Rong Ruổi
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...